Thực chất công việc của 1 chuyên viên hỗ trợ tín dụng!
Thread này bàn luận về tất cả các công việc của 1 chuyên viên hỗ trợ tín
dụng. Hy vọng nó sẽ thực sự giúp ích cho mọi người. Đặc biệt là những
ai đang đặt sự quan tâm của mình vào vị trí này.
P/s: Nếu có gì thiếu/sai sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người! :">
CÁC NGÂN HÀNG KHÁC NHAU THÌ VỊ TRÍ HỖ TRỢ TÍN DỤNG THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC KHÁC NHAU. ĐÂY LÀ BÀI VIẾT MÌNH SƯU TẦM ĐƯỢC CỦA THÀNH VIÊN MANG TÊN: THANHSAUDOI Ở FORUM VNECON.COM KHÔNG BIẾT LÀ NGÂN HÀNG NÀO MÀ HTTD CÒN PHẢI THẨM ĐỊNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO NỮA.
P/s: Nếu có gì thiếu/sai sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người! :">
CÁC NGÂN HÀNG KHÁC NHAU THÌ VỊ TRÍ HỖ TRỢ TÍN DỤNG THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC KHÁC NHAU. ĐÂY LÀ BÀI VIẾT MÌNH SƯU TẦM ĐƯỢC CỦA THÀNH VIÊN MANG TÊN: THANHSAUDOI Ở FORUM VNECON.COM KHÔNG BIẾT LÀ NGÂN HÀNG NÀO MÀ HTTD CÒN PHẢI THẨM ĐỊNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO NỮA.
Trong ngân hàng có 2 mảng nghiệp vụ chính : Nghiệp vụ HUY ĐỘNG VỐN ( nhận gửi tiết kiệm) và nghiệp vụ TÍN DỤNG ( hoạt động cho vay )
- NHÂN VIÊN TÍN DỤNG ( còn gọi là CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG ) : Là người tìm khách để ngân hàng cho vay.
- NHÂN VIÊN HỖ TRỢ TÍN DỤNG : Cái tên cũng nói lên 1 phần rồi nhỉ , đó là nhân viên hỗ trợ cho nhân viên tín dụng thực hiện nghiệp vụ cho vay.
- Phần nhiệm vụ của nhân viên HTTD đó là : THẨM ĐỊNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐẢM BẢO ( TÀI SẢN THẾ CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG )
VÍ DỤ : Nhân viên tín dụng tìm được 1 khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Sau khi tư vấn và trao đổi sơ bộ , nhân viên tín dụng sẽ lập toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khách hàng cung cấp Tài sản thế chấp để thế chấp cho ngân hàng nhằm vay vốn. Và Nhiệm vụ ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ CỦA TÀI SẢN THẾ CHẤP ấy là nhiệm vụ của NHÂN VIÊN HTTD. Đó chính là công việc của nhân viên hỗ trợ TD
Trả lời vế thứ 2 : Mục đích chính của việc đặt ra bộ phận này ?
Sự ra đời của nhân viên HTTD nhằm nâng cao cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm tránh rủi ro tín dụng. Đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng minh bạch hơn và an toàn hơn
Trước đây khi nhân viên TÍN DỤNG kiêm nhiệm luôn việc định giá tài sản thế chấp của khách hàng, đã có nhiều trường hợp nhân viên TD bắt tay với khách hàng định giá sai Tài sản nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng. Và khi xảy ra trường hợp khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng đã mất tiền. Việc HTTD ra đời còn đảm bảo cho các bộ phận trong ngân hàng được chuyên môn hóa. Mỗi bộ phận thực hiện một chức năng, nhiệm vụ riêng, nâng cao hiệu suất làm việc.
