Tín dụng là gì? Nghề tín dụng là gì?



PHẦN I: TÍN DỤNG LÀ GÌ? NGHỀ TÍN DỤNG LÀ GÌ?

1.1 Tín dụng:

Khái niệm: Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. TD có vị trí quan trọng đối với việc tích tụ, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh doanh. TD được phân loại theo các tiêu thức: thời hạn TD (TD ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); đối tượng TD (TD vốn cố định, TD vốn lưu động); mục đích sử dụng vốn (TD sản xuất và lưu thông hàng hoá, TD trong tiêu dùng); chủ thể trong quan hệ TD (TD hàng hoá, TD thương mại, TD nhà nước). – theo Bách Khoa toàn thư – PGS. TS Phạm Hùng Việt.

Có thể diễn giải khái niệm này một cách đơn giản hơn như sau: Dựa vào nghĩa của 02 từ Tín và Dụng trong cụm từ ta thấy rằng Tín là chữ tín, Dụng hiểu nôm na là sử dụng, ghép 2 từ lại ta có 1 khái niệm dễ hiểu Tín dụng là việc sử dụng vốn, tài sản của người khác bằng uy tín, tín nhiệm của người sử dụng.

Rõ ràng, trong khái niệm này ít nhất phải có 02 chủ thể: Người có vốn (Người cho vay) – muốn cho vay và Người có chữ tín (hoặc tài sản thế chấp) muốn đi vay (Người đi vay). Người cho vay có quyền sở hữu vốn nhưng chưa/không có nhu cầu sử dụng vốn nên đã chuyển giao Quyền sử dụng cho Người đi vay. Người đi vay chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu đối với món vay.
 
Về cơ bản, trong các NHTM hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính:
  • Tín dụng cá nhân: Phục vụ các khách hàng cá nhân, nhu cầu phục vụ đời sống như: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân …..
  • Tín dụng doanhh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác).
Để tìm hiểu thêm về Nghiệp vụ tín dụng các bạn vui lòng tham khảo các bài viết trên ub.com.vn hoặc mua sách tham khảo trên thị trường. Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ chỉ đưa cho các bạn cái mà các bạn không thể tìm thấy trên sách vở: cái nhìn chung, đặc trưng và những góc cạnh của tín dụng trong tổ chức tín dụng.

1.2 Nghề tín dụng:

Người làm tín dụng (thực hiện trực tiếp nghiệp vụ tín dụng) là cầu nối giữa Ngân hàng (tổ chức có vốn) và Khách hàng (cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp có nhu cầu vốn).
 
Trong mỗi tổ chức tín dụng Người làm tín dụng được gọi bằng những cái tên khác nhau tùy theo cấp độ: Nhân viên tín dụng/ Nhân viên Quan hệ khách hàng, Chuyên viên tín dụng/ Chuyên viên quan hệ khách hàng, Chuyên viên tín dụng bậc 1,2,3... chuyên viên tín dụng cao cấp…. Sau đây xin gọi chung là Chuyên viên tín dụng.

Cũng giống như Tín dụng, Chuyên viên tín dụng được chia là 02 mảng:
  1. Chuyên viên tín dụng Cá nhân: Phụ trách mảng tín dụng cá nhân.
  2. Chuyên viên tín dụng Doanh nghiệp: Phụ trách mảng doanh nghiệp.

Hỗ trợ cho Chuyên viên tín dụng có:
  • Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh – phát triển sản phẩm: Tìm kiếm khách hàng (một phần) cho Chuyên viên tín dụng.
  • Nhân viên Hỗ trợ tín dụng (hay còn gọi là Quản lý tín dụng): Lưu trữ hồ sơ, hỗ trợ khách hàng sau vay, phối hợp kiểm tra khách hàng sau vay, hạch toán thu gốc, lãi .. món vay.
  • Ngoài ra, tất cả các phòng ban trong một tổ chức tín dụng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau nên tất yếu cũng sẽ ảnh hưởng đến Phòng tín dụng và Chuyên viên tín dụng bằng mối quan hệ phối hợp.
Chuyên viên tín dụng chịu những áp lực gì?

Sở dĩ chúng tôi nêu áp lực trước để các bạn thấy rằng đây là một nghề không hề “như mơ”;;)
  • Áp lực về thời gian: Một chuyên viên tín dụng thực thụ phải là một người có ý thức về thời gian tốt, không chỉ trong công việc nội bộ mà còn với cả khách hàng.
  • Áp lực về doanh số: Hầu hết các ngân hàng đều sử dụng chỉ tiêu về doanh số để làm động lực thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên. Doanh số ở đây không chỉ đơn thuần là doanh số cho vay mà còn có thể là các loại doanh số khác như: doanh số huy động, doanh số thu phí ….
  • Áp lực về tính chính xác và trách nhiệm công việc: Mỗi một hành động của bạn đều ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng bạn đang làm việc, vì thế mọi hành động của bạn đều phải hết sức cân nhắc, không chỉ trong mà còn là ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc. Không chỉ thế, tín dụng là hoạt động kinh doanh trực tiếp trên Tiền (loại tài sản có khả năng thanh khoản tức thì J ) nên mọi sơ xuất của bạn đều có thể dẫn tới thiệt hại về kinh tế. Khi gây thiệt hại về kinh tế chính bạn sẽ phải là người đền bù.
Áp lực như vậy thì làm chuyên viên tín dụng sẽ được gì?
  • Được làm việc tại môi trường tốt: Hầu hết các ngân hàng đều là những môi trường làm việc năng động, trẻ và khá tốt (tuy nhiên mức độ giữa các ngân hàng là khác nhau). Tính minh bạch cao, con người thân thiện hòa đồng.
  • Được giao tiếp rộng: Nếu bạn là chuyên viên tín dụng thì khả năng giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể sau năm làm việc đầu tiên. Mối quan hệ của bạn sẽ được mở rộng, bạn sẽ có cảm giác làm chủ cuộc sống tốt hơn và trưởng thành nhanh hơn rất nhiều.
  • Được lương + thưởng tốt: Hầu hết các ngân hàng đều có lương và thưởng khá tốt so với doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, nếu bạn có ý định làm giàu thì sẽ không dễ nếu chỉ làm chuyên viên tín dụng.
  • Cơ hội thăng tiến: Cơ hội thăng tiến đặc biệt tăng cao khi các ngân hàng luôn luân chuyển nhân sự liên tục. 1 năm làm ở ngân hàng B chỉ là chuyên viên nhưng khi sang ngân hàng A bạn có thể được thăng chức tổ trưởng …..
  • Khả năng tư duy: Đây là cái được cuối cùng và quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bạn. Nếu bạn là người có óc sáng tạo, nhanh nhạy, tư duy tốt thì đây là môi trường lý tưởng cho bạn rèn luyện điều đó.
Vậy, chuyên viên tín dụng cần những phầm chất, kỹ năng gì?
  • Trung thực: yếu tố quan trọng nhất, bạn phải trung thực. Mọi hành vi không trung thực đều có thể dẫn tới hậu quả khôn lường và sẽ ảnh hướng đến túi tiền của bạn.
  • Nhanh nhẹn, khả năng tư duy, nắm bắt cơ hội tốt: Khả năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng làm cho khách hàng hài lòng và đến với bạn nhiều hơn, cũng như tìm kiếm được nhiều khách hàng mới hơn.
  • Có kiến thức chuyên môn về tín dụng và kiến thức kinh tế tổng hợp, có khả năng phân tích nhanh, tốt. Quyết đoán trong công việc.
  • Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc tính của các ngân hàng khác nhau mà cần phải có những phẩm chất, kỹ năng khác nhau.

------------------------
NOTE: Trong giai đoạn các Ngân hàng đang thi nhau thay đổi mô hình như hiện nay, Tín dụng đơn thuần không còn nữa, thay vào đó Chuyên viên Tín dụng hay Cán bộ tín dụng được gọi chung thành: Chuyên viên Quan hệ Khách hàng - RM (relationship manager) và ARM (assistant relationship manager).

Khi đó, nhiệm vụ của RM là:
  • Quản lý toàn bộ KH: Bao gồm cả Tín dụng và Huy động
  • Chăm sóc khách hàng: Bao gồm cả Tín dụng và Huy động
  • Chịu sức ép doanh số về: Tín dụng + Huy động + Thẻ + Tài khoản ....

Tóm lại: RM sẽ không chỉ đơn thuần là cho vay thông thường mà phải tư vấn khách hàng, quản lý KH theo sát tất cả mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Vì nhiệm vụ nặng nề vậy nên Kinh nghiệm, kiến thức sẽ có cơ hội tích lũy nhiều hơn và đương nhiên ... lương cũng khá cao :)

(Còn nữa...)


  1. Cảm ơn anh Hungviet vì bài viết rất hữu ích! Tuy nhiên em có 1 thắc mắc nhỏ :
    Theo em được học thì " Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian sử dụng được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu" Trong bài viết trên có nói :
    "Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi"

    Trích dẫn: http://ub.com.vn/threads/341-Tin-du...g-la-gi-Phan-I-?p=3029#post3029#ixzz1I927C1P8
    Cho em hỏi trong trường hợp người vay không phải trả lãi thì đó có thực sự được gọi là tín dụng không?
    VD em cho bạn em vay 100k sau 1 tháng ng bạn đó trả lại em vẫn 100k ( bạn bè mà sao phải tính toán). Theo em trường hợp này, hành động cho vay của em không phải là hoạt động " tín dụng".
    Với tinh thần " dốt nhưng không ngại dấu dốt" em nghĩ sao thì nói vậy! Mong mọi người chỉ bảo thêm nhưng xin đừng ném đá em tội nghiệp!
    Bình luận 31 Tháng 3 2011
  2. hungviet
    hungviet
    Câu hỏi của e rất hay.
    Theo quan điểm của anh, trường hợp của em VẪN LÀ TÍN DỤNG về mặt bản chất.
    Vì việc thu được lượng giá trị lớn hơn chỉ mang tính chất tương đối, lượng giá trị ở đây, có thể hiểu là giá trị bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng hình thức khác có thể quy ra giá trị bằng tiền hoặc không; miễn sao đảm bảo nguyên tắc: có sự chuyển giao quyền sử dụng (dụng) dựa trên uy tín (tín) của bên được chuyển giao quyền sử dụng.
    Về bản chất, dựa vào cụm từ tiếng việt ta có thể hiểu như vậy. Còn nói chung, trường hợp nào cũng có sự gia tăng "giá trị" cả, không phải là tiền, hiện vật thì là ... tình cảm (mà tình cảm thì vô giá rồi, hơn cả tiền và hiện vật ấy chứ :) )
    Bình luận 31 Tháng 3 2011
  3. Blueclould
    Blueclould
    @ a Hungviet : anh nói về mặt tình cảm thì em chịu rồi :))
    Nhưng nếu trong cuộc thi tuyển vào ngân hàng mà có câu hỏi tương tự em vẫn trả lời đó KHÔNG PHẢI LÀ TÍN DỤNG ! Có 2 lý do :
    - dựa vào các đặc trưng của tín dụng thì em cho là thế
    - Cô giáo em nói thế :))
    Em đang trong thời gian viết khóa luận , khá rảnh nên mong muốn trau dồi kiến thức thi vào các ngân hàng. MOng chờ bài viết tiếp theo của anh!
    Bình luận 31 Tháng 3 2011
  4. hungviet
    hungviet
    Anh cũng chia sẻ thế này.
    Thứ nhất: Thày không phải lúc nào cũng đúng
    Thứ hai: Em hoàn toàn có thể nói quan điểm của e khi phỏng vấn miễn sao e thuyết phục đc họ (e sẽ được đánh giá rất cao nếu thuyết phục đc họ- kể cả quan điểm của e trái ngược với quan điểm thông thường - cứ mạnh dạn)
    Bình luận 31 Tháng 3 2011
  5. Hunter0126
    Hunter0126
    Gửi bác Hùng
    Mình là người đang ứng tuyển vị trí nhân viên tín dụng trong các NH của VN, mình thấy về bản chất công việc là giống nhau, tuy nhiên hiện nay việc mỗi NH gọi một tên khác nhau có một số sự bất tiện cho ứng viên:
    1. Làm ứng viên thực sự không biết và hiểu rõ nội dung khi ứng tuyển
    2. Mất thời gian phỏng vấn của ban tuyển dụng (mình đắng ký 3 NH thì cả 3 hội đồng đểu hỏi "em có biết vị trí này cần làm gì không" đặt trường hợp nếu mình vào hàng bán cá chắc chắn mình sẽ hiều là mình có nhu cầu phát sinh giao dịch liên quan tới cá.
    Khẩn thiết mong các tiền nhân đi trước có thể cho một bản thống kê vị trí theo định nghĩa mà các vị sẽ cung cấp thông tin trên diễn đàn và tên thường gọi của các NH đối với vị trí đó.
    Chân thành cảm ơn ban quản trị đã đọc ý kiến cá nhân của mình!
    Bình luận 1 Tháng 4 2011
  6. saochoi89
    saochoi89
    Câu này nghe wen wá chắc bạn học trường NH àh, bạn học khoa j thía?
    Bình luận 16 Tháng 6 2011
  7. Blueclould
    Blueclould
    Uh, mình học Ngân hàng Khoa Kế toán-kiểm toán :d. Chắc bọn m cùng K10 rùi!
    Bình luận 16 Tháng 6 2011
  8. saochoi89
    saochoi89
    ùa, t học TTQTA,cau wen ai học TTQT kh?
    Bình luận 16 Tháng 6 2011
  9. sonhai
    sonhai
    không biết cậu Hunter0126 đã trúng tuyển vào NH nào chưa, nhưng với câu hỏi của người tuyển dụng như cậu nói:
    "em có biết vị trí này cần làm gì không" thì về bản chất không phải là việc họ không biết cậu tuyển vào vị trí nào để hiểu mà làm như vậy họ muốn xem phản ứng của cậu với một vấn đề như thế nào, có thể chưa hiểu về bản chất công việc đó nhưng có thể nói được một vài ý liên quan đến công việc đó và căn cứ vào thái độ trả lời có thể cho điểm bạn đạt mức độ nào. Quả thực tại sao không còn tên đơn giản là Nhân viên tín dụng, thực chất ra do sự thay đổi mô hình của các Ngân hàng trong nước được tư vấn bởi các Ngân hàng nước ngoài và vì vậy mở rộng khái niệm về nhân viên tín dụng trở thành : Nhân viên phục vụ khách hàng. Và tên gọi hình thức nhân viên tín dụng cũng thay đổi mục đích để phù hợp hơn với các hoạt động thực tế của họ.

