Cần cân nhắc tính dộc lập của chính sách tài chính - tiền tệ
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/can-can-nhac-tinh-doc-lap-cua-chinh-sach-tai-chinh-tien-te-2014021208491479015.chn
Điểm mấu chốt của nghị định về nới room cho khối ngoại tại ngân hàng không chỉ liên quan đến từng tổ chức tín dụng, mà về bản chất, người ta rất e ngại nó liên quan đến rủi ro hệ thống.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP
về việc nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) mua cổ phần của tổ chức tín dụng
(TCTD) Việt Nam, trong đó có một điểm then chốt: Với các trường hợp vượt
giới hạn, Thủ tướng sẽ quyết định. Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh
nói: "Cần rút kinh nghiệm từ việc Thủ tướng quản lý các tập đoàn nhà
nước trước đây".
* Theo ông, động thái này sẽ xử lý được phần nào những vấn đề của hệ thống ngân hàng hiện nay?-
Chắc chắn như vậy, ít nhất là về góc độ nguồn lực tài chính. Việc nới
lỏng tỷ lệ sở hữu cho các NĐTNN là phù hợp bởi một trong những cam kết
của Việt Nam với thế giới về hội nhập liên quan đến tỷ lệ sở hữu của
NĐTNN trong các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng.
Việt Nam đang sắp xếp lại các tổ chức tài chính, việc tăng cường thu hút các NĐTNN là cần thiết kể cả nguồn lực cũng như góc độ đầu tư chiến lược. Nếu thật sự tìm kiếm các NĐT chiến lược có quy mô vốn lớn, phải cho họ một room phù hợp, tương ứng với khả năng cũng như mục tiêu họ muốn chi phối.
Việc nới room cũng sẽ tạo điều kiện cho các NĐT chiến lược mới có nguồn gốc nước ngoài tham gia, thay vì ngồi đợi các NĐTNN đầu tư gián tiếp trước đây rút ra sau khi đã thu được lợi nhuận.
* Ông nhận xét như thế nào về tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam, cao hơn 5% so với quy định cũ...?
- Nới tỷ lệ sở hữu đối với NĐTNN phải rất thận trọng. Nghị định này, theo thông lệ thì tỷ lệ nới không nhiều, thậm chí là thấp nhưng có một điểm then chốt là đối với những trường hợp vượt ra khỏi giới hạn, Thủ tướng sẽ quyết định. Như vậy, không đơn giản là chuyện nới room, Nghị định đã mở ra một cửa liên quan đến trường hợp ngoại lệ và phù hợp với chuyện các tổ chức tín dụng có thể bán hẳn cho người nước ngoài, thậm chí dành cho họ cổ phần chi phối.
Thủ tướng quyết định những trường hợp ngoại lệ nhưng vấn đề là Thủ tướng không thể nắm hết mọi chuyện, cũng không thể xử lý từng vụ việc do các bộ phận trực tiếp có liên quan, các cơ quan quản lý trình lên. Vì vậy, rất cần rút bài học kinh nghiệm từ việc Thủ tướng quản lý các tập đoàn nhà nước trước đây, bởi thực tế đã có rất nhiều việc của cấp dưới nhưng cấp dưới không làm mà đẩy hết lên cấp trên, thậm chí là đến cấp Thủ tướng quyết định.
* Liên quan đến điểm ông cho là "mấu chốt", vấn đề gì cần chú ý?
- Tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đối với một tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng luôn là một trong những vấn đề đàm phán khó khăn khi hội nhập với nền kinh tế các nước. Điểm mấu chốt của nghị định này không chỉ liên quan đến từng tổ chức tín dụng, mà về bản chất, người ta rất e ngại nó liên quan đến rủi ro hệ thống.
Như vậy, trách nhiệm của các NĐTNN đối với một tổ chức tài chính tại một quốc gia không thể đánh đồng như trách nhiệm của một nhà đầu tư trong nước đối với một tổ chức tài chính.
Một điểm quan trọng nữa, các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng là đơn vị triển khai chính sách tài chính - tiền tệ đi vào thực tế, nhưng một trong những quan điểm của chính sách tài chính tiền tệ là tính độc lập. Đó là độc lập của một quốc gia mang tính chất tự chủ về chính sách tài chính - tiền tệ.
