Giao dịch viên ngân hàng phải làm thế nào để tránh rủi ro tác nghiệp?

Credit:
https://ub.com.vn/threads/giao-dich-vien-ngan-hang-phai-lam-the-nao-de-tranh-rui-ro-tac-nghiep.237168/

Thực tế có hàng trăm cái bẫy ngầm dưới chân các giao dịch viên ngân hàng mà ngay cả những giao dịch viên đang hàng này tác nghiệp trong ngân hàng cũng không nhận thức hết được các rủi ro xung quanh họ.
Hầu hết các giao dịch viên đều nghĩ rằng rủi ro lớn nhất trong nghề nghiệp của họ chỉ là đền tiền mà không nghĩ đến khả năng các rủi ro có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhưng thực tế có nhiều vụ án lớn liên quan đến giao dịch viên ngân hàng như đại án Huỳnh Thị Huyền Như hay vụ án Lê Minh Hằng... khiến tất cả mọi người phải giật mình, phải nhìn lại rủi ro nhất là với bộ phận giao dịch viên. Với lãnh đạo ngân hàng là rủi ro mất vốn, còn với giao dịch viên là rủi ro tác nghiệp.

Vậy Giao dịch viên ngân hàng phải làm thế nào để tránh rủi ro tác nghiệp?

Mọi rủi ro đều có thể xảy ra kể những việc nhỏ nhất, từ tác nghiệp như lỗi, sai sót không cố ý hoặc do sơ suất trong việc đáp ứng trách nhiệm nghề nghiệp với khách hàng, không tuân thủ các tiêu chuẩn; do quy chế, quy định, quy trình không rõ ràng, chồng chéo, thiếu, không được ban hành kịp thời với nghiệp vụ đã triển khai, trái với các quy định của pháp luật...

Các rủi ro về pháp lý như pháp lý khách hàng, pháp lý giao dịch, pháp lý trách nhiệm…. như những bẫy ngầm dưới chân giao dịch viên.

Ví dụ như giao dịch viên nào cũng có thể chắc chắn khách hàng của ngân hàng chỉ có 2 loại, cá nhân và pháp nhân. Xác định khách hàng cá nhân dường như có vẻ rất đơn giản khi một người đến giao dịch dưới danh nghĩa của chính họ. Nhưng doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân hay không? Đó là chưa kể đến hàng loạt vấn đề pháp lý có liên quan đến giao dịch ngân hàng như tài sản chung của hai vợ chồng, vấn đề thừa kế, thẩm quyền ký kết giao dịch, chủ tài khoản, giao dịch với khách hàng đặc biệt (người khiếm thị, trẻ vị thành niên).

Thứ nhất: các giao dịch viên phải chủ động không ngừng trau dồi chuyên môn, trang bị những kiến thức cần thiết cần thiết cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức pháp luật, doanh nghiệp và dân sự...để có thể nhận thức rõ ràng, đầy đủ về rủi ro tác nghiệp.

Thứ hai: Thường xuyên tham gia các hội thảo, các khoá đào tạo nghiệp vụ và các khoá nhận diện và phòng ngừa rủi ro. Quan trọng nhất là cần phải biết nói không với sự cả nể.

Thứ ba: Các giao dịch viên cũng cần phải xây dựng cho mình những nguyên tắc, chẳng hạn như không cho người khác biết user và password thậm chí người đó có là bạn thân hay cấp quản lý. Bên cạnh đó phải thường xuyên thay đổi mật khẩu để tăng cường độ an toàn trong bảo mật.

Còn đối với các ngân hàng, cần phải nhìn nhận lại mức độ rủi ro mất tiền qua cửa giao dịch viên và tăng cường đào tạo cho khối nhân viên này, nhằm hạn chế nguy cơ mất vốn từ đây.

Trích cafef

Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??