5 năm thực hiện Luật Phòng chống rửa tiền: Việt Nam có bước tiến đáng kể trong công tác phòng, chống rửa tiền.
29/06/2018
Ngày 28/6/2018 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN), NHNN đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống rửa
tiền (Luật PCRT). Đ/c Phạm Huyền Anh - Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,
Tổ trưởng Tổ thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền chủ trì
Hội nghị.
Đ/c Phạm Huyền Anh khai mạc Hội nghị |
Quang
cảnh Hội nghị
Luật PCRT có giá trị pháp lý cao nhất về phòng, chống rửa
tiền
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đ/c Phạm
Huyền Anh - Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Tổ trưởng Tổ thường trực
giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền cho biết, Luật PCRT được Quốc
hội thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
Luật PCRT ra đời là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất về
phòng, chống rửa tiền; quy định các biện pháp phòng, chống rửa tiền, trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước, hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền;
đáp ứng thực tiễn của Việt Nam và phù hợp với cam kết của Việt Nam đối với
quốc tế trong quá trình hội nhập.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật
PCRT, công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng, đáng khích lệ, góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
nói chung và tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố nói riêng, cũng như góp phần
làm minh bạch hệ thống tài chính, thúc đẩy hoạt động thanh toán và thương mại
quốc tế phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và sự an toàn,
ổn định của xã hội.
Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai, Luật
PCRT và các văn bản hướng dẫn hiện đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần được
chỉnh sửa, bổ sung. Do vậy, Hội nghị này được tổ chức nhằm tổng kết 05 thực
hiện Luật PCRT và đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được, chưa đạt
được trong quá trình thực hiện Luật PCRT và các văn bản hướng dẫn để từ đó đề
xuất hướng sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Với vai trò là cơ quan chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền và là
đơn vị đầu mối của Chính phủ trong việc trình sửa đổi, bổ sung Luật PCRT, NHNN
tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện
Luật PCRT và thực hiện các bước cần thiết, trình Chính phủ, trình Quốc hội đề
xuất sửa đổi, bổ sung Luật PCRT.
Đ/c
Nguyễn Văn Ngọc báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCRT
Kết quả 5 năm triển khai Luật PCRT
Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật
PCRT, Đ/c Nguyễn Văn Ngọc - Cục Trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền nhấn mạnh,
Luật PCRT được ban hành đã góp phần quan trọng tạo lập hành lang pháp lý tương
đối đầy đủ và toàn diện cho việc triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác
phòng, chống rửa tiền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Sau khi Luật PCRT được ban
hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN đã khẩn trương ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật. Bên cạnh đó, các
Bộ, ngành có liên quan cũng xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn các đối
tượng báo cáo thuộc quyền quản lý tuân thủ các quy định của pháp luật phòng,
chống rửa tiền.
Trên cơ sở Luật PCRT, Việt Nam đã
từng bước hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong công
tác phòng, chống rửa tiền như kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, kiện
toàn cơ cấu tổ chức đơn vị chuyên trách là Cục phòng, chống rửa tiền; thiết lập
đầu mối các Bộ, ngành chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống rửa tiền, tài
trợ khủng bố.
Cùng với đó, Luật PCRT đã thúc đẩy
việc thực hiện báo cáo về phòng, chống rửa tiền như quy định đối tượng báo cáo
phải báo cáo giao dịch tiền mặt có giá trị lớn và báo cáo giao dịch chuyển tiền
điện tử vượt ngưỡng có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng, chống tội phạm
nói chung và phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nói riêng. Từ kết
quả phân tích thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ và các báo cáo khác, NHNN
đã chuyển giao nhiều thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố cho cơ
quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và hỗ trợ tích cực các dơn
vị có chức năng thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, qua đó giúp
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội
và giúp các cơ quan quản lý nhà nước xác định được những hành vi vi phạm pháp
luật của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý để có biện pháp đấu tranh, ngăn
chặn kịp thời.
Luật PCRT đã tạo căn cứ, cơ sở cho
việc triển khai hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng thuận lợi và sâu rộng; đáp
ứng yêu cầu của quá trình hội nhập trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực quốc tế,
tăng uy tín và sức hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ
chức Việt Nam kinh doanh tại nước ngoài. Trên thực tế, từ khi Luật PCRT được
ban hành đến nay, công tác trao đổi cung cấp thông tin với cơ quan phòng, chống
rửa tiền nước ngoài cũng đạt được những kết quả tích cực.
Với việc ban hành Luật PCRT, Luật
phòng chống khủng bố và các văn bản hướng dẫn, Việt Nam đã được các tổ chức
quốc tế đánh giá là có những bước tiến đáng kể trong công tác phòng, chống rửa
tiền. Vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng, tác động tích cực đối với chính
trị, xã hội và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đ/c
Trần Tuấn Anh - đại diện Cục An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư thuộc Tổng cục
An ninh, Bộ Công an trình bày tham luận
Vấn đề chỉnh sửa, bổ sung Luật PCRT
Mặc dù Luật PCRT và các văn bản hướng
dẫn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý trong
công tác phòng, chống rửa tiền, góp phần tích cực trong việc đảm bảo an ninh,
an toàn hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong thời gian qua;
nhưng qua 5 năm triển khai, Luật PCRT và các văn bản hướng dẫn cũng bộc lộ
những tồn tại, bất cập cần được chỉnh sửa, bổ sung như:
Một số chủ thể có hoạt động có thể bị
lợi dụng để rửa tiền nhưng chưa được quy định vào đối tượng báo cáo hoặc một số
quy định của Luật PCRT còn chưa đồng bộ hoặc còn chồng chéo dẫn đến bất
cập trong quá trình triển khai; một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền
nhưng chưa có quy định; một số quy định của Luật PCRT chưa đáp ứng được chuẩn
mực quốc tế mới về phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, chưa có quy định và
hướng dẫn cụ thể đối với việc triển khai Luật PCRT cho từng đối tượng có hoạt
động đặc thù trong lĩnh vực: Bất động sản, luật sư, công chứng, kế toán, kiểm
toán, các tổ chức phi lợi nhuận...; điều này làm cho đối tượng báo cáo tại các
lĩnh vực này gặp nhiều lúng túng trong việc triển khai các biện pháp phòng,
chống rửa tiền và dẫn đến hiện tượng việc triển khai thực hiện các quy
định về phòng, chống rửa tiền chưa đồng đều, đầy đủ ở các lĩnh vực,
ngành nghề...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình
bày tham luận và tập trung trao đổi về những nội dung: Kết quả đạt được trong
công tác phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam giai đoạn 2013-2018; mối quan hệ
giữa tội phạm rửa tiền và các loại tội phạm khác; những khó khăn, vướng mắc
trong công tác phòng, chống rửa tiền và công tác điều tra tội phạm rửa tiền; sự
phối hợp của các đơn vị trong công tác phòng, chống rửa tiền; đồng thời, các
đại biểu đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng, chống
rửa tiền trong thời gian tới...
CKH
Comments
Post a Comment