VÍ DỤ : Ông A muốn vay 1 tỷ đồng, nhưng tài sản đem ra thế chấp là lô đất chỉ có giá trị 800 triệu. Nhân viên tín dụng bắt tay với ông A nâng giá trị lô đất lên hơn 1 tỷ đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu vay 1 tỷ của ông A. Nhưng do rủi ro trong sử dụng vốn. Ông A đã mất khả năng trả nợ ngân hàng. Ngân hàng phải phát mại tài sản ( bán lô đất thế chấp ) nhưng do trước đó định giá sai giá trị lô đất , do đó ngân hàng đã không thu lại đủ số tiền bỏ ra cho ông A vay. --> Ngân hàng mất tiền
Chính xác. Yêu cầu đối với nhân viên HTTD là thấp hơn 1 chút so với nhân viên TD. Nhưng khi thi vào ngân hàng thì đề thi nó cũng là đề thi vào đối với nhân viên TD. Đặc biệt nếu ko có ô dù thì yêu cầu đối với nhân viên HTTD cũng bằng ĐH chính quy trở lên.
Về lương thưởng thì nhân viên HTTD thấp hơn nhân viên TD tùy ngân hàng, thông thường từ 400k đền 700k. Cũng tùy năng lực và kinh nghiệm của từng người.
Trả lời vế thứ hai :
Nghiệp vụ TD là hoạt động cho vay. Do đó nó là một quy trình. Nên không thể gọi là bộ phận nào quan trọng hơn, đã là một quy trình thì bao gồm các bước ghép lại mà thành. Bước nào cũng quan trọng. Một quy trình đó nói đơn giản thì bạn seach google : Quy Trình Tín Dụng bạn sẽ biết.
Trong đó có bước THẨM ĐỊNH VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN. thì dành cho nhân viên HTTD. Nó nằm ở bước thứ 3 .
1, Tiếp xúc khách hàng
2. Lập hồ sơ cho vay
3, Ra quyết định cho vay hay không ? ( Nếu có cho vay, bạn sẽ định giá giá trị tài sản để ra hạn mức cho vay so với giá trị tài sản thế chấp )
Trả lời vế thứ ba :
Trong trường hợp lúc đầu mình định giá sai tài sản ( trường hợp này ít xảy ra nếu người định giá không cố tình làm sai nghiệp vụ để vụ lợi ) Nếu phát hiện ra sẽ có 2 trường hợp
- trường hợp 1 : Đã giải ngân cho khách hàng chưa ?
Nếu giải ngân rồi thi coi như ngân hàng đã mất tiền, nếu như gặp khách hàng hiểu luật. Vì giá trị định giá được ghi rõ ràng trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản. Đã có công chứng và chữ ký đầy đủ của bên vay và bên cho vay. Do đó nếu đưa ra tòa thì tòa cũng chỉ căn cứ vào hợp đồng đã ký. Khách hàng là người có lợi
- trường hợp 2 : Chưa giải ngân cho khách
Nếu tiền chưa đến tay khách thì ngân hàng phải đính chính ngay giá trị định giá được ghi trong hợp đồng, rồi mới đưa khách ký. Hoặc giả sử khách ký rồi thì phải giải thích và thuyết phục khách hàng làm lại hợp đồng.
Khả năng bị đuổi việc là rất cao khi bạn định giá tài sản sai như thế. Tuy nhiên trường hợp này ít khi và có thể không xảy ra nếu bạn không cố tình làm vậy
Ví dụ : TSDB là những tài sản có giá trị những khó định giá như : Máy móc thiết bị sản xuất nhập khẩu , máy bay, tàu thủy .... Vì gặp những trường hợp này nhân viên HTTD của các chi nhánh không đủ khả năng để thẩm định giá trị tài sản này. Do đó tài sản loại này phải được chuyển lên hội sở để phòng THẨM ĐỊNH ( như em nói ) thẩm định, nếu vượt quá khả năng của phòng này thì phải thuê chuyên gia, định giá dùm .
Giải thích thế là em hiểu rồi nhé.
- Nhân viên HTTD ở các chi nhánh trực thuộc cũng gọi là nhân viên thẩm định tài sản , nhưng chỉ thẩm định những tài sản dễ định giá ( bất động sản, oto , hàng hóa thông dụng .. ) Và giá trị tài sản được thẩm định không vượt quá hạn mức do Tổng giám đốc quy định
ví dụ : Tùy ngân hàng, nhưng ở ngân hàng bọn anh. Món vay nào có giá trị trên 3 tỷ đều phải chuyển hồ sơ lên hội sở để phòng thẩm định hội sở đánh giá tài sản.
( giải thích luôn : Tùy vào mục tiêu hoạt động của từng ngân hàng ( Bán sỷ , bán lẻ , ) tùy vào khách hàng mục tiêu ngân hàng hướng tới ( Doanh nghiệp , cá nhân ..)
