Phó Thống đốc NHNN: Giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 là nhiệm vụ trọng tâm
https://ub.com.vn/threads/pho-thong-doc-nhnn-giam-lai-suat-cho-vay-trong-nam-2018-la-nhiem-vu-trong-tam.250288/
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, hỗ trợ TCTD phấn đấu giảm lãi suất cho vay là những mục tiêu trọng tâm trong năm 2016.
Tăng trưởng kinh tế vượt bậc năm 2017 là nỗ lực của toàn nền kinh tế
Kết quả tăng trưởng kinh tế vượt bậc của năm 2017 là thành quả nỗ lực chung của toàn nền kinh tế, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đối với các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu; môi trường kinh tế vĩ mô ổn định đã được duy trì trong suốt những năm vừa qua tạo niềm tin vững chắc cho doanh nghiệp và hộ gia đình trong mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Năm 2017, thực hiện chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, ổn định và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất...
Cũng trong năm 2017, kinh tế vĩ mô ổn định, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ đã thu hút đáng kể các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước; cán cân thương mại thặng dư lớn, dòng tiền ròng đầu tư nước ngoài chảy vào trong nước tăng mạnh.
Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, năm qua, NHNN đã mua ròng được hơn 13 tỷ USD, kết quả là đã nâng quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước (DTNHNN) lên mức kỷ lục. Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT, đồng thời điều chỉnh linh hoạt tỷ giá NHNN mua ngoại tệ từ các TCTD theo cả 2 chiều tăng/giảm trong những giai đoạn cung - cầu ngoại tệ thuận lợi để mua ngoại tệ bổ sung DTNHNN, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Thông qua việc đưa tiền ra qua mua ngoại tệ, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản VND cho hệ thống TCTD và nền kinh tế; theo đó việc đưa tiền ra qua nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn chủ yếu để hỗ trợ thanh khoản khi thị trường có thiếu hụt tạm thời (nhất là trước các dịp Lễ, Tết) và hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cho vay các lĩnh vực ưu tiên.
Bên cạnh đó, NHNN đã chủ động thu tiền về qua phát hành tín phiếu NHNN một cách linh hoạt khi vốn khả dụng hệ thống dư thừa, nhất là giai đoạn thị trường chuyển sang trạng thái dồi dào do cung - cầu ngoại tệ diễn biến thuận lợi để trung hòa lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ, qua đó kiểm soát tiền tệ hợp lý và hỗ trợ ổn định tỷ giá. Khối lượng tín phiếu phát hành thấp hơn mức dư thừa vốn khả dụng để đảm bảo thanh khoản dư thừa ở mức phù hợp, góp phần duy trì lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, giảm áp lực lên lãi suất huy động, giúp các TCTD chủ động cân đối nguồn vốn trong hoạt động với chi phí ổn định.
“Với điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nêu trên, tỷ giá nhìn chung diễn biến tương đối ổn định , hệ thống TCTD mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, từ đó NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tiếp tục tăng DTNHNN lên mức kỷ lục; các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng được kiểm soát tốt đã đảm bảo duy trì lạm phát cơ bản bình quân cả năm ở mức 1,41%; thanh khoản của các TCTD đảm bảo và có dư thừa, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, mặt bằng lãi suất ổn định và lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Chủ trương của Chinh phủ năm 2018 là phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018 ngày 9/1/2018, Thống đốc NHNN đã định hướng năm 2018 ngành ngân hàng tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiêp và nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, NHNN sẽ xem xét, cân nhắc điều chỉnh linh hoạt lãi suất trên thị trường mở (OMO) để hỗ trợ TCTD có điều kiện giảm lãi suất cho vay với thời điểm và liều lượng phù hợp. Đồng thời, NHNN cũng đã yêu cầu các TCTD vào cuộc cùng NHNN để phát thông điệp mạnh mẽ ngành ngân hàng phấn đấu giảm lãi suất cho vay hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau Hội nghị, trên cơ sở cân đối tổng thể cung - cầu, NHNN đã điều chỉnh giảm mức niêm yết lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để hỗ trợ các TCTD có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
“Việc phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 được NHNN xem là một nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, để nâng cao tính lan tỏa trong việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng chủ động truyền thông trên trang thông tin điện tử chính thức của ngân hàng mình ngay sau khi điều chỉnh giảm lãi suất. Đồng thời, ngay sau Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/1/2018 chỉ đạo toàn hệ thống các TCTD triển khai nhiệm vụ kế hoạch ngành ngân hàng; trong đó chỉ đạo các TCTD tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay. Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ CSTT hỗ trợ TCTD thực hiện các giải pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh tài chính”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Hồng, về phương hướng điều hành CSTT trong năm 2018, trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và đánh giá kinh tế vĩ mô, tiền tệ, năm 2018 NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, tín dụng tăng khoảng 17%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đó, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tệ./.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, hỗ trợ TCTD phấn đấu giảm lãi suất cho vay là những mục tiêu trọng tâm trong năm 2016.
