Chứng minh mục dích sử dụng vốn - dễ mà khó
- Get link
- X
- Other Apps
❌
Đối với KH cá nhân, việc chứng minh mục đích sử dụng vốn rất dễ nhưng
lại rất khó.Với những trường hợp mục đích thật sự rõ ràng như Vay mua
Oto mới 100%, mua nhà chung cư,... thì vấn đề về mục đích không cần phải
bàn.
❌
Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác. VD như vay kinh doanh, vay
sửa chữa nhà, mua nhà của cá nhân khác .. thì việc thu thập giấy tờ
chứng minh mục đích sử dụng vốn đối với một số nhân viên mới là cả một
vấn đề.
Đối với KH cá nhân, việc chứng minh mục đích sử dụng vốn rất dễ nhưng lại rất khó.
Với những trường hợp mục đích thật sự rõ ràng như Vay mua Oto mới 100%, mua nhà chung cư,... thì vấn đề về mục đích không cần phải bàn.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác. VD như vay kinh doanh, vay sửa chữa nhà, mua nhà của cá nhân khác .. thì việc thu thập giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn đối với một số nhân viên mới là cả một vấn đề.
Tôi xin mạn phép đơn cử vài cái ví dụ.
VD1: Khách hàng cá nhân, vay sửa nhà. (Giả định: KH thật, sd vốn đúng mục đích, giải ngân bằng tiền mặt).
- Về lý thuyết, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn sẽ là tất cả những gì liên quan đến việc sửa nhà như: thiết kế được duyệt, dự toán, hoàn công, hóa đơn mua bán vật liệu, tiền công ...
- Tuy nhiên, thực tế thì... KH cá nhân nếu sửa nhỏ ko ảnh hướng đến kết cấu, cảm quan bên ngoài sẽ ko cần giấy phép, dự toán thì lập trong đầu (tính nhẩm ), hoàn công thì trả tiền túi, hóa đơn vật liệu thì chả mấy khi giữ ...
-> Giải pháp là gì? Chỉ còn mỗi cách, hướng dẫn khách hàng lập dự toán (cái này phần lớm phải dẫn thì KH mới biết), hóa đơn thì thu thập đến mức tối đa các phiếu mua hàng ở các cửa hàng vật liệu xây dựng (sao cho đủ giá trị yêu cầu- thường phải lớn hơn tùy tỷ lệ từng bank quy định), sau nữa, nếu thiếu thì sao? yêu cần khách hàng cung cấp thêm (ntn thì thôi, ko cần chi tiết nữa, ai cũng biết ).
Nữa, mấu chốt, để được tin tưởng, hãy tự buộc trách nhiệm của mình vào bằng Biên bản kiểm tra và 1 vài tấm ảnh chụp cái nhà mới sửa (trước đó nhớ chụp hiện trạng lúc chưa sửa để so sánh nhá).
VD2: Khách hàng cá nhân, tiểu thương, vay kinh doanh (thu mua cá đi chẳng hạn) - các giả định như VD1.
Về cơ bản, tình huống the same cái VD 1, có cái khác là mục đích giờ là làm thế nào thu thập giấy tờ gì đó chứng minh KH đã dùng tiền của Bank để mua cá (về bán) theo đúng phương án được bank duyệt!
Lý thuyết là thu thập hóa đơn hoặc phiếu mua hàng của KH.
Nhưng mà thực tế thì sao ạ? KH cá nhân, mua mỗi ng vài ba kg cá, rồi về bán, lấy đâu ra phiếu phiếc gì?
Thế chả lẽ bó tay! No, cho KH lập 1 danh sách, mua của ai, người bán ký vào. (về nguyên tắc phải cung cấp cả CMND của người bán - photo - nhưng trg hợp này lẽ ko cần). (tôi không khuyến khích làm hộ/giả cái danh sách này nhá)
Rồi xong! Để tự buộc mình, làm theo cách trên VD1, chụp vài ba cái ảnh khách hàng đang .. mua cá )
VD3: KH mua nhà của 1 cá nhân khác (giả định giống VD1).
KHCN, mua bán nhà, giao tay, tiền tươi - thóc thật, giờ lấy gì chứng minh KH đã dùng tiên bank cho vay theo phương án được duyệt để trả tiền mua nhà, hay nhà mua từ đời nào rồi, giờ lấy cớ vay đi buôn ma túy? Khó đấy! Cái này phụ thuộc vào ng làm tín dụng nhiều lắm đấy (đạo đưc nghề nghiệp).
Còn với giả định thì ta cứ show biên bản giao nhận tiền ra thôi (tiền nhận cùng ngày giải ngân, có chữ ký của người bán nhà + CMND của người bán). Tuyệt đối phải có sự trùng khớp giữa thông tin người bán và ng nhận tiền.
Tiếp đó, ngay lập tức yêu cầu sang tên - ghi rõ thời hạn cho phép nợ/ hoặc photo ngay giấy tờ chuyển nhượng thành công. Save - done...
Để chốt, có thể làm như các VD trên.
Sơ sơ là vậy, ai còn kinh nghiệm gì hay hơn share cho mọi người học tiếp
Với những trường hợp mục đích thật sự rõ ràng như Vay mua Oto mới 100%, mua nhà chung cư,... thì vấn đề về mục đích không cần phải bàn.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác. VD như vay kinh doanh, vay sửa chữa nhà, mua nhà của cá nhân khác .. thì việc thu thập giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn đối với một số nhân viên mới là cả một vấn đề.
Tôi xin mạn phép đơn cử vài cái ví dụ.
VD1: Khách hàng cá nhân, vay sửa nhà. (Giả định: KH thật, sd vốn đúng mục đích, giải ngân bằng tiền mặt).
- Về lý thuyết, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn sẽ là tất cả những gì liên quan đến việc sửa nhà như: thiết kế được duyệt, dự toán, hoàn công, hóa đơn mua bán vật liệu, tiền công ...
- Tuy nhiên, thực tế thì... KH cá nhân nếu sửa nhỏ ko ảnh hướng đến kết cấu, cảm quan bên ngoài sẽ ko cần giấy phép, dự toán thì lập trong đầu (tính nhẩm ), hoàn công thì trả tiền túi, hóa đơn vật liệu thì chả mấy khi giữ ...
-> Giải pháp là gì? Chỉ còn mỗi cách, hướng dẫn khách hàng lập dự toán (cái này phần lớm phải dẫn thì KH mới biết), hóa đơn thì thu thập đến mức tối đa các phiếu mua hàng ở các cửa hàng vật liệu xây dựng (sao cho đủ giá trị yêu cầu- thường phải lớn hơn tùy tỷ lệ từng bank quy định), sau nữa, nếu thiếu thì sao? yêu cần khách hàng cung cấp thêm (ntn thì thôi, ko cần chi tiết nữa, ai cũng biết ).
Nữa, mấu chốt, để được tin tưởng, hãy tự buộc trách nhiệm của mình vào bằng Biên bản kiểm tra và 1 vài tấm ảnh chụp cái nhà mới sửa (trước đó nhớ chụp hiện trạng lúc chưa sửa để so sánh nhá).
VD2: Khách hàng cá nhân, tiểu thương, vay kinh doanh (thu mua cá đi chẳng hạn) - các giả định như VD1.
Về cơ bản, tình huống the same cái VD 1, có cái khác là mục đích giờ là làm thế nào thu thập giấy tờ gì đó chứng minh KH đã dùng tiền của Bank để mua cá (về bán) theo đúng phương án được bank duyệt!
Lý thuyết là thu thập hóa đơn hoặc phiếu mua hàng của KH.
Nhưng mà thực tế thì sao ạ? KH cá nhân, mua mỗi ng vài ba kg cá, rồi về bán, lấy đâu ra phiếu phiếc gì?
Thế chả lẽ bó tay! No, cho KH lập 1 danh sách, mua của ai, người bán ký vào. (về nguyên tắc phải cung cấp cả CMND của người bán - photo - nhưng trg hợp này lẽ ko cần). (tôi không khuyến khích làm hộ/giả cái danh sách này nhá)
Rồi xong! Để tự buộc mình, làm theo cách trên VD1, chụp vài ba cái ảnh khách hàng đang .. mua cá )
VD3: KH mua nhà của 1 cá nhân khác (giả định giống VD1).
KHCN, mua bán nhà, giao tay, tiền tươi - thóc thật, giờ lấy gì chứng minh KH đã dùng tiên bank cho vay theo phương án được duyệt để trả tiền mua nhà, hay nhà mua từ đời nào rồi, giờ lấy cớ vay đi buôn ma túy? Khó đấy! Cái này phụ thuộc vào ng làm tín dụng nhiều lắm đấy (đạo đưc nghề nghiệp).
Còn với giả định thì ta cứ show biên bản giao nhận tiền ra thôi (tiền nhận cùng ngày giải ngân, có chữ ký của người bán nhà + CMND của người bán). Tuyệt đối phải có sự trùng khớp giữa thông tin người bán và ng nhận tiền.
Tiếp đó, ngay lập tức yêu cầu sang tên - ghi rõ thời hạn cho phép nợ/ hoặc photo ngay giấy tờ chuyển nhượng thành công. Save - done...