- Đối với ngân hàng bán sỷ : Là những ngân hàng chuyên cho vay những món vay để thực hiện dự án ( lên hàng chục tỷ đồng ) thì phòng thẩm định tài sản làm việc rất vất vả, và có nhiều cách thức để định giá . ( trong đó có thuê chuyên gia ) Các ngân hàng bán sỷ thường là những ngân hàng lớn như : Vietcombank , vietinbank , BIDV ...
- Đối với ngân hàng bán lẻ : Là những ngân hàng chuyên cho vay những món có giá trị vừa và nhỏ ( vay tiêu dùng, xây sửa nhà, du học, mua bán BDS , oto ...) Những ngân hàng này thì nhân viên HTTD chính là những người đi thẩm định và định giá TS. Và như anh nói ở trên , nếu những món vay vượt hạn mức do TGD quy định thì phải trình lên Hội sở. Và thông thường thì các TSDB của các loại hình dịch vụ cho vay lẻ thế này không quá phức tạp để phải mời chuyên gia hoặc phải đưa lên phòng thẩm định của Hội sở.)
Trả lời vế thứ 1
- Trước tiên phải hiểu rằng : Chuyên viên khác nhân viên. Chuyên viên là những người đã công tác lâu năm, sau đó phải thi lên chuyên viên mới được gắn mác chuyên viên. Còn nhân viên là những người mới vào làm việc.
- Chuyên viên TD ( còn gọi là QHKH, chuyên viên kinh doanh) : Là người chuyên đi cho vay hoặc chuyên huy động vốn, cụ thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân
- Chuyên viên HTTD : Là người chuyên lập một bộ hồ sơ cho vay hoàn chỉnh, quản lý nợ khách hàng trên phần mềm, thu lãi , đáo hạn, tất toán ...có thể kiêm luôn việc thẩm định tài sản
- Chuyên viên thẩm định tín dụng : Đối với ngân hàng lớn ( thường là ngân hàng quốc doanh ) và Hội sở của các ngân hàng thương mại : Có một phòng riêng biệt về Thẩm định gọi là phòng : THẨM ĐỊNH VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN và các anh chuyên viên thẩm định làm ở đây.
Trả lời vế thứ 2
Tùy vào các ngân hàng chỉ tiêu vào doanh số có thể giao cho HTTD hoặc không. Đối với các ngân hàng nhỏ thì hầu như nhân viên nào cũng bị dính về chỉ tiêu doanh số. ( thường là huy động vốn )
- Kiểm soát tính tuân thủ, tính hợp lệ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các qui
định hiện hành của pháp luật và các qui định của Ngân hàng Nhà nước cũng như các qui
định nội bộ của Ngân hàng;
- Lập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của bộ hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân;
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo đúng qui định hiện hành của
pháp luật;
- Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay trên hệ thống phần mềm
- Giải ngân và thu gốc lãi, giải chấp tài sản đảm bảo sau khi Hợp đồng tín dụng được thanh
lý;
- Tham gia thẩm định và định giá và định giá lại tài sản đảm bảo.
* Sau giải ngân
- Đôn đốc các đơn vị kinh doanh thu gốc nợ gốc, nợ lãi
- Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản đảm
bảo theo đúng qui trình của Ngân hàng;
- Lập các báo cáo liên quan đến các khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm kiểm
soát tín dụng (CIC) và các báo cáo phục vụ mục đích quản trị của Ngân hàng
( Trong trường hợp họ bảo không tham gia đinh giá TSĐB thì em cứ gân cổ lên mà cãi là : Em có tìm hiểu qua một số ngân hàng TMCP thì bộ phận HTTD có tham gia thẩm định TSĐB
ví dụ như : GP bank , vpbank , LienViet bank )
Phù phù: Dài quá mọi người nhỉ? . Mất cả giấc ngủ trưa rồi. . Ngồi tổng hợp, chỉnh sửa, chỉnh font, cỡ chữ mỏi hết cả mắt.
Cám ơn các bạn đã theo dõi thread. Xin vui lòng nhận ý kiến đóng góp của mọi người. =D>
Comments
Post a Comment