Nguyên tắc kế toán




Luật Kế toán + Chuẩn mực số 01 (Chuẩn mực chung).

Nguyên tắc Nợ trước - Có sau: Nguyên tắc Nợ trước Có sau dựa trên nguyên tắc gốc là Thận trọng

Theo thiển ý tiện nhân cái này ra đời là theo sự ra đời của "mộc tồn"
Mộc là cây, tồn là còn, => mộc tồn là cây còn, cây còn => con cầy = con chó => thịt chó. Mà thịt chó thì có trước, mắm tôm có sau => theo nguyên tắc kế toán : Nợ thịt chó, Có mắm tôm => Nợ có trước, Có có sau


  1. Bạn có thể hình dung như thế này: Ngân hàng là doanh nghiệp, tên là "Ngân hàng". Nên kế toán NH vẫn phải tuân theo nguyên tắc kế toán cơ bản. Tương tự như vậy, đối với nguyên tắc "Nợ trước, có sau " là nguyên tắc áp dụng chung cho kế toán, bất kể kế toán doanh nghiệp hay kế toán ngân hàng - bao giờ cũng ghi Nợ trước, ghi Có sau. Việc này đảm bảo an toàn cho chính kế toán viên hoặc là giao dịch viên tại ngân hàng, bên cạnh đó, Ngân hàng là trung gian thực hiện thanh toán và quản lý hộ tài sản của Khách hàng, NH phải đảm bảo không chỉ cho ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn cho Khách hàng của họ.

    Nguyên tắc "Nợ trước-có sau " trong NHTM có thể hiểu như sau:
    - Đối với giao dịch thu tiền mặt: phải luôn đảm bảo: "thu tiền trước, ghi sổ sau", GDV (hoặc thủ quỹ) sau khi đã thu đủ tiền, ký tên trên chứng từ sổ quỹ, sau đó mới thực hiện ghi sổ kế toán
    Nợ TK tiền gửi
    Có TK Khách hàng
    - Đối với giao dịch chi tiền mặt: "ghi số trước, chi tiền sau": kiểm soát số dư tài khoản của KH có đủ khả năng chi trả không rồi mới ghi sổ và thực hiện chi tiền
    Nợ TK Khách hàng
    Có TK Tiền gửi
    - Đối với giao dịch chuyển khoản: chỉ ghi vào tài khoản bên Có sau khi biết bên Nợ có đủ số dư
    Nợ TK đơn vị thanh toán
    Có TK liên quan
    23 Tháng 3 2011
  2. trethovn
    trethovn
    bác su ơi cho em hỏi dòng nâu nâu ý:em tưởng chi tiền mặt là ngân hàng chi tiền từ TK của NH cho khách chứ đâu phải trích từ TK KH ạ?
    23 Tháng 3 2011
  3. Ngơ Siêu Nhân
    Ngơ Siêu Nhân
    Làm gì có cái tài khoản của NH tại chính NH đấy hả bạn , nếu chi tiền mặt để trả cho khách hàng , ví dụ như là chi tiền mặt để trả lãi thì là :
    Nợ Lãi phải trả
    Có Tiền mặt
    NH áp dụng Nợ trước Có sau để đảm bảo nguyên tắc thân trọng trong kế toán , liên hệ với cái trả tiền lãi bên trên , so với việc trả tiền trước và chưa được giảm nợ ( lãi phải trả ) thì cái được giảm nợ mà k phải trả tiền lãi nó vẫn an toàn hơn nhiều cho ngân hàng ;))
    24 Tháng 3 2011
  4. dickduck
    dickduck
    Nợ tk 4211...
    Có tk 1011
    24 Tháng 3 2011
  5. Ngơ Siêu Nhân
    Ngơ Siêu Nhân
    đấy là bạn dùng bảng tài khoản do ngân hàng nhà nước đưa ra , nhưng chủ yếu là các ngân hàng đều có riêng 1 bảng hệ thống tài khoản cho mình , vì vậy tốt nhất là ghi tên tài khoản chứ k phải số :)
    24 Tháng 3 2011
  6. lienbui
    lienbui
    sao lại thế nhỉ.
    tớ nhớ có một lần cô giáo ngân hàng nói rằng: trong kế toán ngân hàng không nhất thiết phải ghi Nợ trước Có sau
    Câu này cô giáo nói tớ nhớ mãi mà
    4 Tháng 10 2011
  7. hanbtn87
    hanbtn87
    Sao lại thế nhỉ? chắc là có nhầm lẫn gì đó chứ nếu không làm thế thì sao lại có hai dòng Nợ-Có đối ứng với nhau được bạn?
    4 Tháng 10 2011
  8. lienbui
    lienbui
    sao lại thế nhỉ. ^!^ .
    4 Tháng 10 2011
  9. phamthuphuong
    phamthuphuong
    định khoản kế toán, Nợ ghi trước, Có ghi sau, và Có ghi vào bên trong so với Nợ
    5 Tháng 10 2011
  10. daibang168
    daibang168
    Hi, theo mình thì như thế này

    Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, ngân hàng luôn ghi nợ tài khoản của người thanh toán trước rồi mới ghi có cho người thụ hưởng sau. Tức là, trừ tiền của tài khoản kia trước, rồi mới ghi có cho tài khoản kia sau.
    Trong ngân hàng chú ý nguyên tắc:
    - Đối với các giao dịch nộp tiền: thu trước, ghi sau (tức là mình nhận tiền về rồi, rồi mới hạch toán cho người ta)
    - Đối với các giao dịch rút tiền: ghi trước, chi sau (tức là mình ghi cho người ta, sau đó mới trả tiền)
    Đây là cái để đảm bảo cho an toàn cho ngân hàng mà thôi.

    Còn về tài khoản chữ T, người ta quy ước bên trái là nợ, bên phải là có. Đối với các khoản nội bảng, ghi kép: Tài sản thì dư bên nợ, còn nguồn vốn dư bên có. Ngoài ra có những khoản mục có tính chất lưỡng tính. Đối với các khoản ngoại bảng, ghi đơn.
    7 Tháng 10 2011
  11. hathu_1288
    hathu_1288
    trong trường hợp séc bảo chi mà cùng hệ thống ngân hàng được coi là có ủy quyền chuyển n ợ đương nhiên khi đó sẽ ghi có cho tài khopanr ng thụ hưởng sau đó lập lệnh chuyeenrnowj sang đòi ng mua vì đã chắc chắn khả năng khách trả tiền r ôi
    2 Tháng 4 2012
  12. essien
    essien
    Nh phải thuc hiện đơn giản vì làm như thế sẽ giảm thiểu rủi ro cho NH, đây là nguyen tac rất cơ bản trong KTNH.
    2 Tháng 4 2012
  13. hongphuong_vab
    hongphuong_vab
    ngtac nợ trước có sau tức là có tiền trên tài khoản của chủ tài khoản thì lệnh chi mới dc thực hiện.nhằm đảm bảo an toàn tài sản.
    16 Tháng 4 2012


* Theo hướng dẫn ghi sổ của Quyết định 15 thì "Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng."

* Một số tài liệu nước ngoài thì nói rằng đó là do thói quen từ trước, nhằm dễ đọc và giảm sai sót khi ghi sổ:

- Với mỗi nghiệp vụ, theo thói quen thì liệt kê bên Nợ trước (thẳng về bên trái), rồi tới bên Có (xích vào bên phải). "For each transaction, it is customary to list "debits" first ( flush left), then the credits (indented right). " (Principles of Accounting Chapter 2)

- "Note that it is customary to enter the debit part first, and the credit entry second. The credit entry account title is indented, to help set it off from the debit account titles. These practices are used to make the journal entry easier to read, and reduce errors in posting. " (Accounting Tutorial)

* Có nơi cho rằng : Bút toán đầu tiên là để ghi nhận nguồn vốn khởi sự doanh nghiệp, thường dưới hình thức Tài sản như tiền mặt, xe ... nên nó sẽ là Vốn = Tài sản; và Vốn là tài khoản bên Có được trình bày bên phải, còn tài sản là tài khoản bên nợ được trình bày bên trái nên sẽ chuyển thành Tài sản = Vốn (nguồn: www.ismail.com.my - accounting primer) --> mình suy ra bên Tài sản là bên Nợ thì ghi trước