Để chốt, có thể làm như các VD trên.
Sơ sơ là vậy, ai còn kinh nghiệm gì hay hơn share cho mọi người học tiếp
- miumiu
Nếu cho vay mua ô tô đã qua sử dụng (giả định giống VD1), KH cá nhân, chả ai dại gì đăng ký lại cho mất thêm thuế, phí... thì chứng minh bằng gì đây ta??? có mỗi cái giấy viết tay, hay là chụp ảnh đứng cạnh cái ô tô
-
badboy1910
Chính vì không muốn mất thuế và phí trước bạ nên người ta mới có cái loại hợp đồng ủy quyền. Bên bán ủy quyền cho bên mua được sử dụng, mua bán, thế chấp, cầm cố chiếc xe đó. Do là ủy quyền nên không đóng thuế, phí gì hết và ngân hàng vẫn nhận thế chấp được bình thường. Còn mua bán thì theo luật phải làm hợp đồng mua bán, đóng thuế và phí trước bạ. Giấy tay thì không có giá trị pháp lý nên chẳng ai dại mà cho vay tiền vì hợp đồng đổ bể thì kiếm ai mà đòi. Những tài sản phải đăng ký quỳên sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của nhà nước thì phải sang tên đổi chủ nếu làm hợp đồng mua bán. Tất nhiên nếu thích nhanh gọn và có đủ tiền thì bạn có thể mua theo cách viết giấy tay nhưng chả ai làm thế với 1 chiếc ô tô bao giờ. Còn nếu bạn cần nguồn vốn của ngân hàng thì bạn phải đáp ứng được các quy định của ngân hàng và pháp luật thôi. Cuộc chơi nào cũng có cái giá của nó, quan trọng là ta chấp nhận được hay không và khả năng với được tới đâu.
Like 15 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Chính vì không muốn mất thuế và phí trước bạ nên người ta mới có cái loại hợp đồng ủy quyền. Bên bán ủy quyền cho bên mua được sử dụng, mua bán, thế chấp, cầm cố chiếc xe đó. Do là ủy quyền nên không đóng thuế, phí gì hết và ngân hàng vẫn nhận thế chấp được bình thường. Còn mua bán thì theo luật phải làm hợp đồng mua bán, đóng thuế và phí trước bạ. Giấy tay thì không có giá trị pháp lý nên chẳng ai dại mà cho vay tiền vì hợp đồng đổ bể thì kiếm ai mà đòi. Những tài sản phải đăng ký quỳên sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của nhà nước thì phải sang tên đổi chủ nếu làm hợp đồng mua bán. Tất nhiên nếu thích nhanh gọn và có đủ tiền thì bạn có thể mua theo cách viết giấy tay nhưng chả ai làm thế với 1 chiếc ô tô bao giờ. Còn nếu bạn cần nguồn vốn của ngân hàng thì bạn phải đáp ứng được các quy định của ngân hàng và pháp luật thôi. Cuộc chơi nào cũng có cái giá của nó, quan trọng là ta chấp nhận được hay không và khả năng với được tới đâu.
Like 15 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Hơn nữa, đối với tài sản là xe thì không cần công chứng hợp đồng thế chấp nhưng bắt buộc phải đăng ký giao dịch đảm bảo, thông báo cho cơ quan Csgt về việc chiếc xe đã thế chấp cho ngân hàng vì sau khi nhận thế chấp bạn sẽ giữ giấy đăng ký xe của khách hàng. Nếu giao dịch mua bán bằng giấy tay không đóng thuế, không đóng phí trước bạ thì làm sao sang tên cho khách hàng. Mà tài sản nhận thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng và khách hàng phải đứng tên trên giấy đăng ký hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu. sử dụng tài sản. Nếu tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của khách hàng thì sau giải ngân phải thuộc sở hữu của khách hàng và phải được chứng nhận bởi cơ quan nhà nước. Xem lại quyết định 163/2006 về đăng ký tài sản đảm bảo đi nhé Miu Miu
Like 15 Tháng 4 2017
-
-
hungviet
Trong trường hợp này, NH nếu thấy rủi ro, có thể ra thông báo cho vay (gần như 1 dạng bảo lãnh) gửi tới ng bán, và yêu cầu ng` bán xe sang tên xong, cung cấp xong giấy tờ thì sẽ giải ngân. (Người bán nào mà ma ranh tính toán thì họ thường rất lăn tăn vs phương án này )
Một trường hợp nữa đặt ra với trường hợp VD3 là: KH mua nhà bằng 2 hợp đồng. 1 HĐ viết tay và 1 HĐ công chứng, trong đó hợp đồng viết tay có giá trị lớn hơn (khá nhiều) HĐ công chứng. Chuyên viên TD thẩm định thực tế giá trên khu vực thì thấy rằng giá mua trên hợp đồng viết tay là đúng!
Vậy, chúng ta xử lý như thế nào? -
MR ACB
nhân viên thẩm định thẩm định giá căn nhà xem có phù hợp với giá trên hợp đồng viết tay hay ko, và ko đc cho vay quá số tiền mua căn nhà đó, thường thì các bank thường yêu cầu kh phải có số vốn tự có do đó số tiền cho vay thường chỉ = 70% số tiền thực mua căn nhà (gs tình hình tài chính của kh đủ đk trả nhé), và hợp đồng công chứng là để chứng minh mục đích vay vốn, giá trị hợp đồng công chứng >= số tiền cho vay. đây là đk bắt buộc kh phải thực hiên sau khi giải ngân, kh phải kí cam kết thực hiện và bổ sung giấy tờ mừ
-
BB88
-
mrcuong
-
badboy1910
Trường hợp định giá cao chỉ khi tài sản đứng tên bạn và bạn mang ra thế chấp để vay vốn cho 1 mục đích khác. Còn trong trường hợp tài trợ vốn mua tài sản và tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay như vậy thì phải căn cứ vào hợp đồng công chứng. Đặt 1 vấn đề, nếu ngân hàng cho vay xong, bên bán không đồng ý bán nữa và đòi trả lại tiền thì giải quyết thế nào. Chưa nói đến việc nhà bán không công chứng thì làm sao sang tên, không sang tên thì làm sao ngân hàng nhận thế chấp được? Những bạn nào nói được cho vay mua nhà chỉ cần hợp đồng viết tay không qua công chứng thì nên học lại kiến thức cơ bản dùm tôi. Tài sản là bất động sản thì phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng và phải đăng ký giao dịch đảm bảo tại sở/phòng tài nguyên môi trường. Còn trường hợp 2 hợp đồng thì cũng sai, vì các giao dịch mua bán các tài sản quy định phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì phải qua công chứng hoặc chứng thữ
Like 15 Tháng 4 2017
-
-
MR ACB
Nếu không có HĐ mua bán qua công chứng thì chứng từ chứng minh mục đích vay vốn bạn sẽ xác định là gì??? " nếu ko có hđ mua bán công chứng thì ko cho vay chứ chứng minh gì nữa -
hungviet
Lúc ý, thường thì mình sẽ có cớ để "ép" khách hàng làm theo kiểu của mình.
Đó là: Cứ trình các sếp đi, nói luôn, chỉ giải ngân sau khi có giấy hẹn hoặc sang tên sổ đỏ xong. Còn khách muốn làm thế nào thì làm.
Có thể ta sẽ ra thông báo chấp thuận cho vay, gửi cho bên bán nhà để họ biết rằng người mua của họ có khả năng tài chính, trong thông báo đó, mình nói rõ điều kiện giải ngân và người bán có thể chủ động mang chứng từ sang bank cùng KH của mình làm thủ tục giải ngân.
Nếu khách hàng tốt thì nên cố gắng giữ chân họ. (Nhưng cũng lưu ý là không giữ bằng mọi giá đâu nhé)-
badboy1910
cách này là chuẩn nhất! Cám ơn Hung Viet về nhiều đề tài thú vị để mọi người học hỏi kinh nghiệm, kiến thức lẫn nhau. Và cũng để tự nhìn lại kiến thức của chính mình. Có nhiều lúc bác giả ngố thú vị lắm đấy
Like 15 Tháng 4 2017
-
-
mrcuong
Thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, nhưng thoả mãn quá khách hàng lại tự mãn, mình có cái vị thế của mình là người cho họ vay hay không nên cũng phải "ép" khách phải nghe theo mình chứ để họ đòi hỏi vô lý....mà lại cùn ( như kiểu "không cần biết bọn NH chúng bay có quy định gì, cho vay thì cho không thì thôi" ) thì.....ale biến!
VD: Mình có ông khách đã vay ACB và Vietinbank, giờ hỏi vay bên mình. Mình yêu cầu cung cấp HĐ tín dụng của 2 ngân hàng kia thì nhất quyết không cho, cứ cậy có nhiều tiền: " Tiền trả lãi tao không thiếu, cứ cho vay tao khác trả đủ", trong khi không cung cấp thì mình làm HS bằng niềm tin. Giải thích mãi mà tay này cùn, thế là nói chuyện với tay cháu ông này, nói phát hiểu ngay. Bực nhất mấy tay "lý văn cùn"! -
hungviet
Quay lại một bài học sơ đẳng của tín dụng. Nếu ông có tiền, nhưng ông lại không có ý thức trả nợ thì đương nhiên là không được. -
Cool man
- Việc KH cung cấp chứng từ hay không một phần phụ thuộc vào NVTD có trình thuyết phục KH hay không.
- Thường nếu KH VIP và tốt thật sự thì HĐ TD với NH khác nhiều khi cũng không cần thiết. Còn nhiều cách để kiểm tra dư nợ của KH.
- Còn nếu KH có thái độ hợp tác kém => cần xem xét KH một cách kỹ lưỡng, vì liên quan đến vấn đề trả nợ và điều chỉnh lãi suất,... sau này. -
Cool man
- Đối với tín dụng cá nhân, để kiếm KH thật sự có tiềm năng đối với Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh cũng còn tương đối dễ, nhưng đối với các Thành phố và Tỉnh thành khác cùng tốc độ các ngân hàng mọc lên như nầm thì thì hơi khó, vì vậy nếu đã câu được cá to thì cố gắng mà phục vụ, mình làm dịch vụ mà, nên phải thỏa mãn các nhu cầu, thậm chí là các nhu cầu rất cao của KH. Cũng chính vì lý do này mà một số KH biết điểm yếu của NH là cần KH => tỏ thái độ kiêu, nhưng biết cách xoa diu và tạo ấn tượng tốt với KH ngay từ ban đầu cũng đã là thành công mỹ mãn rồi, có thể ngay từ đầu họ chưa có giao dịch vay tại đơn vị mình vì chưa thỏa mãn được nhu cầu của họ nhưng biết chờ đợi và biết chăm sóc => nhiều khi có được kết quả ngoài mong đợi
-
badboy1910
chính xác đó bạn! Tìm kiếm, lôi kéo được 1 khách hàng tốt về với mình không phải là 1 việc đơn giản. Và những khách hàng có năng lực tài chính tốt, uy tín, có chức vụ cao hoặc chủ doanh nghiệp lớn thường hay có những người rất kiêu căng, nói năng rất khó nghe. Vì họ có tiềm lực kinh tế mạnh, đang ăn nên làm ra cả đống vây quanh nịnh bợ, quen với kiểu ra lệnh chứ ít phải đáp ứng yêu cầu của ai, các ngân hàng cũng o bế, ưu đãi các kiểu để chèo kéo rồi nên làm việc với những khách hàng như vậy phải rất khéo léo và phải có kinh nghiệm. kỹ năng giao tiếp tốt. Khách hàng tốt thường khó chiều, khách hàng hứa hẹn nhiều thì lại không tốt.
Like 15 Tháng 4 2017 -
badboy1910
chính xác đó bạn! Tìm kiếm, lôi kéo được 1 khách hàng tốt về với mình không phải là 1 việc đơn giản. Và những khách hàng có năng lực tài chính tốt, uy tín, có chức vụ cao hoặc chủ doanh nghiệp lớn thường hay có những người rất kiêu căng, nói năng rất khó nghe. Vì họ có tiềm lực kinh tế mạnh, đang ăn nên làm ra cả đống vây quanh nịnh bợ, quen với kiểu ra lệnh chứ ít phải đáp ứng yêu cầu của ai, các ngân hàng cũng o bế, ưu đãi các kiểu để chèo kéo rồi nên làm việc với những khách hàng như vậy phải rất khéo léo và phải có kinh nghiệm. kỹ năng giao tiếp tốt. Khách hàng tốt thường khó chiều, khách hàng hứa hẹn nhiều thì lại không tốt.
Like 15 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Nói chuyện tế nhị chứ cho các khách hàng lớn và có tiếng tăm vay vốn thường chả bao giờ có hy vọng được cái gì ngoài chất lượng tín dụng. Tôi đã từng thẩm định và tài trợ vốn cho dự án của HL, Hapro... Mấy năm trời chỉ được hộp bánh trung thu hoặc cái phong bì nhân ngày lễ 30/4 nhưng thật sự cho họ vay cực kỳ yên tâm, không bao giờ phải gọi điện nhắc lãi mà kế toán bên họ còn gọi cho mình trước. Tiền luôn chuyển vào tài khoản trước ngày thu lãi. Làm việc với họ thì chả tới lượt gặp ban tổng của họ đâu, cùng lắm là gặp kế toán trưởng và kế toán giao dịch với ngân hàng của họ là hết cỡ rồi. Có người dễ chịu có người khó chịu nhưng đều phải toét miệng ra cười. Có được khách hàng như họ không phải dễ. Theo tâm lý học thì hành động và sự lựa chọn của con người phụ thuộc phần lớn vào thói quen. Khi 1 khách hàng đã lựa chọn bạn thì nếu như bạn không để họ phật ý thì họ sẽ không vì những mối lợi nhỏ mà bỏ bạn đi đâu
Like 15 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Nói chuyện tế nhị chứ cho các khách hàng lớn và có tiếng tăm vay vốn thường chả bao giờ có hy vọng được cái gì ngoài chất lượng tín dụng. Tôi đã từng thẩm định và tài trợ vốn cho dự án của HL, Hapro... Mấy năm trời chỉ được hộp bánh trung thu hoặc cái phong bì nhân ngày lễ 30/4 nhưng thật sự cho họ vay cực kỳ yên tâm, không bao giờ phải gọi điện nhắc lãi mà kế toán bên họ còn gọi cho mình trước. Tiền luôn chuyển vào tài khoản trước ngày thu lãi. Làm việc với họ thì chả tới lượt gặp ban tổng của họ đâu, cùng lắm là gặp kế toán trưởng và kế toán giao dịch với ngân hàng của họ là hết cỡ rồi. Có người dễ chịu có người khó chịu nhưng đều phải toét miệng ra cười. Có được khách hàng như họ không phải dễ. Theo tâm lý học thì hành động và sự lựa chọn của con người phụ thuộc phần lớn vào thói quen. Khi 1 khách hàng đã lựa chọn bạn thì nếu như bạn không để họ phật ý thì họ sẽ không vì những mối lợi nhỏ mà bỏ bạn đi đâu
Like 15 Tháng 4 2017
-
-
thuyan254
-
svkinhte_com
-
ngoctoan663
Bài viết rất hữu ích, mình cũng đang tập tành nghiên cứu để xin việc bên tín dụng
---------- Post added at 09:40 PM ---------- Previous post was at 09:28 PM ----------
@Svkinhte_com : Theo như mình biết vay mua nhà, chung cư, đất,..bđs thì cần hợp đồng mua bán giữa 2 chủ thể, bản pho to giấy chủ quyền, sau khi ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của khách vay thì dự toán khoản vay cho khách, tiếp đến khi nào hoàn tất thủ tục sang tên, ra chủ quyền mới hoặc hợp đồng của chủ đầu tư đối với căn hộ chung cư còn trong dự án thì ngân hàng mới giải ngân, hình thức này thì người bán thiệt thoài hơn vì chưa nhận đủ tiền mà đã sang tên tuy nhiên trong khoản thời gian đó ngân hàng có một bảng cam kết trả tiền cho người mua sau khi hoàn tất sang tên và ngân hàng giữ được giấy chủ quyền hoặc hợp đồng. -
hoaia13
Theo quy định mới, việc mua bán, chuyển nhượng QSD đất, QSH nhà đều phải qua phòng Công chứng (nghĩa là phải có hợp đồng mua bán công chứng). Tuy nhiên đối với một số địa phương (được xét vào diện "vùng xâu vùng xa") thì không cần, chỉ cần ra xã ký đến roẹt một cái. Lúc ấy lấy đâu ra HĐ công chứng cho bạn? Họ làm đúng mà bạn lại không cho vay?
Trên phương diện cá nhân vay vốn, Ngân hàng nhà nước hiện không cho vay đầu tư bất động sản, đơn thuần là mua bất động sản để ở (sau đó ở hay bán thì tùy họ thôi). Mà đã là để ở thì đương nhiên khách hàng sẽ phải cung cấp hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn là "Giấy chứng nhận QSD đất, QSH Nhà ở" đã sang tên. Việc thời điểm cung cấp giấy tờ này thì tùy quy chế của từng Ngân hàng (trước hoặc sau giải ngân).
Việc cung cấp HĐ công chứng cũng là để đảm bảo chắc chắn việc Giấy chứng nhận QSD đất đó sẽ được sang tên, vì không sang tên thì sẽ không giao dịch tiếp được. -
miumiu
-
chapichapo
đây đúng là những trường hợp nan giải khi đi vay. Nhưng nếu để sửa chữa nhà cửa với số tiền cần vay không quá lớn, có thể đi vay tại các côgn ty tài chính, không cần chứng minh mục đích sử dụng, nhưng bù lại là lãi suất cao ngất ngưởng
-
mrcuong
-
playman
-
adamlongan
Em chưa có chút kinh nghiệm nào hết, mới vô được MB và đang trong thời gian học việc. Mong anh chị chỉ bảo, dẫn đắt để em cùng mạnh dạn có ý kiến trong các topic. Anh chị nào sẵn lòng cho em học hỏi, anh chị cho em xin cái yahoo hay số phone vào inbox. Em mang ơn rất nhiều.... Mong nhận được hồi âm của anh chị trong hòm thư của em.
