Các cổ phiếu ngân hàng đang phân hóa "đẳng cấp" như thế nào?
https://ub.com.vn/threads/cac-co-phieu-ngan-hang-dang-phan-hoa-dang-cap-nhu-the-nao.250394/
VCB là ngân hàng duy nhất có giá trị vốn hóa trên 10 tỷ USD và có giá trị bằng cả CTG và BID cộng lại.
Trong năm ngoái, làn sóng đưa các ngân hàng lên sàn chứng khoán
đã khiến cho số lượng cổ phiếu giao dịch trên các sàn HOSE, HNX và UpCom
tăng lên gấp đôi, đạt con số 15 ở thời điểm hiện tại. Cũng trong thời
gian này, thị trường chứng kiến quá trình tăng giá mạnh mẽ tại nhóm cổ
phiếu "vua". Ngoại trừ KLB của KienLongbank và HDB vừa lên sàn đầu năm
2018 thì mức tăng giá 1 năm qua của cổ phiếu ngân hàng thấp nhất cũng
đạt 50% - được ghi nhận tại EIB. Còn các cổ phiếu đầu ngành như VCB đã
tăng hơn 90%, CTG tăng 75% và BID, MBB, ACB, SHB đều tăng trên 100%.
Các cổ phiếu mới như VPB, HDB đều đã tăng rất mạnh từ khi còn giao dịch trên OTC.
Với quá trình đó, sự phân cấp về giá trị vốn hóa thị trường tại nhóm ngành này đang diễn ra như thế nào?
Tính theo mức giá đóng cửa ngày 26/02/2018, giá trị vốn hóa thị
trường của Vietcombank (VCB) là 263.356 tỷ đồng (tương đương 11,6 tỷ
USD). Đây là ngân hàng ở "đẳng cấp" cao nhất và hoàn toàn khác biệt với
các ngân hàng còn lại bởi chỉ có duy nhất Vietcombank đạt mức vốn hóa
trên 10 tỷ USD. Tại mức giá này, VCB cũng là ngân hàng có P/E cao nhất:
29 lần (không tính NVB).
2 ngân hàng có cổ phần Nhà nước khác là CTG và BID được xếp vào
"đẳng cấp" thứ 2 với mức vốn hóa trên 5 tỷ USD. Đáng nói là giá trị của
VCB bằng tổng giá trị của cả CTG và BID cộng lại.
BID đã tăng gần 130% trong vòng 1 năm qua trong khi CTG tăng 75%. Và P/E của BID đang tiến sát 19 lần, cao hơn của CTG (16 lần) nhưng cả 2 ngân hàng này đều đang thấp hơn hầu hết các ngân hàng TMCP khác như ACB, HDB, STB và EIB.
"Đẳng cấp" thứ 3 là các ngân hàng có vốn hóa trên 2 tỷ USD bao
gồm VPB, MBB và ACB. HDB cũng có thể xếp vào đây khi vốn hóa đã đạt 1,9
tỷ USD và có thể nói là một cổ phiếu có các chỉ số ngang cơ với ACB.
Trong nhóm này, VPB có vốn hóa cao nhất, đạt 3,9 tỷ USD với mức tăng giá gần 50% kể từ khi lên sàn đến nay. P/E của VPB hiện tại là 13,3 lần, chỉ cao hơn SHB và LPB.
Còn lại, nhóm cổ phiếu có vốn hóa dưới 2 tỷ USD gồm STB, EIB,
VIB, SHB, BAB, LPB, KLB và NVB. Trong đó, KLB có thanh khoản rất kém,
còn NVB cũng là cái tên ít thu hút được dòng tiền nhất khi tình hình
kinh doanh chưa mấy sáng sủa. P/E của NVB cao tới hơn 100 lần.
VCB là ngân hàng duy nhất có giá trị vốn hóa trên 10 tỷ USD và có giá trị bằng cả CTG và BID cộng lại.
Các cổ phiếu mới như VPB, HDB đều đã tăng rất mạnh từ khi còn giao dịch trên OTC.
Với quá trình đó, sự phân cấp về giá trị vốn hóa thị trường tại nhóm ngành này đang diễn ra như thế nào?
BID đã tăng gần 130% trong vòng 1 năm qua trong khi CTG tăng 75%. Và P/E của BID đang tiến sát 19 lần, cao hơn của CTG (16 lần) nhưng cả 2 ngân hàng này đều đang thấp hơn hầu hết các ngân hàng TMCP khác như ACB, HDB, STB và EIB.
Trong nhóm này, VPB có vốn hóa cao nhất, đạt 3,9 tỷ USD với mức tăng giá gần 50% kể từ khi lên sàn đến nay. P/E của VPB hiện tại là 13,3 lần, chỉ cao hơn SHB và LPB.
Comments
Post a Comment