* Tuy nhiên câu trả lời thú vị nhất theo mình là ở đây :

Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung Generally accepted accounting principles

Một hệ thống kế toán ghi sổ kép (nay gọi là kế toán tài chính ) lần đầu tiên được mô tả năm 1494 bởi một tu sĩ dòng Phanxicô, Fra Luca Pacioli, sống ở vùng Tuscany của Ý. Theo kết quả nghiên cứu sâu rộng của ông về hệ thống ghi sổ kép, sau này được biết đến như là hệ thống Venetian, Pacioli được coi là cha đẻ của kế toán. Sinh năm 1445, ông là một trong những bộ óc vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng, là một nhà toán học, giáo sư đại học, và tác giả sáng tác. Quy trình kế toán Pacioli mô tả được gọi là một hệ thống kép bởi vì nó có hai mục để ghi lại một giao dịch. Được rút ra từ bản chất của giao dịch, một sự trao đổi tài nguyên cùng giá trị được đồng thời nhận được và cho đi, hệ thống kế toán sử dụng một mục để ghi lại các nguồn lực nhận được trong một giao dịch, và một mục khác để ghi lại các tài nguyên được đưa ra trong trao đổi. Bút toán ghi đầu tiên của việc ghi sổ kép được gọi là ghi nợ, và số tiền của mục đầu tiên được đặt ở cột bên trái của nhật ký. (Debit xuất phát từ một từ tiếng Latin có nghĩa là "bên trái" và được viết tắt dr.) Các bút toán sau là ghi có, và số tiền của mục này được đặt ở cột bên phải của nhật ký. (Credit xuất phát từ chữ Latin credere có nghĩa là "bên phải" và được viết tắt cr.) Vì bút toán kép đại diện cho một giao dịch, trao đổi tài nguyên bằng giá trị, số tiền của bên nợ bằng với số tiền của bên Có, và tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kế toán, tổng của tất cả các bút toán nợ phải bằng tổng của tất cả các bút toán Có. Trong nhiều thế kỷ, kế toán tồn tại như một truyền thống truyền miệng từ thế hệ này đến thế hệ kế tiếp. Các quy tắc, phương pháp, và các định dạng cho công việc kế toán được phổ biến rộng rãi và trải qua một thời gian chúng được những người làm kế toán chấp nhận chung. Mãi cho đến thế kỷ 20 các quy tắc kế toán đã được thực hiện một cách chính thống hơn, thay vì chấp nhận như là một truyền thống truyền miệng. Phần lớn là do những nỗ lực của Ban tiêu chuẩn kế toán tài chính (FAS8-) và VIỆN KẾ TOÁN CÔNG CHỨNG MỸ (AICPA), có lẽ là hai tổ chức quan trọng nhất chi phối việc thực hành của kế toán tài chính ngày nay, các quy tắc hành nghề kế toán đang được hệ thống hóa và được coi là "nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung" (GAAP). Uỷ ban Chứng khoán (SEC) yêu cầu tất cả các báo cáo tài chính được công bố phải được xây dựng theo quy định của GAAP. Các Sở thuế vụ (IRS) yêu cầu việc ghi chép kế toán cho các doanh nghiệp thực hiện theo GAAP. Do các truyền thống truyền khẩu lâu dài, việc pháp điển hóa của GAAP, các tổ chức khác nhau có liên quan với việc thực hành kế toán tài chính, và sự ủng hộ từ các SEC và IRS, kế toán tài chính (double-entry) đã trở thành tiêu chuẩn giữa các doanh nghiệp, tổ chức ngày nay.

Để hiểu thêm về Nợ Có thì bạn xem ở đây : Debit, credit



https://webketoan.com/threads/13228-dinh-nghia-no-co-trong-mot-tai-khoan/
http://danketoan.com/threads/no-co-la-gi.104114/






Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu