Posts

Showing posts from 2011

Giàu nhanh khi ở vị trí Tín dụng?

Image
Credit: https://ub.com.vn/threads/giau-nhanh-khi-o-vi-tri-nv-tin-dung.2224/ Nghề tín dụng từ xưa đến nay đều được mọi người đánh giá là nghề dễ kiếm tiền, mau giàu và là nghề có địa vị trong xã hội. Hầu như ai làm nghề tín dụng thì cũng đều được cho là khá giả, có lương có lậu hậu hĩnh. Sự thực như thế nào. KHÔNG NGHÈO. Đúng, chính xác là làm tín dụng chưa chắc giàu, nhưng chắc chắn là không nghèo. Vì để vào được nghề này một cách đường hoàng (ko đi ngõ sau) thì bạn phải có trình độ đại học ở một ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế. Và tất nhiên với tấm bằng đại học trong tay thì mức lương của nhân viên tín dụng chắc chắn phải tương xứng với công sức mà người ta đã bỏ ra học hơn 4 năm trời. Do đó, thực tế lương của một nhân viên tín dụng so với bạn bè mới ra trường thì cũng thuộc hàng từ trung bình trở lên. ​ Làm tín dụng đòi hỏi có nghiệp vụ chuyên môn ​ nên mức thu nhập khá tương xứng ​ Hoặc có người chuyển từ nghiệ

[HD] Phân tích Tài chính doanh nghiệp

Credit: https://ub.com.vn/threads/huong-dan-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-phan-i-phan-tich-cac-khoan-muc.1726/ https://ub.com.vn/threads/huong-dan-phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-phan-ii-phan-tich-cac-chi-so.1751/#post-55928 https://ub.com.vn/threads/phan-tich-dong-tien-khach-hang-doanh-nghiep.1785/ Hướng dẫn phân tích Tài chính Doanh nghiệp - Phần I: Phân tích các khoản mục Trên thực tế, có nhiều cách đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để đơn giản hoá cho quá trình phân tích, chúng ta sử dụng 4 kiểu phân tích được lựa chọn dưới đây: - Phân tích các khoản mục - Phân tích chỉ số - Phân tích dòng tiền - Phân tích xu hướng Mỗi kiểu phân tích không đứng độc lập lẫn nhau mà mỗi cái đều hỗ trợ, bổ sung làm rõ cho cái khác. Mỗi con số, kết quả trong quá trình phân tích đều là kết quả từ mỗi hoạt động kinh doanh tại một thời gian, không gian cụ thể, bị những yếu tố bên ngoài tác động nên trước khi sử dụng c

Cầm cố giấy tờ có giá cho ngân hàng

Credit: https://ub.com.vn/threads/cam-co-giay-to-co-gia-cho-ngan-hang.1211/ Xin chào các anh chị! Em hiện nay đang là SV năm 3, ngành TCNH. Hôm nay em đi học môn nghiệp vụ tín dụng, thầy của em có giảng thế này: Hiện nay khách hàng thích nghiệp vụ cầm cố giấy tờ có giá của ngân hàng hơn là nghiệp vụ chiết khấu, hiện nay nghiệp vụ cầm cố đang phát triển và lãi suất cầm cố thấp hơn lãi suất chiết khấu, và khi khách hàng cầm cố giấy tờ có giá thí sẽ được hưởng mức lãi suất = lãi suất trên chứng từ có giá(ví dụ 14%/năm) + mức lãi suất tăng thêm tùy ngân hàng(ví dụ 0.3%/tháng). Vấn đề em thắc mắc đó là: Khi khách hàng cầm cố giấy tờ có giá đó thì khách hàng sẽ được nhận tiền như thế nào? Ví dụ trường hợp em cầm cố 100 trái phiếu chính phủ, mệnh giá 100.000/trái phiếu. lãi suất trên trái phiếu là 14%/năm, thời gian đáo hạn là 5 năm. Vậy khi em đem giấy tờ đó đến ngân hàng cầm cố thì em nhận được những khoản tiền nào? Em còn gà mờ mong các anh chị chỉ giáo giùm em @-)

BIDV 2011

Image
Vì Cơ hội được dấn thân vào ngân hàng tốt nhất và lớn nhất Việt Nam Nên mình lập topic này để trao đổi và học hỏi những kiến thức, đề thi, kinh nghiệm của các anh chi, các bạn đang làm ngân hàng , biết về việc thi tuyển vào BIDV, phỏng vấn, thời gian, và bất cứ thông tin nào giúp ích. Chân thành cảm ơn mọi người và U&B loveiu said: ↑ Mình thi BIDV hôm 21/5 ở Vinh, chi nhánh BIDV Phủ Quỳ. Ở vị trí NVTD thì nghiệp vụ có 3 phần: trắc nghiệm 30, lựa chọn đúng giải thích 20 câu, 1 bài tập lớn (NPV). Tiếng anh thì toàn ngữ pháp thôi: đọc hiểu, chọn từ, cấu trúc ngữ pháp, viết lại câu. he. chăm chỉ chắc cũng qua vòng viết. Với phương châm, thi mang tính lấy kinh nghiệm. Nên đến giờ cũng k biết kết quả đậu hay trật. Điểm thì chỉ có giám đốc, trưởng phòng nhân sự các chi nhánh biết thôi. huhu. Chờ hoài à. phuongloanftu said: ↑ Cái bài tập đề dài lắm cơ, nó cho 1 cái bảng cân đối kế toán năm

Hướng dẫn thẩm định tư cách KH, phân tích tài chính & phương án vay của KHDN

Đây là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ, nếu làm tốt bước thẩm định này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ và phương án vay vốn do chuyên viên phân tích tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện với sự phối hợp của chuyên viên khách hàng có liên quan. Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng .  Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp Lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Tuỳ theo khách hàng và phương án vay vốn, khi thẩm định, Chuyên viên phân tích tín dụng có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau: xem xét trên hồ sơ , gặp gỡ trao đổi trực tiếp vớ