    Thử tưởng tượng bạn là khách hàng, trong đó bạn chỉ quen một nhân viên ngân hàng. Sẽ làm sao nếu bạn có nhiều nhu cầu vửa gửi tiền, vừa vay tiền, vừa dùng các dịch vụ khách như thẻ, chuyển tiền... và mỗi lần như vậy bạn phải gọi tới ngân hàng và hỏi về sản phẩm lại phải gặp 1 nhân viên tư vấn khác nhau. Về mặt hình thức thì hiện tại NH đang chia ra như vậy. Nhưng về mặt tổng hợp tương lai, các ngân hàng muốn một nhân viên có thể tổng hợp phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, có như thế, khách hàng mới không thấy lạ lẫm khi làm việc với Ngân hàng. Một nhân viên Quan hệ khách hàng sẽ biết tổng hợp mọi nghiệp vụ để phục vụ khách hàng lúc cần thiết, mặc dù công việc chủ đạo của nhân viên này có thể chủ yếu là cho vay, nhưng nhân viên RM sẽ vẫn nhận các yêu cầu khác của khách hàng và nhân viên RM này sẽ tự xử lý thông tin nội bộ và tổng hợp cung cấp phục vụ nhu cầu của khách hàng. Bằng 1 nhân viên RM duy nhất, khách hàng sẽ được thỏa mãn các nhu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng mà không phải mất nhiều thời gian tìm hiểu hỏi nhân viên khác về sản phẩm cần dùng.

    Để hiểu sâu, sát hơn về hoạt động ngân hàng, bạn cần đọc nhiều thông tin hơn nữa về các yêu cầu vị trí khi tuyển dụng. Đó là mục đích cuối cùng của việc tuyển dụng: Tuyển đúng người, đúng việc.