-
guy37
Tuy nhiên, mình nghĩ ở vd3 thì chỉ cần ra thông báo cho vay, các bên làm xong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, đưa bìa đỏ đã sang tên đến ngân hàng thì mới tiến hành các thủ tục đăng ký thế chấp và giải ngân. -
tankhoaptk
Chào các anh chị thành viên của diễn đàn! Em là thành viên mới gia nhập diễn đàn, đọc được bài viết của anh hungviet về vấn đề xác định mục đích sử dụng vốn vay. Đây thực sự là những kinh nghiệm rất bổ ích đối với các sv chưa có kn như bọn em. Bên cạnh đó nếu có thể thì mong anh có thể chia sẻ thêm về vấn đề xác định nguồn thu nhập của khách hàng bởi em biết có một số người có thu nhập rất cao nhưng không thể chứng minh thông qua giấy tờ về nguồn thu nhập đó. Đây cũng là khó khăn của các cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng tiêu dùng. Mong anh và các anh chị trong diễn đàn, với những kinh nghiệm của mình sẽ cùng chia sẻ cho các mem khác cùng tham khảo để học hỏi thêm kinh nghiệm. Mong nhận được hồi âm của anh chị trong diễn đàn. Em chân thành cảm ơn trước!
-
polime_polime
Bài viết rất hay và hữu ích cho các bạn mới làm tín dụng tại ngân hàng.
Mình đang làm back tại 1nh cũng đang muốn thử sức ở front -
HuyenPhuong
tks anh hungviet nhá!!
a làm ở bộ phận nào mà có nhiều kinh nghiệm thế?
ước gì em được như anh ấy!!!!!!!! -ss:-ss -
playboy_319
chưa ra trường mà học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước nhiều quá, bữa nào anh chị cho cái topic đòi nợ khó trả đc đó.
-
yenlongnhi
khi thẩm định khách hàng vay KD VLXD thì cần hỏi những gì và yêu cầu khách hàng cung cấp những gì
-
hoaiacc74
Thanks a Hungviei nhìu! Đúng là trong thực tế có những tình huống xảy ra rất nhiều nhưng với nv mới thật lúng túng để xử lý
P.vấn bên kế toán DN cũng có tình huống thế này: DN là công ty chuyên cung cấp cơm văn phòng, thực phẩm chủ yếu được mua về từ chợ, vậy để được khấu trừ VAT thì em làm thế nào?(hix, mua ở chợ thì làm gì có hóa đơn)
K lẽ lại trả lời là e sẽ vẽ CP rùi mua HĐ khớp vào ah.hì -
-
-
johan
Làm mình nhớ tới trước có 1 ông, mang hồ sơ lên kêu vay 200tr để mua sắm vật dụng trong gia đình. Nhà thì ở ngoại thành, rơm rạ, gà vịt thả đầy khắp sân, nhà cấp 4, mái ngói, trong bảng kê khai mua sắm vật dụng, tương ngay cái tủ lạnh 20tr, TV mấy chục ấy nữa thì phải. )
Vẽ thế thì chết, vay thế nào được. ) -
lequangvinh9x
Các anh vào trả lời những câu hỏi trên cho mọi người biết với, bài viết rất bổ ích. Cảm ơn mọi người nhiều!
-
Le Quang Thao
Lúc đầu mình cũng nghĩ giống bạn.
Tuy nhiên, xem lại thì cũng có thắc mắc như này: thủ tục sang tên đổi chủ sổ đỏ ở VN rất lâu, trung bình 03 tháng làm bình thường, và 01 tháng làm dịch vụ có lobby. Đối với mặt hàng nhạy cảm như BĐS, khoảng thời gian như vậy là khá dài.
Như vậy, khi bên NH chỉ đồng ý phát vay khi đã hoàn thiện việc sang tên đổi chủ, giá trị thị trường của BĐS có thể biến động theo hướng tích cực hoặc tiêu cực cho cả Bên bán và Bên mua. Do đó, chưa chắc họ đã đồng ý với phương án này. -
Le Quang Thao
Tuy nhiên, xem lại thì cũng có thắc mắc như này: thủ tục sang tên đổi chủ sổ đỏ ở VN rất lâu, trung bình 03 tháng làm bình thường, và 01 tháng làm dịch vụ có lobby. Đối với mặt hàng nhạy cảm như BĐS, khoảng thời gian như vậy là khá dài.
Như vậy, khi bên NH chỉ đồng ý phát vay khi đã hoàn thiện việc sang tên đổi chủ, giá trị thị trường của BĐS có thể biến động theo hướng tích cực hoặc tiêu cực cho cả Bên bán và Bên mua. Do đó, chưa chắc họ đã đồng ý với phương án này. -
khanhhung0105
Mục đích của việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là gì nhỉ? Có phải chỉ làm những giấy tờ đối phó việc kiểm tra hay là tìm những phương pháp xác định người vay có sử dụng đúng mục đích hay không?
Nhiều lúc chúng ta (cả NVTD,kiểm soát,...) biết bản chất là vậy nhưng vẫn cố làm một cái gì đó hình thức để...
Theo mình thì mình hành động sai bản chất của vấn đề nhiều. -> Dẫn đến chúng ta bỏ rơi nhiều khách hàng ngon. (Theo mình thấy hầu như phần lớn ai có vết tì bên trong thì cố che bằng chiếc áo đẹp bên ngoài lắm. Quan trọng mình có thấy gì được qua chiếc áo đó hay không?) -
tuanhung1202
Một khách hàng A lên xin vay vốn với khoảng 200tr, sổ đỏ chính chủ vác ra thế chấp với ngân hàng. Các giấy tờ chứng minh mục đích khoản vay đều ok, nhưng nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng chủ yếu là từ thu nhập của chồng, vợ thì có lương nhưng lương chỉ 3 -5 tr/1 tháng. Chồng thì chỉ là lao động tự do, đứng ra thuê 1 tốp thợ nay xây chỗ nọ, mai xây chỗ kia, tất cả tốp thợ chỉ là anh em chơi thân với nhau, ko có hợp đồng lao động cũng như giấy tờ chứng minh gì cho việc khách hàng A này thuê mướn tốp thợ ấy
Các công trình xây dựng dân dụng nhỏ thường thỏa thuận miệng, ít có hợp đồng, vậy chứng minh thu nhập làm sao đây để giải ngân? -
Nguyen Van Thanh Tam
Làm tín dụng không linh hoạt, mà cứng nhắc theo đúng chế độ thì tăng trưởng dư nợ rất khó, cái quan trọng đi thẩm định thấy khách hàng có tư cách tốt, có nguồn thu nhập ổn định, có tài sản thế chấp đầy đủ thì cũng nên vân dụng hồ sơ để cho vay thôi, chứ đòi đấy đủ mọi thứ thủ tục thì cho vay khó lắm, đôi khi phải hướng dẫn khách cách chuẩn bị hồ sơ nữa sao cho hợp lệ, có vậy mới có lợi cho cả đôi bên.
-
truong0320
Trường Hợp cho vay mua otô:
Chúng ta chia ra 2 loại như sau:
1. Nếu mua mới 100%.
- KH phải cung cấp
- Hợp đồng mua bán xe otô
- Hóa đơn VAt
- Đăng kiểm xe
- Bảo hiểm xe
Nếu trường Hợp mua xe cũ:
- Đăng ký xe của bên bán
- Hóa đơn mua bán xe có chứng thực của UB phường, xã hoặc Phòng công chứng
- Tham khảo giá thị Trường xe cũ để định giá cho vay ( Đời xe năm sản xuất, máy móc xe, trọng tải, chỗ ngồi khấu hao xe...)
Hóa đơn mua bán lại chia thành 2 trường hợp để định giá cho vay:
1. Trường hợp chứng thực tại UBNB
2. Trường Hợp chứng thực tại Phòng công chứng/./
Nếu khách hàng đưa ra được các giấy tờ đó, thì chỉ còn việc định giá cho ve thôi
Nếu xe đã đi quá Tối thiểu 10.000 km và đăng ký tối thiểu là 6 tháng thì được gọi là xe đã qua sử dụng ( Tức xe cũ)
Trường h -
truong0320
Về đề đó thật đơn giản:
Để đầy đủ giấy tờ chứng minh ta làm như sau:
Lập cho KH 1 Hợp đồng lao động ( Ký với các lao động của KH) Chỉ cần phô tô các CMND của người lao động kèm theo./
lập 1 HĐ xây dựng cho khách hàng ký với chủ nhà mà KH đang thi công XD./
+) Chủ yếu là Năng lực, hành vi, đạo đức của KH có đủ đk vay hay không thôi./.
Chứng minh năng lực tài chính của khách hàng này mới là điều khó/. -
lehuuphu89
Kh sửa nhà là thật, giấy từ hóa đơn không giữ, NV kiểm tra thực tế, và ghi nhận được mục đích sử dụng vốn của KH là CX. Hiện nay mỗi ngân hàng có quy định riêng cho việc vay vốn với mục đích khác nhau nhưng vẫn phải đúng luật TCTD . GS với TH sửa chữa nhỏ, không ảnh hưởng kết cấu nhà, theo quy định 1 số NH mà mình biết thì không cần GP sửa chữa, hóa đơn cũng chỉ cần bổ sung 20-50% tùy từng ngân hàng quy định. Mà như chúng ta biết, hiện nay việc mua bán hóa đơn là vô cùng đơn giản. Việc chứng minh này không khó.
+ VD2 la mua bán cá, nếu hộ kinh doanh thưc, bạn có thể thẩm định trực tiếp, đến chợ nơi KH bán hỏi, kiểm tra, có thể thẩm định, hoặc y/c KH ghi chép hoạt đôg KD ít ngày chẳng hạn. Nếu như bạn bảo ngày mua vài 3 kg cá, quy mo nhỏ thế sao cho vay được. Bạn có thể căn cứ những gì KH nói, kiểm chứng, xác minh. Với TH này mình nghĩ với anh chị có KN thì ko khó.
_ VD3 là VD rất hay, họ có thể vay làm MĐích khác, hoặc cho vay nặng lãi. Thế nên NH mới tồn tại những bộ phận xử lý nợ xấu, hay kiểm tra mục đích sau khi vay. Với những mục đích sử dụng vốn trái pháp luật ruit ro là rất cao, vì vậy KN nhìn nhận, đánh giá của NVTD là điều rất quan trọng. Với 1 KH tìm về, NVTD kiểm tra rất kỹ, tham khảo rất nhiều thông tin, nhưng ruit ro là điều không thể tránh khỏi, Nh đi cho vay là cũng xđ có ruit do.
Trên đây cũng là những góc nhìn rất nhỏ của mình,nếu sai sót xin các bạn góp ý thêm -
huongnguyen_2807
Anh chị ơi, em là mem mới vào nghề,em đang nhận 1 hồ sơ kh hộ kinh doanh cần vay 250tr, tsbd thì ok,kh chỉ cần vay để sửa nhà với thời gian vay 1 năm, trả lãi hàng tháng, gốc khi đến hạn. với trường hợp này thì chỉ hướng theo vay mở rộng kinh doanh. KH là hộ kd điện thoại di động, thu nhập từ kd hàng tháng là 30 tr. KH cũng có bán thêm nước giải khát tại nhà.
Em hướng kh vay mở rộng quán nước này được không cả nhà? Nếu như vậy thì phải hướng dẫn kh làm phương án kinh doanh như thế nào cho hợp lý đây ạ? và giấy tờ chứng minh pá này ntn đây?
Anh chị giải đáp giúp em với.
Cám ơn anh chị nhiều-
badboy1910
Tại sao lại không làm với mục đích sửa nhà luôn? Làm mục đích đầu tư mở rộng kinh doanh nguồn thu từ thu nhập hàng tháng thì phải định kỳ hạn trả nợ gốc + lãi hàng tháng. Muốn trả lãi cuối kỳ thì phải dùng nguồn trả gốc bằng thu nhập từ bán tài sản như bất động sản khác. Việc định kỳ hạn nợ phải dựa trên nguồn thu nhập của khách hàng. Thu nhập dùng theo tháng thì trả theo tháng, theo quý thì trả theo quý, theo năm thì trả theo năm. Các tài sản như bất động sản có tính thanh khoản thấp nên có thể dùng việc bán bất động sản làm nguồn thu trả nợ cuối kỳ. Nhưng đó là cách để lách hồ sơ nên phải nắm rõ tình hình kinh doanh của khách hàng và uy tín của họ. Hồ sơ ghi thu nhập của khách hàng phải hợp lý. Thu nhập của khách hàng nếu tính toán đủ để trả theo tháng mà lại để trả cuối kỳ thì không hợp lý vì nguồn thu từ kinh doanh phải được ưu tiên hơn nguồn thu từ bán tài sản
Like 8 Tháng 4 2017
-
-
sakura0590
Chào các bác, em là mem mới, bắt đầu thử việc PVcomBank từ đầu tháng này. Topic này quả là nhiều kinh nghiệm thực tế, nhưng quả thật e chân ướt chân ráo chẳng biết nên bắt đầu công việc từ đâu, phòng có mỗi 2 QHKH mà ông anh kia làm DN mình làm CN, mấy hôm nay cũng vẫn chỉ ngồi nghiên cứu mấy topic của a hungviet với mấy "hot"mem khác trên diễn đàn này. Giá có buổi giao lưu cafe trà tranh trà đá gì đó với các a thì tốt. các huynh hay ngồi "rình" KH ở đâu khi khi nào có đi alo đệ đi với
-
Nguyen Van Thanh Tam
Việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn không quá khó, nhưng cũng không phải dễ khi chúng ta vẫn còn dùng tiền mặt, còn đối với cán bộ tín dụng, cho vay hộ cá thể thì cũng nên tùy cơ mà ứng biến, có thể người ta có việc khác không phải vay để dùng vào việc kinh doanh thì cũng nên xem khả năng trả nợ của khách, tiềm lực kinh tế của khách hàng, tài sản thế chấp ok, thì mình có thể nới tay vận dụng để cho vay, chứ đúng 100% mục đích đòi hỏi đủ hóa đơn chứng từ mà cho vay thì quá máy móc, quan trọng nhất với cán bộ tín dụng không được phép khai khống giá trị tài sản thế chấp, mặc dù mình nới tay cho khách sử dụng vốn có thể không đúng mục đích, nhưng tuyệt đối tài sản thế chấp không được nới tay, mà phải đảm bảo làm sao khi rủi ro mình có thể giải quyết tài sản, hoặc khách hàng tự giải quyết được, thứ hai khi lập chứng từ giải ngân chỉ nên hướng dẫn họ tuyệt đối không nên để lại bút tích của mình trên chứng từ giải ngân của khách hàng, đó là kinh nghiệm để giải quyết món vay mà thấy rõ khả năng của khách là tốt.
-
Nguyen Van Thanh Tam
Cô bé này định bày cho khách vay kinh doanh quán nước đầu tư tới tận 250trđ, chưa kể vốn tự có của khách hàng, nghe chừng cô định đầu tư một quán phải to và sang trọng với rất nhiều trang thiết bị hiện đại lắm đây, tại sao không có thể hướng cho khách kinh doanh điện thoại nhỉ, cái đó vay 250trđ, đầu tư vay ngắn hạn có phải hợp lý hơn không.
-
ruan you fang
-
ruan you fang
-
Le Quang Thao
-
DTANH
Anh cho em hỏi giả sử trong trường hợp khách hàng mua ô tô cũ từ bên thứ 3 và dùng luôn ô tô cũ này để thế chấp vay ngân hàng để dùng tiền vay trả nợ cho người bán.trong trường hợp này chỉ có hợp đồng mua bán viết tay or đánh máy ( Không phải bản công chứng vì thông thường cá nhân mua ô tô cũ thì cầm luôn giấy tờ và đăng ký không làm thủ tục sang tên) thì chứng minh mục đích sử dụng vốn như thế nào?và lúc đăng ký tài sản thế chấp thì như thế nào?Em cảm ơn.
-
ManhCuong1990
-
-
-
eddienguyen
-
eddienguyen
-
-
Thái_bảo
Góp vốn vào 1 dự án à ?
Ví dụ : khách hàng góp vốn vào dự án bất động sản. Cái này nếu nhà đã hình thành có thể vay mua nhà theo dự án, có không ít ngân hàng cho vay kiểu đấy.
trong trường hợp cho vay để hình thành dự án bất động sản từ lúc khởi công, cái này khá khó vì bây giờ cá nhân góp vốn kiểu này rủi ro rất cao, sợ ngân hàng từ chối.
Ví dụ 2 : khách hàng vay để hùn vốn vào công ty nào đó làm dự án. Nếu khách hàng có tên trong danh sách thành viên sáng lập có thể có vay theo hình thức góp vốn đầu tư tài sản cố định.
Mình chỉ biết có vậy , ED có thể tham khảo những người có kinh nghiệm hơn -
trang0407
Mà nếu cho vay tiêu dùng thì KH cần mua bán cái gì để đủ và hợp lý? Mua bán với tổ chức, doanh nghiệp, công ty hay với cá nhân cũng được ạ? -
trang0407
- Nếu như KH muốn vay để trả một phần dư nợ ở ngân hàng khác và phần còn lại để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thì chứng minh mục đích thế nào cho hợp lý ạ? -
trang0407
Em mới vào còn nhiều bỡ ngỡ, mong được các anh chị chỉ bảo thêm ạ-
badboy1910
việc cho vay để khách hàng trả nợ ngân hàng khác để chuyển về bên mình có thể làm với hình thức mua bán nợ với ngân hàng đã cho vay. Về cơ bản thì việc cho vay để trả nợ là không được phép dù còn hạn hay đến hạn. Theo thông tư 39/2017 của ngân hàng nhà nước thì nghiêm cấm cho vay để trả nợ dù là tại chính ngân hàng đó hay tại ngân hàng khác. Việc cho vay khoản nợ cũ tại ngân hàng khác là do họ thẩm định dựa trên phương án mà khách hàng cung cấp, giờ bạn cho vay để họ trả nợ là vi phạm nhiều nguyên tắc và quy định khi cho vay, chưa nói bạn sẽ định kỳ hạn trả nợ như thế nào? Dựa vào căn cứ nào? Việc mua bán nợ phải theo quy định của ngân hàng nhà nước, ngân hàng phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
Like 8 Tháng 4 2017
-
-
Thái_bảo
Vấn đề là có cho khách hàng vay không thôi, vì con số 2 tỉ không phải nhỏ và phải thẩm định nghiêm ngặt không là hịu luôn đấy. -
Thái_bảo
Có 2 cách ;
1 : Theo mình biết các ngân hàng giờ đều có sản phẩm mua lại nợ của khách hàng bên ngân hàng khác. Cái này bên thẩm địnhn họ sẽ thẩm định lại cực kì nghiêm ngặt để tránh tình trạng mua phải nợ xấu bên kia về. Gói sản phẩm này bên mình chỉ cho phép mua nợ bằng đúng số dư nợ đang có bên ngân hàng khác.