Nếu hệ thống tài chính do các nhà tài chính nước ngoài nắm giữ, quốc gia đó sẽ đánh mất tính độc lập, tự chủ về chính sách tài chính - tiền tệ. Liên quan đến điểm này, việc mở chính sách tài chính - tiền tệ với từng trường hợp cụ thể, cần cân nhắc về sự ảnh hưởng đến hệ thống, ảnh hưởng đến việc thực thi tính độc lập của chính sách này.
* Cảm ơn ông!
Việt Nam đang sắp xếp lại các tổ chức tài chính, việc tăng cường thu hút các NĐTNN là cần thiết kể cả nguồn lực cũng như góc độ đầu tư chiến lược. Nếu thật sự tìm kiếm các NĐT chiến lược có quy mô vốn lớn, phải cho họ một room phù hợp, tương ứng với khả năng cũng như mục tiêu họ muốn chi phối.
Việc nới room cũng sẽ tạo điều kiện cho các NĐT chiến lược mới có nguồn gốc nước ngoài tham gia, thay vì ngồi đợi các NĐTNN đầu tư gián tiếp trước đây rút ra sau khi đã thu được lợi nhuận.
* Ông nhận xét như thế nào về tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam, cao hơn 5% so với quy định cũ...?
- Nới tỷ lệ sở hữu đối với NĐTNN phải rất thận trọng. Nghị định này, theo thông lệ thì tỷ lệ nới không nhiều, thậm chí là thấp nhưng có một điểm then chốt là đối với những trường hợp vượt ra khỏi giới hạn, Thủ tướng sẽ quyết định. Như vậy, không đơn giản là chuyện nới room, Nghị định đã mở ra một cửa liên quan đến trường hợp ngoại lệ và phù hợp với chuyện các tổ chức tín dụng có thể bán hẳn cho người nước ngoài, thậm chí dành cho họ cổ phần chi phối.
Thủ tướng quyết định những trường hợp ngoại lệ nhưng vấn đề là Thủ tướng không thể nắm hết mọi chuyện, cũng không thể xử lý từng vụ việc do các bộ phận trực tiếp có liên quan, các cơ quan quản lý trình lên. Vì vậy, rất cần rút bài học kinh nghiệm từ việc Thủ tướng quản lý các tập đoàn nhà nước trước đây, bởi thực tế đã có rất nhiều việc của cấp dưới nhưng cấp dưới không làm mà đẩy hết lên cấp trên, thậm chí là đến cấp Thủ tướng quyết định.
* Liên quan đến điểm ông cho là "mấu chốt", vấn đề gì cần chú ý?
- Tỷ lệ sở hữu của NĐTNN đối với một tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng luôn là một trong những vấn đề đàm phán khó khăn khi hội nhập với nền kinh tế các nước. Điểm mấu chốt của nghị định này không chỉ liên quan đến từng tổ chức tín dụng, mà về bản chất, người ta rất e ngại nó liên quan đến rủi ro hệ thống.
Như vậy, trách nhiệm của các NĐTNN đối với một tổ chức tài chính tại một quốc gia không thể đánh đồng như trách nhiệm của một nhà đầu tư trong nước đối với một tổ chức tài chính.
Một điểm quan trọng nữa, các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng là đơn vị triển khai chính sách tài chính - tiền tệ đi vào thực tế, nhưng một trong những quan điểm của chính sách tài chính tiền tệ là tính độc lập. Đó là độc lập của một quốc gia mang tính chất tự chủ về chính sách tài chính - tiền tệ.
Nếu hệ thống tài chính do các nhà tài chính nước ngoài nắm giữ, quốc gia đó sẽ đánh mất tính độc lập, tự chủ về chính sách tài chính - tiền tệ. Liên quan đến điểm này, việc mở chính sách tài chính - tiền tệ với từng trường hợp cụ thể, cần cân nhắc về sự ảnh hưởng đến hệ thống, ảnh hưởng đến việc thực thi tính độc lập của chính sách này.
* Cảm ơn ông!
