Nên thi Quản lý khách hàng hay Giao dịch viên



Dear all,

Rất nhiều bạn Inbox cho Tôi phân vân về việc nên theo mảng nào, vị trí nào giữa Quản lý Khách hàng (hoặc Quan hệ Khách hàng, nó là 1) và Giao dịch viên (hoặc Kế toán Ngân quỹ).

Thông thường, có một số vấn đề chủ yếu trong việc lăn tăn của các thành viên như sau:
(1) Cái nào thì làm việc vất vả hơn?
(2) Giao dịch viên có phải chịu chỉ tiêu hay không?
(3) Thi cái nào thì có cơ hội trúng tuyển nhiều hơn?
(4) Nếu em chưa biết gì, mà chỉ có 3 tuần để tự Ôn tập thôi thì nên học để thi Tài chính Tín dụng (môn thi Quản lý Khách hàng) hay thi Kế toán, thanh toán trong nước (môn thi vị trí Giao dịch viên) thì hiệu quả nhất?

Dựa vào các câu hỏi trên, Tôi sẽ phân loại & giải đáp như sau:

I. NHÓM CÂU HỎI VỀ CÔNG VIỆC
 
- Về sự vất vả: 02 công việc vất vả, khó khăn, khổ sở, đôi khi là "tủi nhục" như nhau.
Việc đi sớm về muộn, làm cuối tuần, tiếp khách, làm tăng ca...là điều vô cùng bình thường đối với cả 2 vị trí Bán hàng & Chăm sóc KH chủ lực trong hệ thống Ngân hàng.
Chịu được Áp lực, Vất vả luôn là yếu tố mà Bất kỳ Ai khi bước chân vào Bank & lựa chọn đều cần phải xác định, tránh Shock văn hóa, Shock tinh thần. Vì, mọi thứ khác quá, khác với những gì mọi người nói, khác với những bài báo thưởng Tết chục củ. Khác quá, khác quá, khác quá!

- Về chỉ tiêu: Rất nhiều bạn cho rằng "Chỉ có Quản lý Khách hàng phải chịu chỉ tiêu, còn Giao dịch viên thì không". Điều này không sai, nhưng không hề đúng.
Về bản chất tùy từng thời điểm & tùy từng Chi nhánh nơi bạn làm việc. Nếu vào Giai đoạn Chi nhánh bạn có tính thanh khoản tốt, không chịu áp lực Huy động đầu vào, trong khi Doanh số Cho vay duy trì ổn định, Giao dịch viên chỉ tập trung vào Dịch vụ & việc Chăm sóc Khách hàng, không phải chịu các Chỉ tiêu Định lượng (tức các con số về Chỉ tiêu Huy động vốn & Giới thiệu vay). Tuy nhiên, tình huống ngược lại, vào hoàn cảnh Chi nhánh mới thành lập, hoặc Tăng trưởng Nóng, cần xác định TẤT CẢ CÁC VỊ TRÍ, từ Back Office đến thậm chỉ Mr Bảo vệ cũng có Chỉ tiêu, huống hồ là Giao dịch viên.
Chúc mừng bạn bước vào Bank trong giai đoạn Tăng trưởng Bán lẻ vô cùng khắc nghiệt!
À mà nói đến cái từ Bán lẻ, Search Google xem BIDV là cái Ngân hàng gì gì Xuất sắc nhất Việt Nam từ 2015 - 2017. Vậy là đủ cho cả 2 câu hỏi về Nhóm công việc.

II. NHÓM CÂU HỎI VỀ THI TUYỂN
"Thi cái nào thì dễ?"

=> Câu hỏi này Không trả lời được.
Mọi đánh giá vốn dĩ phụ thuộc vào Xuất phát của từng người, vào Khả năng tiếp thu & Vốn kiến thức nền tảng căn bản.

Tôi sẽ chia làm 3 nhóm như sau:
(1) Không học tí tị gì về Ngân hàng => Đây là trường hợp các bạn thuộc Nhóm ngành Quản trị (nhóm này vẫn được chấp nhận Xét tuyển hồ sơ)
(2) Học rồi nhưng không biết, không hiểu, không nhớ.. Chung quy là cũng như mới.
(3) Học rồi, vẫn còn nắm được kiến thức, thậm chí đã từng sử dụng kiến thức đó cho công việc.

Nhóm (3) hiển nhiên là dễ nhất rồi. Bạn cứ bám theo Kinh nghiệm của mình mà táng vào các vị trí tương đồng. Đơn giản đúng không?
Ví dụ: Có kinh nghiệm Bán hàng, tư vấn, chăm sóc KH, chứng khoán, bất động sản, tư vấn tài chính, kinh doanh => Quản lý Khách hàng. Có kinh nghiệm Tư vấn, Chăm sóc, Kế toán thu chi, Ngân quỹ, Giao dịch Ngân hàng theo TK Công ty => Giao dịch viên.

Tuy nhiên, nhóm (1) và (2) thì Khó. Bạn không có/không đủ cơ sở để đưa ra lựa chọn về Sự phù hợp, có chăng là Thích cái gì hơn cái gì, hoặc sử dụng các Kỹ năng cá nhân của mình để Thi tuyển, trong khi thi tuyển Nghiệp vụ là điểm yếu. Việc này là không hợp lý, với BIDV, bạn cần phải có Nghiệp vụ để pass vòng 2, rồi mới dùng Skill cá nhân để chém gió ở Vòng 3.

=> Vậy, "tớ phải làm sao"?

Nếu bạn vẫn tiếp tục muốn thi tuyển đợt này, chúng ta cần THỰC DỤNG. Bám sát vào Quan điểm "Cái nào Tuyển nhiều thì Nộp", cơ hội Chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Tất nhiên, bạn có thể hỏi ngược lại "Sao không nộp vào cái ít, tỷ lệ chọi ít hơn :D Bạn thân mến, bạn không biết rằng Tỷ lệ chọi ở các đợt thi tuyển của BIDV ở từng vị trí thường là 1:5 hoặc 1:7, thậm chí 1:10 ở các Chi nhánh HOT. Nó không phụ thuộc vào số lượng chỉ tiêu tuyển dụng, cái gì mà HOT thì vị trí nào nó cũng HOT. Ngoài ra, phải biết rằng chúng ta phải chiến đấu với 1 cơ số các Ứng viên có "mối quan hệ phức tạp", như vậy, nếu Chi nhánh tuyển ít chỉ tiêu, từ 1-2 chỉ tiêu, cơ hội thấp rất rất nhiều. Viết vậy là đủ rồi nhể, chẳng lẽ phải nói thẳng :D

Vì vậy, lời khuyên của cá nhân, Quản lý Khách hàng với gần 550 Chỉ tiêu, chắc chắn có nhiều Cơ hội hơn so với Giao dịch viên với 120 Chỉ tiêu (bằng 1/5).

Bên cạnh đó, bạn không cần biết về Ngân hàng, bạn vẫn học được về Tín dụng. Vì sao? Tín dụng là Cho vay cái này cho Ông này Bà kia, là phải Phân tích Tại sao lại cho người này vay, mà phải Từ chối người kia. Là Thẻ ghi nợ, là Thẻ tín dụng, là những gì rất đỗi gần gũi xung quanh cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, để học về Kế toán Ngân hàng, bạn cần có nền tảng về Nguyên lý Kế toán cơ bản. Biết được cái này, học sẽ không shock, học sẽ hiểu các Nguyên tắc Nợ - Có thế nào :)

Chốt lại, nếu bạn lăn tăn, thì hãy Thực dụng!

Hết rồi!




Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu