Dảo nợ




Dân ngân hàng chúng ta ít nhiều đã nghe cụm từ "đảo nợ ngân hàng" và cán bộ tín dụng lâu năm có lẽ đã quen thuộc với việc "đảo nợ" này. Vậy đảo nợ là gì ? Đảo nợ là tốt hay xấu ? Đảo nợ" có bị nghiêm cấm không ? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ các khái niệm của đảo nợ nhằm hiểu rõ bản chất của đảo nợ và vận dụng như thế nào để tránh những "sai lầm".

Thông thường, khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có các cách xử lý: (1) chuyển nợ qua hạn (2) Gia hạn nợ; Cả hai cách xử lý như trên tuy phản ánh trung thực chất lượng của khoản vay nhưng ảnh hưởng đến phân nhóm nợ của ngân hàng và làm tăng chi phí dự phòng. (3) Dùng kỹ thuật: để đảm bảo "hình ảnh đẹp" của dư nợ vay, đó là họ yêu cầu khách hàng "tìm cách" trả dứt món nợ tới hạn, sau đó lại cho vay món mới theo kế hoach kinh doanh mới mà thực chất là tiếp tục món nợ cũ. Việc trả dứt một khoản nợ và tiếp tục vay một khoản khác được xem như bình thường và không phải là đảo nợ. Tuy nhiên, bản chất của cách (3) là "đảo nợ".

Khái niệm thứ nhất (theo nghĩa đen)

Đảo nợ được định nghĩa một cách đơn giản, đó là cho giải ngân một hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ (cụm từ đảo nợ ở đây được hiểu theo đúng nghĩa đen). Thực chất tiền không ra khỏi kho của Ngân hàng, chỉ là sử dụng tiền của món vay mới để trả nợ cho món vay cũ. Hiện tượng đảo nợ hoàn toàn bị nghiêm cấm tại các tổ chức tín dụng theo quy chế cho vay vốn của ngân hàng nhà nước, và chỉ Chính Phủ mới được phép thực hiện nghiệp vụ này (thường dùng để đảo nợ vay nước ngoài và nợ công)

Khái niệm thứ hai

Vì khái niệm thứ nhất bị nghiêm cấm nên xuất hiện khái niệm thứ hai: Đảo nợ là thay món nợ cũ bằng một món nợ mới "sạch sẽ". Bản thân cụm từ này không có lỗi, nhưng nhiều người biến tấu vận dụng nó theo nghĩa tiêu cực nên Ngân Hàng Nhà Nước liệt vào dạng vi phạm và bị phạt hành chính được nêu trong nghị định 202 . Tại điểm c khoản 4 Điều 14 (vi phạm về cho vay) Nghị định số 202/2004/NĐ-CP 10/12/2004 có quy định “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau: ....c) Miễn giảm lãi suất; gia hạn nợ gốc hoặc lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi; đảo nợ không theo quy định của pháp luật”

Xuất phát từ quan điểm trên, chúng ta đi vào phân tích ắt sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn:

01. Khách hàng đang làm ăn tốt, khi món nợ đến kỳ đáo hạn ngân hàng nhưng khách hàng chưa thu tiền về kịp, khi đó họ sẽ làm gì để trả nợ cho Ngân Hàng? Khách hàng sẽ vay món tiền trước, sau đó trả nợ ngân hàng và xin vay lại vì đang làm ăn tốt. Sau đó tiền về họ trả lại ngân hàng và tái kinh doanh. Điều này ko xấu nhưng rất hiếm khi xảy ra.

02. Khách hàng làm ăn không hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ khi đáo hạn. Họ sẽ làm gì để trả có thể trả nợ? Ngân hàng bị ảnh hưởng gì? Trước tiên, ngân hàng sẽ bị thiệt do không thu hồi nợ đúng thời hạn, nợ xấu tiềm năng gia tăng dẫn đến trích dự phòng tăng kéo theo chất lượng tín dụng không tốt tiếp theo vốn khả dụng giảm tiếp theo nữa cho vay giảm và cuối cùng lợi nhuận bị ảnh hưởng.

Do đó để tránh tình trạng này, Ngân Hàng (chủ yếu là cán bộ tín dụng) kết hợp với khách hàng "hô biến" món nợ xấu (cũ) thành món nợ mới (tốt như bình thường) bằng cách để khách hàng có thể vay ở ngoài để trả nợ trước sau đó Ngân hàng cho khách hàng vay lại, tức là " vay cũ " thành " vay mới ". Nói chung, về nguyên tắc cách này không tốt và cực kỳ nguy hiểm, bởi khách hàng làm ăn không hiệu quả mà "tái vay" thì lại càng nguy hiểm.

Đảo nợ như thế nào ?

Đối với ngân hàng Nhà Nước, việc đảo nợ là vi phạm. Nhưng một số lý do như tránh trích lập dự phòng cho ngân hàng hay hỗ trợ khách hàng tốt đang gặp khó khăn buộc cán bộ tín dụng phải đảo nợ cho khách hàng. Tất nhiện việc này không thể qua mắt thanh tra nhà nước nhưng để cho qua thì việc đảo nợ phải hợp lý. Đây là một vấn đề đối với từng cán bộ tín dụng, vì không ở đâu dám công khai dạy việc này, việc đảo nợ phải đảm bảo:

- Không đảo nợ theo cách khái niệm 1, tức là tiền không ra khỏi ngân hàng.
- Thời gian trả tiền vào và thời gian giải ngân là khác nhau: Cụ thể là phải khác ngày vì cuối ngày in sao kê 2 món có cùng số tiền, cùng KH và có cả 2 nghiệp vụ phát sinh có nghĩa là đảo nợ khống.
- Ta có thể dùng nguồn tiền khác ngoài kinh doanh của khách hàng để đảo nợ, việc này cán bộ tín dụng tinh ý sẽ biết là gì và nguồn rất nhiều. Tuy nhiên để làm được, cán bộ tín dụng và khách hàng phải chủ động tránh để nước đến chân mới nhảy.
- Trường hợp dùng tên người khác làm món vay mới là chấp nhận được, tuy nhiện để hoàn thiện được một bộ hồ sơ là tương đối mất thời gian.



Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??