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nen-tiep-tuc-noi-room-khoi-ngoai-cho-ngan-hang-201402060951023331.chn
Nên tiếp tục nới "room" khối ngoại cho ngân hàng
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đề nghị nên tăng room cho NĐTNN ở tất cả các NH lên trên 30%, thậm chí là 49%, không chỉ giới hạn ở những NH yếu kém.
Theo Nghị định 01/2014 được
Chính phủ ban hành đầu năm nay, sẽ có hiệu lực từ ngày 20.2, tỷ lệ sở
hữu cổ phần của một NĐT chiến lược nước ngoài tại một NH sẽ được nâng
lên 20% (quy định cũ là 15%). Đồng thời mức sở hữu cổ phần tối đa (room)
của các NĐT nước ngoài (NN) không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NH
(trước đó là 20%). Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện tái
cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém, room ở NH nội địa có thể vượt mức 30%
và do Thủ tướng quyết định.
Theo nhiều NĐT, do trước đó ở nhiều NH, room của các NĐTNN hầu hết đã ở mức 20% nên việc nâng lên 30% là không nhiều, chưa tạo ra được hiệu ứng cao trên thị trường NH.
Đặc biệt khi NH bị buộc lên sàn niêm yết trong khi room đã đầy, chỉ còn nâng được thêm 10% thì hiệu quả thu hút được vốn ngoại để tái cơ cấu hoạt động của NH là không cao. Vì vậy, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất Chính phủ tăng tỷ lệ sở hữu của các NĐTNN tại các NH lên mức tối đa 49% thay vì 30% như quy định hiện nay.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký VAFI - nhiều NH không phải là yếu kém nhưng vẫn còn gánh nặng nợ xấu, cơ cấu cổ đông chưa hoàn thiện với tình trạng sở hữu gia đình, sở hữu chéo còn cao. Nếu chỉ cho phép một NĐTNN sở hữu 20% thì các NĐT tổ chức lớn sẽ không mặn mà bỏ tiền đầu tư bởi họ sẽ không có ảnh hưởng nhiều trong các quyết định của hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Hoàng Hải phân tích: Trong thời gian qua những NH đã thực hiện tái cơ cấu nhưng nếu có đánh giá cụ thể thì sẽ thấy không đạt hiệu quả. Ví dụ gộp 3 NH cùng yếu và kém lại vẫn không thể nào trở thành một NH mạnh. Điều quan trọng là hoạt động quản trị chưa được thay đổi cơ bản. Vì vậy chúng ta nên mạnh dạn mở room để thu hút được vốn ngoại tham gia mạnh hơn, từ đó góp phần giảm sở hữu chéo và nợ xấu.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đề nghị nên tăng room cho NĐTNN ở tất cả các NH lên trên 30%, thậm chí là 49%, không chỉ giới hạn ở những NH yếu kém.
“Các NĐTNN thời gian qua vẫn thất vọng khi không có quyền lực đủ mạnh để thay đổi và đóng góp nhiều hơn ở những NH họ đang đầu tư, nhất là kiểm soát được các rủi ro khi tỷ lệ sở hữu còn ở mức thấp. Nếu NĐTNN tham gia vào các NH với tỷ lệ cao hơn, họ sẽ có ảnh hưởng cả ở chính sách quản trị và điều hành. Từ đó sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nhiều rủi ro tiềm ẩn khác”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.
Theo nhiều NĐT, do trước đó ở nhiều NH, room của các NĐTNN hầu hết đã ở mức 20% nên việc nâng lên 30% là không nhiều, chưa tạo ra được hiệu ứng cao trên thị trường NH.
Đặc biệt khi NH bị buộc lên sàn niêm yết trong khi room đã đầy, chỉ còn nâng được thêm 10% thì hiệu quả thu hút được vốn ngoại để tái cơ cấu hoạt động của NH là không cao. Vì vậy, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất Chính phủ tăng tỷ lệ sở hữu của các NĐTNN tại các NH lên mức tối đa 49% thay vì 30% như quy định hiện nay.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải - Tổng thư ký VAFI - nhiều NH không phải là yếu kém nhưng vẫn còn gánh nặng nợ xấu, cơ cấu cổ đông chưa hoàn thiện với tình trạng sở hữu gia đình, sở hữu chéo còn cao. Nếu chỉ cho phép một NĐTNN sở hữu 20% thì các NĐT tổ chức lớn sẽ không mặn mà bỏ tiền đầu tư bởi họ sẽ không có ảnh hưởng nhiều trong các quyết định của hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Hoàng Hải phân tích: Trong thời gian qua những NH đã thực hiện tái cơ cấu nhưng nếu có đánh giá cụ thể thì sẽ thấy không đạt hiệu quả. Ví dụ gộp 3 NH cùng yếu và kém lại vẫn không thể nào trở thành một NH mạnh. Điều quan trọng là hoạt động quản trị chưa được thay đổi cơ bản. Vì vậy chúng ta nên mạnh dạn mở room để thu hút được vốn ngoại tham gia mạnh hơn, từ đó góp phần giảm sở hữu chéo và nợ xấu.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đề nghị nên tăng room cho NĐTNN ở tất cả các NH lên trên 30%, thậm chí là 49%, không chỉ giới hạn ở những NH yếu kém.
“Các NĐTNN thời gian qua vẫn thất vọng khi không có quyền lực đủ mạnh để thay đổi và đóng góp nhiều hơn ở những NH họ đang đầu tư, nhất là kiểm soát được các rủi ro khi tỷ lệ sở hữu còn ở mức thấp. Nếu NĐTNN tham gia vào các NH với tỷ lệ cao hơn, họ sẽ có ảnh hưởng cả ở chính sách quản trị và điều hành. Từ đó sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như nhiều rủi ro tiềm ẩn khác”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.
Theo Mai Phương
Thanh niên
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chinh-thuc-noi-room-so-huu-ngan-hang-cho-khoi-ngoai-2014010707044531014.chn
Chính thức nới “room” sở hữu ngân hàng cho khối ngoại
Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam, cao hơn 5% so với quy định cũ
Ngày 3/1/2014, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam. Quy định mới cao hơn 5% so với quy định cũ tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP đang áp dụng.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD Việt Nam. Quy định mới cao hơn 5% so với quy định cũ tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP đang áp dụng.
Nghị định cũng nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và các cá nhân liên quan tại một TCTD từ 15% trước đây lên 20%.
Một cá nhân nước ngoài có thể sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của một TCTD, một tổ chức nước ngoài được sở hữu tối đa 15% vốn điều lệ của một TCTD, trừ trường hợp nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thì tỷ lệ này là 20%.
Tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30%, tỷ lệ này không thay đổi so với trước đây.
Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại TCTD yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần của một tổ chức nước ngoài, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
Theo quy định đang áp dụng thì với các trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của NHNN, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá 15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Tỷ lệ sở hữu quy định nêu trong Nghị định số 01 bao gồm cả phần vốn nhà đầu tư nước ngoài ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần tại ngân hàng trong nước.
Theo Nghị định, tổ chức nước ngoài mua cổ phần dẫn đến mức sở hữu từ 10% vốn điều lệ của TCTD Việt Nam trở lên phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỷ USD đối với nhà đầu tư nước ngoài là ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính hoặc có mức vốn điều lệ tối thiểu tương đương 1 tỷ USD đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khác vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần.
Chỉ có ngân hàng nước ngoài mới có thể trở thành nhà đầu tư chiến lược
tức được nắm tối đa 20% cổ phần của một ngân hàng trong nước, và phải
có tổng tài sản tối thiểu 20 tỷ USD vào năm liền kề trước, không nắm từ
10% trở lên cổ phần tại một TCTD khác ở Việt Nam.
Nhà
đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu từ 10% trở lên cổ phần tại một TCTD
Việt Nam không được chuyển nhượng cổ phần trong vòng 3 năm kể từ thời
điểm sở hữu từ 10% trở lên. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại TCTD
yếu kém phải xây dựng phương án mua cổ phần và cơ cấu lại TCTD gửi lên
NHNN thẩm định và trình Thủ tướng quyết định.
Những quy định trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/2/2014.
Những quy định trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/2/2014.
Nguyễn Hằng
Theo Trí thức trẻ
Comments
Post a Comment