Sau khi mua nợ rồi , nếu tài sản thế chấp đủ để vay thêm có thể hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay thêm trên chính tài sản đang thế chấp.
2. Ví dụ khách hàng đang thế chấp bên kia sổ đỏ, mượn sổ đỏ photo không cần công chứng của KH và làm thủ tục cho vay bên bạn. Bên bạn đồng ý cho vay số tiền KH mong muốn, thì bảo KH vay tạm ở đâu đấy 1 ngày trả nợ cho bên kia rồi rút sổ về và làm thủ tục giải ngân bên bạn. -
-
eddienguyen
-
Thái_bảo
Còn giấy tờ nhé : Hợp đồng mua bán viết tay, không công chứng bên mình cũng chấp nhận nhé.
Còn bản thân mình nếu vay tiêu dùng thì toàn làm tầm 200 đến 300 thôi.
Ví dụ cụ thể : Bộ bàn ăn gỗ cao cấp : 50 tr/ Giường gỗ 20tr x2 cái./ Thiết bị vệ sinh phòng tắm ( 2 phòng ) 60tr/ Bình nước nóng 10tr ... Đây là công thức mình hay phệt
Còn nếu thiếu thì phệt nốt cho khách vay về ốp gỗ trần, sàn, tường =)) -
Thái_bảo
Ý bạn hỏi phải làm theo mục đích nào thì còn phải phụ thuộc vào mục đích thật sự của KH chứ, bạn cho ví dụ cụ thể đi -
trang0407
-
Thái_bảo
Ok. Thế này nhé, đầu tiên cứ làm thủ tục trình hồ sơ cho vay 500tr , cứ cho là vay tiêu dùng bên ngân hàng B đi. Ngân hàng B đồng ý cho vay, thì bảo KH vay tạm ở đâu 1 ngày 500 tr rút tài sản bên NH A về thế chấp bên NH B lấy 500tr. Giải quyết xong vấn đề trả nợ NH A nhé.
Tiếp theo cho KH vay tiếp trên chính tài sản KH đang thế chấp, cái này chỉ được trong TH tài sản thế chấp đủ vay tiếp nhé. Và khi đó làm tiếp hồ sơ vay bố sung vốn kinhh doanh mua hàng hóa, bên mình vay bổ sung vốn kinh doanh có gói vay trả góp trong 4 năm -
longtran1989
Khi ký hợp đồng 3 bên. Theo suy nghĩ của e thì chỉ bên bán là lập tài khoản tại Bank ( vì Bank trực tiếp giải ngân cho bên bán ). Vậy lí do gì bên mua cũng phải lập TK tại Bank a. Mong các A/C giải đáp thắc mắc. Thank cả nhà nhìu
-
Thái_bảo
Tk thanh toán sau này khách hàng dùng để nộp tiền trả gốc lãi hàng tháng cho ngân hàng mà. -
longtran1989
Thank bạn Thái_bảo. ý mình hỏi là khi KH vay mua nhà. Hiện trạng nhà chưa có GCQ. Gio Bank thông báo sẽ giải ngân cho bên bán như 1 dạng bão lãnh, để KH sang tên cho bên mua ( diễn biến sau đó thì ko nói tới ). Vậy bên mua mở TK giải ngân làm gì?
-
Thái_bảo
Thực tế có phải thế đâu : Tiền đi từ ngân hàng >>> TK người vay >>> TK người bán.
Ở khâu từ TK người vay sang TK người bán, người vay không được cầm tiền mặt mà phải ủy nhiệm chi sang TK người bán để tránh tình trạng người vay sử dụng sai mục đích, chứ không phải đi 1 mạch đâu. -
lelien91
Trong topic này mọi người đang bàn luận về nghiệp vụ tín dụng.
Chứng minh mục đích sử dụng vốn: Thực tế nhé: nói đến những món to như bên VPBank mình nhé trên 3 tỷ chẳng hạn, mục đích pải thực ok, chứng minh thu thập đủ hồ sơ thiếu thì pải chế biến cho đủ
Còn những món dưới 3 tỷ: - thoải mái đê mình chỉ quan tâm đến 1 điều đó là cảm nhận của mình về khách hàng thoj.
vì vậy mình cũng có một vài ý kiến nhỏ nhặt về quy trình tín dụng thế này trong bước 1: thẩm định và thu thập hồ sơ thông tin khách hàng.
Mình thấy quan trọng nhất của nhân viên tín dụng khi thẩm định khách hàng đó chính là cảm nhận. Dĩ nhiên phải dựa trên những gì khách hàng cung cấp và thực tế như thế nào
- hồ sơ khách hàng cung cấp - tuy nhiên khách hàng đểu bây giờ cũng nhiều lắm hồ sơ cũng có thể làm giả anh em tín dụng rụng nhiều cũng một phần bởi lý do này không kể đến lý do anh ấy tự đào mồ nhé
Theo kinh nghiệm ít ỏi mà mình có được việc thẩm định đạo đức khách hàng thế này anh em có gì cho thêm ý kiến để cùng nhau hoàn thiện nhé
- Buổi gặp đầu tiên cần chú ý Thái độ, cử chỉ, lời lẽ
+buổi đầu nên tập trung 3 yếu tố: nghe, hỏi và nhìn khai thác thông tin càng nhiều càng tốt
tuy nhiên có một số khách hàng cũng khá bỗ bã trong cách ăn nói nhưng là khách hàng cực kỳ tốt. Vì vậy cần phải có bước thứ 2
+cập nhập hồ sơ khách hàng - kiểm tra CIC, chủ động thực địa đến nhà và cơ quan khách hàng, nói chuyện với những người quen biết khách hàng và đánh giá khách quan theo quan điểm bản thân
- Sau khi cập nhập đầy đủ thông tin khách hàng: hồ sơ và thực tiễn==> đánh giá khách hàng có cho vay được hay không
tiếp đó mới đưa ra phương án vay dựa trên khả năng trả nợ thực tế của khách hàng.
Lúc mới vào làm, độ liều của mình cũng khá là cao do áp lực về chỉ tiêu mà bỏ qua rất nhiều chi tiết khách quan xung quanh khách hàng để thẩm định khách hàng đó, hồ sơ nhặt về và làm đủ mọi cách để khách hàng có thể vay được tuy nhiên làm thì làm nhưng cũng biết tránh rủi ro liên quan đến pháp lý, cũng may chưa bị dính nợ xấu, khách cũng ngoan.
Cảm nhận của mỗi người đều không ai giống ai, có người nói tôi tốt, cũng có người nói tôi xấu. Vì vậy mà có hồ sơ tôi đem trình giám đốc tôi ko nhận sếp bảo khách hàng này tiềm ẩn rủi ro, nhưng trình chỗ khác lại nhận, thế mới hay. Các sếp cũng là người thôi, nhưng cách tiếp cận hồ sơ của mỗi người lại khác nhau vì mỗi người một quan điểm riêng, một thái độ làm việc riêng. Sếp này thích tài sản, nhưng có sếp lại thích nguồn thu, có sếp lại thích cái này$.
việc rèn luyện học hỏi cái cách soi, để ý nhiều hơn, xem tướng cũng là một cách để đánh giá khách hàng.
Đồng nghiệp mình cũng có một số người dính phốt và đã từ bỏ nghề
Các đồng chí mới vào đừng thấy tiền mà sáng mắt liều là đứt đấy. -
vovanlanh51tc2
Các anh chị banker cho e hỏi một số kinh nghiệm với nhé!
1. E có người thân bạn bè ở quận 1, e đang làm việc tại quận 5, mà e muốn huy động vốn từ bạn bè người thân nhưng mà chi nhánh của e khác địa bàn với chổ ở của bạn bè người thân. Liệu em có thể tận dụng mối quan hề này không hay phải là người cùng địa bàn chi nhánh mình hoạt động???
2. Bạn có 1 KH vay 500 tr để mở rộng kinh doanh. KH có TSDB và khả năng trả nợ đầy đủ. Nhưng mà KH vay 500tr không phải là để kinh doanh mà là để tiêu dùng: mua tivi 20tr, mua xe máy 60tr,...? Vậy bạn sẽ là j?
Theo em nghĩ: Nếu khoản vay này chưa giải ngân thì mình ngừng giải ngân còn nếu giải ngân rồi thì mình tiến hành thu hồi nợ và thậm chí là khởi kiện để thu hồi nợ vì mục đích sữ dụng vốn không hợp lí.
Các anh chị có kinh nghiệm chia sẽ cho e nên làm thế nào với! -
Thái_bảo
Cái thứ nhất , bảo khách của bạn cầm tiền từ quận 1 lên chi nhánh chỗ bạn làm gửi trực tiếp là xong .
Cái thứ 2 : người ta trả nợ đầy đủ, tư cách tốt thì kệ người ta đi , khởi kiện với thu hồi vốn cái khỉ gì. Trong trường hợp khui ra bạn cho người ta vay sai mục đích bạn không bị liên đới à ??? Nhiều trường hợp người ta vay chính đáng còn phải lái sang vay tiêu dùng , đây có mục đích là vay kinh doanh thì cứ để đó. -
vovanlanh51tc2
Em cảm ơn a Thái_bảo nhé! Nhưng e thắc mắc ở chổ là công việc của 1 CVKH có chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường trong phạm vi vùng hoạt động! Người thân ko nằm ở vùng hoạt động của chi nhánh mình liệu cóndc hay ko???
Cái thứ 2: đây là 1 câu hỏi pv liệu e tra loi nhu anh nói thế HDTD có cho e out ko? Xin góp ý của các anh chị! -
Thái_bảo
Vấn đề 1 khách ở đâu không quan trọng, chỉ quan trọng em đem lợi ích về chi nhánh em đang làm việc.
Vấn đề 2 : nếu đấy là câu hỏi tuyển dụng, em phải trả lời là nếu phát hiện khách hàng sử dụng sai mục đích vốn vay thì em sẽ báo cáo với lãnh đạo của em như thế lãnh đạo của em sẽ có trách nhiệm giải quyết. Và như vậy là em tuân thủ đúng nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp.
Còn thực tế thì như giải thích ở trên. -
vovanlanh51tc2
E cám ơn anh Thái_bảo vì những chia sẽ! Chúc anh làm việc hiệu quả và thành công nhé!
-
takenarj
Trường hợp khách hàng có tài sản định giá trên 1 tỷ, vay 500, hộ kinh doanh hàng bán tổng hợp doanh thu hàng tháng trung bình trên 100tr, các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn đầy đủ ok không thiếu 1 thứ gì.Khi đến khảo sát địa điểm cửa hàng thì lại ko phải cửa hàng của khách hàng. Giờ cho vay như thế nào =]
-
vovanlanh51tc2
Anh chị ơi cho e hỏi cho vay tín chấp cá nhân mà KH có thời gian công tác tại đơn vị chủ quản là hơn 1 năm. Nhưng ko được trả lương qua ngân hàng mình thì có được vay vốn ko ạ???
-
changtraibebong
Có anh chị em nào có thể gửi tổng hợp 1 bảng các loại chứng từ hóa đơn cần cung cấp để chứng minh mục đích sử dụng vốn mà các ngân hàng hiện nay có thể chấp nhận. Thanks các anh chị em nhiều!
-
congphuong0510
-
-
Loan1409
nhân viên thẩm định thẩm định giá căn nhà xem có phù hợp với giá trên hợp đồng viết tay hay ko, và ko đc cho vay quá số tiền mua căn nhà đó, thường thì các bank thường yêu cầu kh phải có số vốn tự có do đó số tiền cho vay thường chỉ = 70% số tiền thực mua căn nhà (gia su tình hình tài chính của kh đủ đk trả nhé), và hợp đồng công chứng là để chứng minh mục đích vay vốn, giá trị hợp đồng công chứng >= số tiền cho vay. đây là đk bắt buộc kh phải thực hiên sau khi giải ngân, khong phải kí cam kết thực hiện và bổ sung giấy tờ.
-
Sanpaolo
Tiền nào cũng là tiền. Không thể yêu cầu khách hàng cầm tiền có số seri vay được từ ngân hàng để kinh doanh, còn tiền khác thì để mua xe đc.
Do vậy hoàn toàn có thể nói, vì nhiều lý do mà khách hàng mua xe, mua tivi, ... (vì sĩ diện, vì nhu cầu thực sự hay là cơ hội tới như kiếm được lô đất giá rẻ) dẫn đến việc thiếu vốn kinh doanh nên quay sang vay ngân hàng. Điều đó cũng là dễ hiểu.
Không chỉ vay kinh doanh, vay hoàn vốn 90% cũng là một cách lách mục đích chứ chẳng mấy khi đúng tinh thần của hoàn vốn. -
badboy1910
Không có gì là tuyệt đối. Khi bạn làm nhiều rồi bạn sẽ thấy việc đó hoàn toàn không còn quan trọng. Có khi bạn biết rõ khách hàng muốn vay vốn cho 1 mục đích khác nhưng khả năng được duyệt không cao, bàn còn hướng dẫn và làm hồ sơ thay họ luôn. Họ có ý thức, tư cách, nhân thân tốt, có uy tín là được rồi.
-
badboy1910
Nên không bao giờ có chuyện hợp đồng mua bán không công chứng mà cho vay được ngoại trừ mua nhà dự án, khách hàng ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư. Chủ đầu tư là doanh nghiệp nên khác với giao dịch dân sự giữa cá nhân với nhau vì họ hoạt động dưới luật doanh nghiệp và có con dấu hoạt động -
trantheanh2405
cho em hỏi nếu vay tiêu dùng thì có làm chứng minh thu nhập nhận lương tiền mặt được không ạ
-
badboy1910
vay tiêu dùng là hình thức phân loại dựa trên mục đích vay vốn. Vay tiêu dùng cũng có 2 hình thức: có và không có tài sản đảm bảo. Bạn hỏi là về vay tiêu dùng tín chấp, tức là không có tài sản đảm bảo. Đảm bảo cho khoản vay lúc này chỉ là uy tín của người đi vay, uy tín của doanh nghiệp sử dụng lao động, tính xác thực của các giấy tờ, thông tin khách hàng cung cấp. Trong nghiệp vụ tín dụng không có gì gọi là chứng minh thu nhập nhận tiền mặt. Các tổ chức tín dụng sử dụng các giấy tờ liên quan khác để chứng minh khách hàng có thực sự làm việc tại doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh đó hay không. vd như thẻ bhyt, giấy phép kinh doanh... vì bạn không thể làm việc tại doanh nghiệp 1 cách hợp pháp mà lại không có thẻ bhyt. Tuy nhiên việc này lại khiến thị trường của họ bị bó hẹp. Quản lý rủi ro làm người ta cảm giác hạn chế hoặc thậm chí đi ngược lại việc phát triển kinh doanh. Nhưng không có quản lý rủi ro tốt thì sẽ dẫn tới tăng trưởng nóng, không có hiệu quả kinh doanh và kéo theo là không thu hồi được vốn, thua lỗ và khủng hoảng kinh tế
-
hj_dbskno1
cho mình hỏi: khách hàng vay vốn về kinh doanh nhưng nơi khách hàng kinh doanh lại ở địa bàn khác và khá là xa ví dụ như trên Hà Giang, Lào Cai chẳng hạn thì chứng minh mục đích vay vốn như thế nào được ạ???
-
badboy1910
Thực ra vấn đề bạn hỏi rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn làm tại HO thì mới hay gặp chứ làm chi nhánh thì hầu như không gặp. Vì các ngân hàng đều có quy định địa bàn của chi nhánh nào thì chi nhánh đó làm. Bạn chạy xuống tận Hà Giang, Lào Cai thì sếp cũng không duyệt vì như vậy là dẫm chân chi nhánh dưới đó. Thứ 2 tài sản đảm bảo nằm quá xa thì sẽ khó khăn khi kiểm tra tài sản định kỳ theo quy định. Còn việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là bằng hồ sơ, chứng từ chứ không ai chạy xuống tận nơi để coi với bạn đâu. Nên dù có thật nhưng không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, giấy tờ liên quan thì cũng vô nghĩa. Nên có khi tôi biết khách hàng đó chạy xe khách, thu nhập đủ trả nợ. Ông ấy muốn vay để sửa nhà nhưng đất nhà ông ấy lại vướng quy hoạch treo. Vậy phải làm sao để cho vay được? Tôi làm hợp đồng mua bán xe ra công chứng đàng hoàng, mục đích là mua xe mở rộng kinh doanh, nguồn thu từ chính cái xe đó. khách hàng lại có nhiều.
Like 9 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Thực ra vấn đề bạn hỏi rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn làm tại HO thì mới hay gặp chứ làm chi nhánh thì hầu như không gặp. Vì các ngân hàng đều có quy định địa bàn của chi nhánh nào thì chi nhánh đó làm. Bạn chạy xuống tận Hà Giang, Lào Cai thì sếp cũng không duyệt vì như vậy là dẫm chân chi nhánh dưới đó. Thứ 2 tài sản đảm bảo nằm quá xa thì sẽ khó khăn khi kiểm tra tài sản định kỳ theo quy định. Còn việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là bằng hồ sơ, chứng từ chứ không ai chạy xuống tận nơi để coi với bạn đâu. Nên dù có thật nhưng không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, giấy tờ liên quan thì cũng vô nghĩa. Nên có khi tôi biết khách hàng đó chạy xe khách, thu nhập đủ trả nợ. Ông ấy muốn vay để sửa nhà nhưng đất nhà ông ấy lại vướng quy hoạch treo. Vậy phải làm sao để cho vay được? Tôi làm hợp đồng mua bán xe ra công chứng đàng hoàng, mục đích là mua xe mở rộng kinh doanh, nguồn thu từ chính cái xe đó. khách hàng lại có nhiều.