    Anh ở K5 HVNH, ai cần liên hệ trao đổi KN thì cứ post vào mail nhé. cảm ơn
    Bình luận 16 Tháng 6 2011
  10. nobita0410
    nobita0410
    Chào anh chị! Đầu tiên em cảm ơn anh HungViet đã chia sẽ điều này :)
    Hiện tại em mới là sv năm 3, cuối rồi. Nhưng em chưa hiểu rõ bản chất của tín dụng lắm (em chưa đc học môn này). Em học chuyên ngành NHTM mà nôm na là sau mình sẽ làm tín dụng. Tức là cho người khác vay tiền. Đọc phần của anh và mọi người thì suy nghĩ của em có phần đúng. Với các vị trí trong NH em cũng có tìm hiểu qua. Nhưng em không thật sự hiểu về các công việc. Chỉ biết mình có thể làm chuyên viên tín dụng, chuyên viên thẩm định. Không ai học NHTM sẽ làm giao dịch viên phải ko ạ? Em muốn anh chị chia sẽ hiện em học chuyên ngành NHTM tại HVNH sau này những vị trí nào có thể phù hợp với em ạ? Em cảm ơn!
    Bình luận 16 Tháng 6 2011
  11. ilovemetoomuch
    ilovemetoomuch
    a việt hưng ơi, cho e hỏi với. e chưa rõ lắm sự giống và khác nhau giữa cầm cố và thế chấp. Theo quy định mới nhất của luật dân sự thì 2 khái niệm này được hiểu như thế nào ? e vào mấy trang mà thấy có 2 quan điểm khác nhau. luật 95 thì phân biệt dựa trên phân loại tài sản thành động sản và bất động sản còn luật 2005 thì theo " sự chuyển giao ts". Hiện nay các ngân hàng có thông nhất khái niệm này với nhau ko a ? a giải thích giùm e nhá ! thank u...
    Bình luận 25 Tháng 6 2011
  12. ice
    ice
    lúc ra trường mình có làm đề tài khóa luận về tài sản bảo đảm nên cũng biết chút về vấn đề này. Mình xin trả lời theo những gì mình hiểu, có gì thiếu các bạn bổ sung nhé

    - Cầm cố tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho Ngân hàng (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính mình (đối với khách hàng vay) hoặc người khác (đối với bên thứ ba). Ngân hàng cho vay có thể ủy quyền cho bên khác giữ tài sản cầm cố.
    - Thế chấp tài sản là việc khách hàng vay, bên thứ ba (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng cho vay và không chuyển giao tài sản đó cho Ngân hàng cho vay. Các bên có thể thỏa thuận giao cho bên khác giữ tài sản thế chấp.


    Như vậy khác nhau ở chỗ chuyển giao tài sản hay không chuyển giao tài sản đó bạn.

    Khi cầm cố thì mình sẽ đem tài sản tới NH, NH sẽ giữ tài sản đó để đảm bảo khoản vay, các tài sản cầm cố thường là vật dễ di chuyển như GTCG, sổ tiết kiệm...v.v..

    Thế chấp: mình chỉ đk giấy tờ bảo đảm còn tài sản vẫn do mình giữ, mình có trách nhiệm tự bảo quản tài sản này và vẫn được sử dụng tài sản vào sx bình thường. Tài sản đem thế chấp thường là nhà ở, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...v...v..

