Posts

Showing posts from July, 2017

Hoàn thiện chế dịnh bảo lãnh trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng bảo lãnh cho thấy, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh sẽ ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố phát sinh tranh chấp, rủi ro pháp lý cho các bên. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế định bảo lãnh trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 sẽ góp phần phát huy giá trị thực tiễn của biện pháp bảo lãnh trong giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại hiện nay. 1. Một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn     a)  Trách nhiệm pháp lý của các bên trong quan hệ bảo lãnh thường là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng bảo lãnh. Ngân hàng TMCP VA có phát hành chứng thư bảo lãnh cho Ngân hàng QĐ - Chi nhánh Bắc Sài Gòn nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ tài chính của Công ty CP Thương mại dịch vụ xây dựng TT (sau đây gọi là công ty TT) tại Ngân hàng TMCP QĐ - Chi nhánh Bắc Sài Gòn theo Hợp đồng số 122 ngày 20/12/2010 (sau đây gọi là hợp đồng số 122) giữa Cô

Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng quá hạn

Image
Khi khách hàng vay ngân hàng nhưng không trả nợ thì TSBĐ sẽ được ngân hàng xử lý như thế nào?  NH thỏa thuận với KH về xử lý tài sản hay NH tự xử lý tài sản mà không cần ý kiến của KH hoặc chủ sở hữu tài sản (người dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đảm bảo cho khoản vay của KH) hoặc NH khởi kiện KH ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền… Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin chia sẻ một số cách thức xử lý TSBĐ đã được thực hiện trên thực tế với mong muốn sẽ giúp ích cho công tác xử lý nợ, thu hồi tiền, tài sản cho NH. ️ ❎ Thứ nhất: “Khởi kiện theo sự thỏa thuận” ️ ❎ Thứ hai: “Ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng” ️ ❎ Thứ ba: “Hãy tận dụng chức năng của Văn phòng Thừa phát lại” Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NH) là hoạt động mang tính rủi ro, ngoài ngành nghề kinh doanh quy định trong Điều lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động chủ yếu của NHTM là huy động và cho vay. Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, khách hàng (KH)

Thực tập làm quái gì cho mệt!

Image
“Ba tháng trời chả học được gì ngoài bưng trà, in giấy tờ và rót nước.” Đây là dòng trạng thái một bạn trẻ chia sẻ trên Facebook cá nhân để nói về khoảng thời gian ba tháng trời thực tập trong một công ty nào đó. Bên dưới có rất nhiều bình luận đồng tình, cười nhạo công ty, chê bai cách thức mà các công ty hiện tại nhận sinh viên vào thực tập chỉ để sai vặt và không dạy dỗ gì. Đọc xong, chỉ còn biết lắc đầu, nghĩ rằng những bạn trẻ mang tư tưởng này để ra đời thì thua rồi, bởi đã đặt chân vào công ty để làm mà vẫn nghĩ rằng đó là ngôi trường đại học, cần người ta phải cầm tay chỉ dạy cho học từng ly từng tý thì thua rồi. Bưng trà rót nước thì sao? Mình có hiểu ý được sếp nào uống trà loại nào, có để ý được chị cùng phòng thích uống nước nóng hay lạnh, có biết giúp cô lao công sau khi uống xong thì đi lau dọn ly tách, rửa sơ rồi để lại đúng chỗ phải để hay không? Đừng nói rằng đó là nịnh bợ, là thảo mai hay cố tình lấy lòng sếp. Đừng nghĩ những việc đó là vô ích hay

Các lỗi giao dịch thường gặp & cách giải quyết

Image
Hàng ngày, hàng giờ những cán bộ tín dụng, những giao dịch viên tại Ngân hàng phải thực hiện rất nhiều các giao dịch về tiền gửi, giao dịch về tiền vay với khách hàng. Có nhiều loại giao dịch, không giao dịch nào giống giao dịch nào; có những giao dịch đã được quy định trong nghiệp vụ kinh doanh nội bộ nhưng cũng có những giao dịch không có quy trình. Vậy khi thực hiện phải thực hiện như thế nào, qua những khâu nào để đảm bảo tuân thủ quy định của ngành cũng như quy định của pháp luật, tránh được trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ tín dụng, giao dịch viên cũng như trách nhiệm pháp lý của những người đứng đầu Ngân hàng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm thực tế đã phát sinh đối với các giao dịch liên quan đến tiền gửi của khách hàng, những giao dịch trong quá trình thao tác nghiệp vụ, Giao dịch viên bị nhầm, bị sai hoặc có những giao dịch tài khoản khách hàng bị phong tỏa nhưng khách hàng không biết và việc phong tỏa tài khoản do Ngân hà

(Case Study) Ủy quyền - Hãy cẩn trọng?!

Image
Ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Chính vì ủy quyền là sự thỏa thuận nên khi thực hiện có rất nhiều điều vướng mắc, có khi ủy quyền lại nhằm che dấu một hành vi phạm pháp khác mà khi giao dịch các chủ thể không biết hoặc cố tình không biết để thực hiện nhằm thu lợi bất chính từ những sơ hở của việc ủy quyền, đặc biệt là trong các giao dịch ủy quyền cầm cố thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của bên thứ ba cho khách hàng ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ ngân hàng. Cùng một vụ việc nhưng khi xử lý lại có những quan niệm, cách hiểu và thậm chí là cách vận dụng pháp luật khác nhau dẫn đến bên bị thiệt hại từ những sơ hở của việc ủy quyền lại là ngân hàng nơi cho vay khách hàng mà trong hoạt động của các ngân hàng đôi khi không thể lường trước được. Tình huống thực tế Người đ