Tăng trưởng kinh tế vượt bậc năm 2017 là nỗ lực của toàn nền kinh tế
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: Hà Giang)Kết quả tăng trưởng kinh tế vượt bậc của năm 2017 là thành quả nỗ lực chung của toàn nền kinh tế, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đối với các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu; môi trường kinh tế vĩ mô ổn định đã được duy trì trong suốt những năm vừa qua tạo niềm tin vững chắc cho doanh nghiệp và hộ gia đình trong mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.
Năm 2017, thực hiện chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, ổn định và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất...
Cũng trong năm 2017, kinh tế vĩ mô ổn định, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ đã thu hút đáng kể các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước; cán cân thương mại thặng dư lớn, dòng tiền ròng đầu tư nước ngoài chảy vào trong nước tăng mạnh.
Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, năm qua, NHNN đã mua ròng được hơn 13 tỷ USD, kết quả là đã nâng quy mô dự trữ ngoại hối Nhà nước (DTNHNN) lên mức kỷ lục. Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu CSTT, đồng thời điều chỉnh linh hoạt tỷ giá NHNN mua ngoại tệ từ các TCTD theo cả 2 chiều tăng/giảm trong những giai đoạn cung - cầu ngoại tệ thuận lợi để mua ngoại tệ bổ sung DTNHNN, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Thông qua việc đưa tiền ra qua mua ngoại tệ, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản VND cho hệ thống TCTD và nền kinh tế; theo đó việc đưa tiền ra qua nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn chủ yếu để hỗ trợ thanh khoản khi thị trường có thiếu hụt tạm thời (nhất là trước các dịp Lễ, Tết) và hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cho vay các lĩnh vực ưu tiên.
Bên cạnh đó, NHNN đã chủ động thu tiền về qua phát hành tín phiếu NHNN một cách linh hoạt khi vốn khả dụng hệ thống dư thừa, nhất là giai đoạn thị trường chuyển sang trạng thái dồi dào do cung - cầu ngoại tệ diễn biến thuận lợi để trung hòa lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ, qua đó kiểm soát tiền tệ hợp lý và hỗ trợ ổn định tỷ giá. Khối lượng tín phiếu phát hành thấp hơn mức dư thừa vốn khả dụng để đảm bảo thanh khoản dư thừa ở mức phù hợp, góp phần duy trì lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, giảm áp lực lên lãi suất huy động, giúp các TCTD chủ động cân đối nguồn vốn trong hoạt động với chi phí ổn định.
“Với điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nêu trên, tỷ giá nhìn chung diễn biến tương đối ổn định , hệ thống TCTD mua ròng ngoại tệ từ khách hàng, từ đó NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tiếp tục tăng DTNHNN lên mức kỷ lục; các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng được kiểm soát tốt đã đảm bảo duy trì lạm phát cơ bản bình quân cả năm ở mức 1,41%; thanh khoản của các TCTD đảm bảo và có dư thừa, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp, mặt bằng lãi suất ổn định và lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Chủ trương của Chinh phủ năm 2018 là phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018 ngày 9/1/2018, Thống đốc NHNN đã định hướng năm 2018 ngành ngân hàng tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiêp và nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, NHNN sẽ xem xét, cân nhắc điều chỉnh linh hoạt lãi suất trên thị trường mở (OMO) để hỗ trợ TCTD có điều kiện giảm lãi suất cho vay với thời điểm và liều lượng phù hợp. Đồng thời, NHNN cũng đã yêu cầu các TCTD vào cuộc cùng NHNN để phát thông điệp mạnh mẽ ngành ngân hàng phấn đấu giảm lãi suất cho vay hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau Hội nghị, trên cơ sở cân đối tổng thể cung - cầu, NHNN đã điều chỉnh giảm mức niêm yết lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để hỗ trợ các TCTD có điều kiện giảm lãi suất cho vay.
“Việc phấn đấu giảm lãi suất cho vay trong năm 2018 được NHNN xem là một nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, để nâng cao tính lan tỏa trong việc điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng chủ động truyền thông trên trang thông tin điện tử chính thức của ngân hàng mình ngay sau khi điều chỉnh giảm lãi suất. Đồng thời, ngay sau Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2018, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/1/2018 chỉ đạo toàn hệ thống các TCTD triển khai nhiệm vụ kế hoạch ngành ngân hàng; trong đó chỉ đạo các TCTD tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay. Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các công cụ CSTT hỗ trợ TCTD thực hiện các giải pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay trên cơ sở đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh tài chính”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Hồng, về phương hướng điều hành CSTT trong năm 2018, trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và đánh giá kinh tế vĩ mô, tiền tệ, năm 2018 NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, tín dụng tăng khoảng 17%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Theo đó, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tệ./.
Comments
Post a Comment