    ---------- Post added 06-25-2011 at 10:03 PM ----------

    à, thêm điều nữa. Bây giờ áp dụng luật ds 2005, 95 hết hạn rồi bạn ạ.
    Bình luận 25 Tháng 6 2011
  13. ngtuyet
    ngtuyet
    anh ơi, sao em thấy nghề tín dụng này chẳng khác gì nhiều so với nhân viên kinh doanh thế? Như em thấy một số công ty tuyển cộng tác viên kinh doanh với công việc là đi tìm kiếm khách hàng, thuyết phục họ ký kết hợp đồng với công ty. Nếu nghề tín dụng công việc cũng tuơng tự như thế này thì làm sao nổi, nếu ký được hợp đồng thì không sao còn không ký được hợp đồng thì chẳng được gì mà còn mất tiền xăng dầu.
    Bình luận 1 Tháng 7 2011
  14. HuongThuy
    HuongThuy
    Ngân hàng cũng là một Doanh nghiệp mà bạn. Cũng kinh doanh và bán các sp nhưng sản phẩm nè là sp đặc biệt
    Khác nhau ở chỗ đó thôi he he
    No pain no gain bạn ạ ;)
    Bình luận 2 Tháng 7 2011
  15. you839
    you839
    Anh cho Em hỏi vài vấn đề nhé, Em cũng từng đi pv vị trí Tín Dụng. họ hỏi Em là: Nhân viên TD là tìm kiếm khách hàng vay vốn, vậy :
    Em tìm kiếm ở đâu?
    khi nhờ hết mối quen biết để cho vay rồi thì kiếm ở đâu nữa?
    Ai sẽ giới thiệu cho Em?
    Em mới ra trường, mối quan hệ cũng k nhiều, nên khó trả lời dc. Anh giải giúp Em nhé???
    Bình luận 2 Tháng 8 2011
  16. longphan89
    longphan89
    A HV có thể cho e biết trách nhiệm chính của Tư vấn tài chính cá nhân ở Maritime Bank là j k ạ?? Nó khác j với QHKH vậy a :)
    Bình luận 2 Tháng 8 2011
  17. thuhang2412
    thuhang2412
    Em cũng thấy bây giờ ngân hàng đòi hỏi nhân viên trong thời gian thử việc phải huy động một lượng tiền gửi rất lớn. Như thế có thiệt thòi cho những người không có điều kiện quá không? Mà sao không thấy a hungviet tiếp tục bài viết vậy ạ? Em thấy rất hay và bổ ích ạ.
    Bình luận 21 Tháng 9 2011
  18. camphu207
    camphu207
    em đang cần cái này! hi thanks anh! nhưng sao em kết bạn với anh trên fb ko được nhỉ?
    Bình luận 26 Tháng 11 2011
  19. duyhcmuaf
    duyhcmuaf
    Thanks bạn nhé! rất bổ ích
    Bình luận 19 Tháng 12 2011
  20. anhkha
    anhkha
    Thanks anh hungviet, bài viết rất hay!
    Bình luận 19 Tháng 12 2011
  21. GragonV
    GragonV
    chuyện này lâu rồi, nhưng giờ mình mới đọc nên xin góp ý :)
    mình đồng ý với ý kiến của anh Hùng, miễn là tăng giá trị
    tuy nhiên nếu thấy việc mang lại giá trị tình cảm cho người cho vay chưa thoả đáng, thì thiết nghĩ nên phân tích theo hướng
    nòng cốt của tín dụng là tận dụng nguồn vốn rỗi, sử dụng nguồn vốn đó cho một muc đích tốt hơn là để "rỗi". Thế thì trong trường hợp này, bạn của bạn đã sử dụng một số tiền rỗi của bạn (cứ giả sử là rỗi nhé, k đem chi phí cơ hội vào làm gì cho nó phức tạp hoá vấn đề) vào một mục đích gì đó, và mục đích này có thể coi như là đã mang lại một lợi ích gì đó cho bạn của bạn (tất nhiên theo "nghiệp vụ" thì bạn phải ... bắt bạn của bạn chứng minh được điều đó :D, chứ trường hợp bạn của bạn mượn rồi bỏ vào túi để yên thì không còn ý nghĩa, ít nhất phải có khoe ra cho oách là mình có tiền trong túi :)) ) thì lúc này "thương vụ" giữa bạn và bạn của bạn được xem là tín dụng (xét trên phương diện mang lại lợi ích chung)