Like 9 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Thực ra vấn đề bạn hỏi rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn làm tại HO thì mới hay gặp chứ làm chi nhánh thì hầu như không gặp. Vì các ngân hàng đều có quy định địa bàn của chi nhánh nào thì chi nhánh đó làm. Bạn chạy xuống tận Hà Giang, Lào Cai thì sếp cũng không duyệt vì như vậy là dẫm chân chi nhánh dưới đó. Thứ 2 tài sản đảm bảo nằm quá xa thì sẽ khó khăn khi kiểm tra tài sản định kỳ theo quy định. Còn việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là bằng hồ sơ, chứng từ chứ không ai chạy xuống tận nơi để coi với bạn đâu. Nên dù có thật nhưng không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, giấy tờ liên quan thì cũng vô nghĩa. Nên có khi tôi biết khách hàng đó chạy xe khách, thu nhập đủ trả nợ. Ông ấy muốn vay để sửa nhà nhưng đất nhà ông ấy lại vướng quy hoạch treo. Vậy phải làm sao để cho vay được? Tôi làm hợp đồng mua bán xe ra công chứng đàng hoàng, mục đích là mua xe mở rộng kinh doanh, nguồn thu từ chính cái xe đó. khách hàng lại có nhiều.
Like 9 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Thực ra vấn đề bạn hỏi rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn làm tại HO thì mới hay gặp chứ làm chi nhánh thì hầu như không gặp. Vì các ngân hàng đều có quy định địa bàn của chi nhánh nào thì chi nhánh đó làm. Bạn chạy xuống tận Hà Giang, Lào Cai thì sếp cũng không duyệt vì như vậy là dẫm chân chi nhánh dưới đó. Thứ 2 tài sản đảm bảo nằm quá xa thì sẽ khó khăn khi kiểm tra tài sản định kỳ theo quy định. Còn việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là bằng hồ sơ, chứng từ chứ không ai chạy xuống tận nơi để coi với bạn đâu. Nên dù có thật nhưng không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, giấy tờ liên quan thì cũng vô nghĩa. Nên có khi tôi biết khách hàng đó chạy xe khách, thu nhập đủ trả nợ. Ông ấy muốn vay để sửa nhà nhưng đất nhà ông ấy lại vướng quy hoạch treo. Vậy phải làm sao để cho vay được? Tôi làm hợp đồng mua bán xe ra công chứng đàng hoàng, mục đích là mua xe mở rộng kinh doanh, nguồn thu từ chính cái xe đó. khách hàng lại có nhiều.
Like 9 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Thực ra vấn đề bạn hỏi rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn làm tại HO thì mới hay gặp chứ làm chi nhánh thì hầu như không gặp. Vì các ngân hàng đều có quy định địa bàn của chi nhánh nào thì chi nhánh đó làm. Bạn chạy xuống tận Hà Giang, Lào Cai thì sếp cũng không duyệt vì như vậy là dẫm chân chi nhánh dưới đó. Thứ 2 tài sản đảm bảo nằm quá xa thì sẽ khó khăn khi kiểm tra tài sản định kỳ theo quy định. Còn việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là bằng hồ sơ, chứng từ chứ không ai chạy xuống tận nơi để coi với bạn đâu. Nên dù có thật nhưng không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, giấy tờ hợp pháp hợp lệ thì cũng vô nghĩa.
Like 9 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Thực ra vấn đề bạn hỏi rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn làm tại HO thì mới hay gặp chứ làm chi nhánh thì hầu như không gặp. Vì các ngân hàng đều có quy định địa bàn của chi nhánh nào thì chi nhánh đó làm. Bạn chạy xuống tận Hà Giang, Lào Cai thì sếp cũng không duyệt vì như vậy là dẫm chân chi nhánh dưới đó. Thứ 2 tài sản đảm bảo nằm quá xa thì sẽ khó khăn khi kiểm tra tài sản định kỳ theo quy định. Còn việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là bằng hồ sơ, chứng từ chứ không ai chạy xuống tận nơi để coi với bạn đâu. Nên dù có thật nhưng không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, giấy tờ liên quan thì cũng vô nghĩa. Nên có khi tôi biết khách hàng đó chạy xe khách, thu nhập đủ trả nợ. Ông ấy muốn vay để sửa nhà nhưng đất nhà ông ấy lại vướng quy hoạch treo. Vậy phải làm sao để cho vay được? Tôi làm hợp đồng mua bán xe ra công chứng đàng hoàng, mục đích là mua xe mở rộng kinh doanh, nguồn thu từ chính cái xe đó. khách hàng lại có nhiều.
Like 9 Tháng 4 2017 -
badboy1910
Thực ra vấn đề bạn hỏi rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn làm tại HO thì mới hay gặp chứ làm chi nhánh thì hầu như không gặp. Vì các ngân hàng đều có quy định địa bàn của chi nhánh nào thì chi nhánh đó làm. Bạn chạy xuống tận Hà Giang, Lào Cai thì sếp cũng không duyệt vì như vậy là dẫm chân chi nhánh dưới đó. Thứ 2 tài sản đảm bảo nằm quá xa thì sẽ khó khăn khi kiểm tra tài sản định kỳ theo quy định. Còn việc chứng minh mục đích sử dụng vốn là bằng hồ sơ, chứng từ chứ không ai chạy xuống tận nơi để coi với bạn đâu. Nên dù có thật nhưng không có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, giấy tờ liên quan thì cũng vô nghĩa. Nên có khi tôi biết khách hàng đó chạy xe khách, thu nhập đủ trả nợ. Ông ấy muốn vay để sửa nhà nhưng đất nhà ông ấy lại vướng quy hoạch treo. Vậy phải làm sao để cho vay được? Tôi làm hợp đồng mua bán xe ra công chứng đàng hoàng, mục đích là mua xe mở rộng kinh doanh, nguồn thu từ chính cái xe đó. khách hàng lại có nhiều.
Like 9 Tháng 4 2017
-
-
hoangminhducftu
như mình thấy ở ngoài bắc hoàn thiện thủ tục hoàn công rất phức tạp, mất thời gian và nhiều chi phí...
-
badboy1910
Ngoài bắc hay trong nam cũng vậy thôi bạn ơi. Ở đâu làm mấy thủ tục liên quan đến chính quyền đều khó mà dễ, dễ mà khó. Biết cách đi thì nhanh, còn không thì mất thời gian. Chỉ có điều trong Nam thoáng hơn, đi thẳng vào vấn đề. Còn ngoài Bắc hay giả vờ õng ẹo. Tiền thì vẫn cầm nhưng mồm thì từ chối, ra vẻ miễn cưỡng khó khăn. Chứ chả ông bà nào chê đâu. Gặp trường hợp khó khăn quá thì phải tìm đường vòng mà đi. Con đường nào rồi cũng dẫn tới Rome mà. Ngoài bắc có tật lắm mồm, hay đưa chuyện, đâm bị thóc chọc bị gạo, cộng thêm cái tính sĩ diện nên hay giả vờ tạo nét vậy thôi. Mỗi nơi 1 kiểu. Biết cách rồi nhiều khi ngoài bắc chạy hồ sơ còn nhanh hơn ở trong nam. Nếu như bạn có mối quan hệ và vận dụng tốt.
Like 17 Tháng 4 2017
-
-
Phạm Huỳnh Trung Thông Vậy KH thanh toán hóa đơn cho A, A rút tiền mặt trả ngược cho KH (Đảo nợ) thì sao? Chứng minh sao á trai?
Phạm Huỳnh Trung Thông Chứng
từ chứng minh hợp lý hoàn toàn... Nhưng bản chất đảo nơ... Phần đó
không kiểm soát nổi. Quay lại đánh giá tư cách khách hàng.
Trần Minh Kha Phạm Huỳnh Trung Thông
nếu là công ty thì phai có hoá đơn đỏ chứ, kêu thằng A xuất hoá đơn,
10% chứ nhiu.hihi. Nếu là cá nhân thì thua. Mà cũng k chứng minh đc KH
nó đảo nợ, nên k thể kết luận nó sai đc.
Trần Minh Kha Giống
như KH A nuôi cá và có nhu cầu mua thức ăn cho cá, KH B làm nghề thu
mua cá đồng thời cũg bán thức ăn. KH A vay tiền giải ngân mua thức ăn
của B, B lấy tiền đó thu mua cá của A. Về bản chất là hợp lý. Còn chuyện
đảo nợ hay k thì có trời mới biết. Cái này xem lại dòng tiền trên sổ
phụ thôi. Nếu là mua tiền mặt thì thua....
- Get link
- X
- Other Apps
Comments
Post a Comment