Dề xuất hỗ trợ WB cho Chính phủ nhằm ứng phó với tác động của dịch COVID-19
07/04/2020
Tính tới cuối tháng 3/2020, 25 quốc gia đã đề xuất và được
WB phê duyệt gói hỗ trợ khẩn cấp với tổng trị giá khoảng 1,9 tỷ. Dự kiến đến
cuối tháng 4/2020, WB sẽ phê duyệt gói hỗ trợ cho 38 quốc gia tiếp theo với
tổng số vốn là 1,4 tỷ USD. Tại thông báo phát đi mới nhất ngày 2/4/2020, Chủ
tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết: “Ngân hàng Thế giới tại
các quốc gia đã nhanh chóng và chủ động họp bàn để thống nhất phương thức triển
khai các nguồn lực từ các chương trình hiện có để hỗ trợ các nước ứng phó với
dịch COVID-19, thông qua các hình thức tái cấu trúc, tái phân bổ, kích hoạt các
điều khoản hỗ trợ khẩn cấp để giúp các quốc gia nhanh chóng khôi phục nền kinh
tế”.
Hình minh họa
Hỗ trợ của WB giúp các quốc gia vượt qua dịch bệnh
Do thiệt hại kinh tế mà dịch COVID-19 gây ra ngày càng gia
tăng, Chính phủ các nước đã công bố các gói biện pháp chính sách mới nhằm giảm
thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh. WB với kinh nghiệm hỗ trợ các nước
ứng phó với dịch cúm gia cầm năm 2004 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008, đã nhanh chóng hợp tác với Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế và
đưa ra những gói hỗ trợ cấp, phân tích chính sách và những hỗ trợ thiết yếu
khác trong lĩnh vực y tế.
Ngày 3/3/2020, Ban Lãnh đạo WB đã công bố gói hỗ trợ khẩn
cấp đầu tiên lên tới 14 tỷ USD nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển ứng phó
với các tác động y tế và kinh tế của dịch bệnh; theo thông báo của Chủ tịch WB
tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo G20 ngày 26/3/2020, gói hỗ trợ thứ hai với giá
trị khoảng 160 tỷ USD sẽ dành để hỗ trợ các nước trong giai đoạn 15 tháng tiếp
theo và gói hỗ trợ thứ 3 muộn nhất vào tháng 6/2023 với giá trị lên tới 350 tỷ
USD kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian phục hồi kinh tế của các nước, hỗ trợ tăng
trưởng và phát triển. Và cũng tại thông báo phát đi mới nhất ngày 2/4/2020, Chủ
tịch WB David Malpass cho biết: “Ngân hàng Thế giới tại các quốc gia đã
nhanh chóng và chủ động họp bàn để thống nhất phương thức triển khai các nguồn
lực từ các chương trình hiện có để hỗ trợ các nước ứng phó với dịch COVID-19,
thông qua các hình thức tái cấu trúc, tái phân bổ, kích hoạt các điều khoản hỗ
trợ khẩn cấp để giúp các quốc gia nhanh chóng khôi phục nền kinh tế”.
Tính tới cuối tháng 3/2020, 25 quốc gia đã đề xuất và được
WB phê duyệt gói hỗ trợ khẩn cấp với tổng trị giá khoảng 1,9 tỷ. Dự kiến đến
cuối tháng 4/2020, WB sẽ phê duyệt gói hỗ trợ cho 38 quốc gia tiếp theo với
tổng số vốn là 1,4 tỷ USD. Hỗ trợ của WB nhằm tập trung vào các gói giải pháp
sau:
Hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu y tế thiết yếu: Với đòi hỏi cấp thiết của các quốc gia về trang thiết bị y
tế, hiện WB đang hỗ trợ đàm phán chi phi y tế và vận chuyển các trang thiết bị
này đến được các quốc gia trong thời gian sớm nhất.
Hỗ trợ ứng phó với tác động kinh tế và xã hội: WB hiện đang đưa ra các kịch bản ứng phó với các tác động
kinh tế và xã hội dành cho các nước. Theo đó, các khuyến nghị chính sách đưa ra
cho các nước tập trung vào hỗ trợ 3 nhóm đối tượng sau: (i) nhóm người nghèo và
dễ bị tổn thương thông qua hỗ trợ chi phí sinh hoạt trong giai đoạn cách
ly/giảm lương/mất việc; (ii) nhóm các doanh nghiệp thông qua các giải pháp ngắn
hạn như giảm thuế, tiếp cận tín dụng. IFC và MIGA là hai tổ chức của WB hiện
đang làm tốt vai trò này với gói hỗ trợ được công bố lên tới 8 tỷ USD để hỗ trợ
cho khu vực doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để hỗ trợ sản xuất; (iii)
tăng khả năng chống chịu trước các cú sốc kinh tế và rút ngắn thời gian khôi
phục kinh tế.
Đề xuất dành cho Việt Nam
Với
mục tiêu hỗ trợ Chính phủ trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại kinh tế do COVID-19
mang lại, các biện pháp chính sách được đề xuất hỗ trợ cả hai phía cung và cầu
của nền kinh tế, nhưng trọng tâm ban đầu nên tập trung vào phía cung (các ngành
bị ảnh hưởng nặng nề nhất) vì các giải pháp kích cầu sẽ không hiệu quả nếu việc
đi lại và giao thương giữa các địa phương bị hạn chế. Vì lý do này, WB cho rằng
các giải pháp nên được thiết kế cho từng giai đoạn nhỏ. Trong ngắn hạn mặc dù
chính sách tài khóa không quá ảnh hưởng do những thành công bước đầu Chính phủ
đã đạt được sau khi cải cách chính sách tài khóa giai đoạn vừa qua, tăng chi
ngân sách hay giảm thuế không có mục tiêu rõ ràng sẽ tạo tín hiệu sai lệch cho
khu vực tư nhân, do đó khu vực này có thể phản ứng bằng những hành vi thận
trọng hơn, dẫn tới tiêu dùng và đầu tư ít hơn.
Có
thể chia phương thức tiếp cận theo trình tự thành ba bước. Đầu tiên là hỗ trợ
các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bằng cách kết hợp giảm thuế hoặc gia hạn
thời gian đóng thuế, hỗ trợ tín dụng và các biện pháp an sinh xã hội. Bước thứ
hai là triển khai một số giải pháp kích cầu, đặc biệt thông qua đẩy nhanh thực
hiện chương trình đầu tư công. Cuối cùng, bước thứ ba sẽ tập trung vào các cải
cách cơ cấu để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương trước những cú sốc tương tự và
giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập trung
bình cao và thu nhập cao trong vài thập kỷ tới. Một gói hỗ trợ kinh tế với các
điều khoản tương đối thuận lợi cũng đã được WB đề xuất với Chính phủ và hiện
đang được xem xét phù hợp với cơ chế chính sách trong nước.
Vụ
HTQT
Comments
Post a Comment