    Nhưng đúng là quan điểm kiểu này nên dùng khi phỏng vấn...
    còn khi làm bài tập, thi tuyển, thì chắc là vẫn phải tuân theo nguyên tắc và đặc trưng của tín dụng như bạn đã nói ở cmt dưới ^^
    Bình luận 7 Tháng 1 2012
  22. vinguyen1205
    vinguyen1205
    Cảm ơn anh Hưng Việt đã chia sẻ tài liệu!
    Bình luận 26 Tháng 6 2012
  23. autumn_october_9x
    autumn_october_9x
    chào anh, em đang học K12 HVNH, năm tới em đã bước sang năm thứ 4 rồi, chuyên ngành em theo học cũng là quản lý tín dụng.Bài chia sẻ của anh giúp em biết thêm những thông tin cần thiết về kinh nghiệm làm việc mà em không được học trong nhà trường. Em rất lo lắng không biết sang năm mình có xin được việc ngay không, phỏng vấn người ta đánh giá mình trên những tiêu chí gì, ngoài bài thi viết thể hiện sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn. EM cũng nghe nói vòng phỏng vấn có khi còn quyết định tới việc trúng tuyển nhiều hơn là bài thi viết, như vậy có đúng không ạ
    Bình luận 6 Tháng 8 2012
  24. ngocsangcc
    ngocsangcc
    Bài viết hay quá, thanks anh hungviet, em là sinh viên năm cuối DHKT TPHCM khoa NH, em cũng đang tìm hiểu các vị trí trong NH, mong anh chỉ giáo thêm.
    Bình luận 10 Tháng 8 2012
  25. namhbhvtc
    namhbhvtc
    Bài viết nào của anh hungviet cũng rất bổ ích và hầu như không tìm thấy trong sách vở. Cám ơn anh nhiều. :D
    Bình luận 11 Tháng 8 2012
  26. duongthaingocdhkt
    duongthaingocdhkt
    mình học kế toán thì có làm tín dụng được không nhỉ :):-/
    Bình luận 13 Tháng 9 2012
  27. Heo_Pr0
    Heo_Pr0
    thanks anh nhìu nhìu,tìm đc tài liệu cần đúng lúc quan trọng
    post típ phần 2 cho bọn em tham khảo típ anh nha, đang giai đoạn cần gấp rút T.T
    Bình luận 3 Tháng 10 2012
  28. hai09062
    hai09062
    Mọi người ơi, cho mình hỏi. Mình đang ôn thi vào ngân hàng, họ thông báo là thi 3 môn: Nghiệp vụ tín dụng và kế toán, tin học vp. vậy Nghiệp vụ tín dụng là 1 phần trong Nghiệp vụ NHTM phải k ạ? hay ntn? bác nào có thông tin thì tư vấn dzùm mình. tks.
    Bình luận 19 Tháng 10 2012
  29. meoconmeomeo910
    meoconmeomeo910
    Đúng là các NH sau này càng tiến đến phân chia nghiệp vụ tín dụng thành nhiều bộ phận nhỏ để hỗ trợ lẫn nhau, chứ đến giờ mình vẫn phải chăm sóc KH từ A->Y nè, từ tìm kiếm KH -> thẩm định tín dụng + định giá TSĐB -> soạn và đi công chứng hợp đồng -> giải ngân -> kiểm tra sử dụng vốn -> thu nợ -> cơ cấu, xử lý nợ. Chỉ còn khâu cuối cùng là sau khi hết các biện pháp để xử lý nợ, phải kiện đưa ra toà thì mới chuyển bộ phận khác thôi.
    Bình luận 19 Tháng 10 2012
  30. kaka1899
    kaka1899
    thanks add nhé, những kiến thức rất bổ ích cho sv mới ra trường :)
    Bình luận 16 Tháng 1 2013
  31. mainhung282
    mainhung282
    cám ơn bạn nhé, rất hữu ích!
    Bình luận 16 Tháng 1 2013
  32. phungthailinh16
    phungthailinh16
    Cảm ơn anh. Bài viết thật sự rất bổ ích
    Bình luận 22 Tháng 2 2013
  33. huyneuk52
    huyneuk52
    Anh ko viết tiếp ạ.[-X
    Bình luận 4 Tháng 3 2013
  34. buithinhuhoa6590
    buithinhuhoa6590
    rất bổ ích cám ơn a HV
    Bình luận 7 Tháng 4 2013
  35. triet1117
    triet1117
    thanks vì bài viết, chúc sức khỏe
    Bình luận 2 Tháng 5 2013
  36. hai09062
    hai09062
    e đang là SV, e hỏi cái này vs ạ. Nghiệp vụ tín dụng nhà nước do cơ quan nào thực hiện, chọn 2 phương án đúng ạ??
    1. Kho bạc nhà nước
    2. Ngân hàng BIDV
    3. Ngân hàng Phát triển việt nam VDB
    Cảm ơn mọi người ạ !!!
    Bình luận 8 Tháng 6 2013
  37. seaqng
    seaqng
    Theo mình được học thì không thể được gọi là tín dụng. Đây được gọi là cho mượn thôi.
    Bình luận 6 Tháng 8 2013
  38. hanhntb
    hanhntb
    Theo tôi thì khái niệm về tín dụng bạn hungviet đưa ra ở trên chỉ mang tính chất chung của từ ngữ. Còn trong ngân hàng: Tín dụng được hiểu là việc ngân hàng cấp cho khách hàng một khoản tiền hoặc cam kết trả tiền.
    Còn về vấn đề chuyên viên tín dụng được gì? thì mình nghĩ cái được nhất khi làm tín dụng là được mở rộng kiến thức (đặc biệt đối với người làm tín dụng khách hàng doanh nghiệp) vì khi làm tín dụng bạn phải quan tâm đến các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến khách hàng từ tính pháp lý của khách hàng (bổ nhiệm Chủ tịch/Tổng giám đốc, ủy quyền, vốn, kinh doanh ngành nghề có điều kiện, tài sản...) đến tính trung thực/hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tài chính (có cần kiểm toán hay không?)... Nói chung là tôi thấy nếu so sánh giữa giao dịch viên kế toán và tín dụng thì làm tín dụng sẽ thu được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên, hiện nay áp lực làm tín dụng lớn hơn rất nhiều so với giao dịch viên; thời buổi khó khăn làm thật thì ít làm giả thì nhiều.
    Bình luận 7 Tháng 8 2013
  39. sunflower123
    sunflower123
    Các anh chị cho em hỏi là: chuyên viên khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp có phải là nhân viên tín dụng không ah?
    Sinh viên mới ra trường có thể ứng tuyển vào vị trí chuyên viên khách hàng cá nhân không ak? :)))
    Bình luận 19 Tháng 8 2013
  40. vuongto
    vuongto
    Hay & bổ ích.Theo dõi để học hỏi.
    Bình luận 19 Tháng 8 2013
  41. hieu_ken_123
    hieu_ken_123
    rất là hay và chuẩn xác
    Bình luận 24 Tháng 9 2013
  42. Nguyen Cao Khang
    Nguyen Cao Khang
    Rất chi là hay! Cám ơn a :D
    Bình luận 24 Tháng 9 2013
  43. bongcucvang
    bongcucvang
    Mình là dân công sở nhé, ko phải ngành ngân hàng nên theo mình hiểu tín dụng là vay trả ( có thể là có lãi hay không có lãi)
    còn tín dụng đen là vay trả với lãi xuất cao mà lại trốn thuế, hơi đi ra ngoài của từ tín dụng chút.
    Còn về việc tuyển dụng: là bạn Hunter0126 nói rất rất đúng đề nghị mọi người nên lập 1 toppic với chủ đề: vị trí nào thì cần kiến thức gì và cần làm những gì ( em có biết vị trí này cần làm gì không )
    Như thế rất cần cho những bạn sinh viên xin việc và bắt đầu làm việc. Chắc chắn ngân hàng cũng tuyển dụng được nhiều hơn, mà con số thất nghiệp của sinh viên học ngân hàng ra cũng giảm đi. Tks.
    Bình luận 7 Tháng 11 2013
  44. Celia
    Celia
    Cam o anh ve bai viet hay a
    Bình luận 9 Tháng 12 2013
  45. TA1287
    TA1287
    Phần 2 thôi anh ơi : )
    Bình luận 8 Tháng 1 2014
  46. vnproject
    vnproject
    cảm ơn anh đã chia sẻ.
    Bình luận 26 Tháng 12 2014
  47. quynhhoa.aof
    quynhhoa.aof
    thank anh ạ !!!
    Bình luận 17 Tháng 4 2015
  48. dinhthuhien1991
    dinhthuhien1991
    Các anh chị trả lời giups em câu hoi trong đề thi ngân hàng với ạ
    1) Trong cho vay bằng tài sản, NHTM cung cấp trực tiếp cho KH :
    - Máy móc, thiết bị, phương tiện vận t ải
    - Tiền mặt
    - thẻ tín dụng
    - cả 3
    2) NHTM cho vay k cần đến ts ài sản đảm bảo mà gặp rủi ro khách quan thì cơ quan nào sẽ xử lý khoản vay đó
    - ngân hàng nhà nước VN\
    - chính phủ
    - quốc hội
    - chính quyền địa phương
    3) Thời hạn cho vay của một khoản vay của NHTM bao gồm
    - thời hạn giải ngân
    - thời hạn ân hạn
    - thời hạn trả nợ
    - cả 3
    Em cảm ơn ạ



Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu