Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20
07/04/2020
Trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) có
những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng tới nền kinh tế các nước khu vực ASEAN+3,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) với tư cách là đồng chủ trì tiến trình hợp
tác tài chính – tiền tệ ASEAN cùng với Nhật Bản đã kêu gọi kịp thời tổ chức
phiên họp giữa cấp Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN+3 để trao
đổi, cập nhật về ảnh hưởng của dịch Covid-19 và cơ chế/chính sách ứng phó của
Chính phủ trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính – ngân hàng để tại Việt Nam và khu
vực ASEAN+3.
Ngày 03/04/2020, với sự chủ trì của
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính
các nước thành viên ASEAN+3 đã có buổi làm việc trực tuyến. Tại phiên họp, ông
Khor Hoe Ee – Chuyên gia Kinh tế trưởng, Cơ quan Giám sát Kinh tế vĩ mô ASEAN+3
(AMRO) đã trình bày đánh giá của tổ chức này về diễn biến dịch Covid-19 và tác
động của dịch bệnh tới tăng trưởng, thị trường chứng khoán, du lịch, dịch vụ,
sản xuất… của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các nền kinh
tế thành viên ASEAN+3. Theo đánh giá của AMRO đến cuối tháng 03/2020, tăng
trưởng kinh tế khu vực ASEAN và ASEAN+3 trong năm 2020 sẽ suy giảm đáng kể lần
lượt là 1.1% (so sánh với mức 4.6% năm 2019) và 2.0% (so sánh với mức 4.8% năm
2019). AMRO dự kiến kinh tế thành viên sẽ hồi phục dần từ nửa cuối năm 2020 và
đạt mức tăng trưởng trung bình 5.5% toàn khu vực ASEAN+3 trong năm 2021. Rủi ro
chính đối với các nền kinh tế năm 2020 vẫn tiếp tục đến từ diễn biến của dịch
Covid-19, tăng trưởng chậm lại của 04 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản). Trước những diễn biến gần đây của
tình hình dịch bệnh, AMRO đang tiếp tục cập nhật và điều chỉnh dự báo kinh tế
của các quốc gia thành viên (dự kiến theo hướng giảm so với đánh giá hiện
hành).
NHTW và Bộ Tài chính các quốc gia
ASEAN+3 đã có phần trình bày về ảnh hưởng đến từng nền kinh tế thành viên,
chính sách đang được tiến hành nhằm giảm thiểu những rủi ro đối với hệ thống
tài chính – ngân hàng cũng như biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động
trong bối cảnh sản xuất và dịch vụ bị ngưng trệ. NHNN với tư cách là cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng đã cập nhật tới các nước về
những nỗ lực điều hành của NHNN, hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua nhằm
đảm bảo an toàn hệ thống và hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, ngân hàng và hộ
gia đình thông qua một số biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm
lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19, miễn, giảm phí chuyển mạch, giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng
giúp giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và thúc đẩy thanh toán không dùng
tiền mặt.
Với tư cách là quốc gia đồng chủ trì
tiến trình hợp tác tài chính tiền tệ ASEAN+3 năm 2020 (cùng với Nhật Bản), Việt
Nam kiến nghị phối hợp chặt chẽ giữa NHTW và Bộ Tài chính ASEAN+3 trong chia sẻ
và xử lý các vấn đề liên quan đến tác động của dịch Covid-19 trong khu vực.
Đồng thời, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của Thỏa thuận Đa phương hóa Sáng
kiến Chiang Mai (CMIM) trong vai trò là lưới an toàn tài chính khu vực. Việt
Nam và Nhật Bản đề nghị các quốc gia nỗ lực sớm hoàn thiện một số nội dung kỹ
thuật trong khuôn khổ CMIM để có thể tăng cường tính “sẵn sàng” của Thỏa thuận,
giúp kịp thời hỗ trợ các nước ASEAN+3 ứng phó trong trường hợp xảy ra khủng
hoảng, cụ thể bao gồm việc các quốc gia ASEAN+3 cần sớm thúc đầy, hoàn tất ký
kết các nội dung sửa đổi CMIM; hoàn thiện hướng dẫn áp dụng khuôn khổ điều kiện
CMIM…. NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Nhật Bản và AMRO trong theo dõi, giám sát
nền kinh tế khu vực để có những biện pháp ứng phó kịp thời và phù hợp.
HTQT
15/04/2020
Ngày 14/4/2020, Ả-rập Xê-út, nước Chủ tịch G20 đã tổ chức
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) G20
trực tuyến để thống nhất về nội dung Kế hoạch hành động G20 hỗ trợ kinh tế toàn
cầu trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19 trước khi trình Hội nghị Bộ trưởng Tài
chính và Thống đốc NHTW G20 ngày 15/4 thông qua và thảo luận một số vấn đề
khác.
Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20
Tại
Hội nghị, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Nhóm Công tác Khuôn khổ G20
trong việc phối hợp với các Nhóm Công tác khác của G20, các tổ chức quốc tế dự
thảo Kế hoạch hành động G20, cho rằng Kế hoạch hành động đã bao quát rộng khắp
trên nhiều lĩnh vực, từ những hành động trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe
người dân cho đến hỗ trợ hoạt động kinh tế, bảo đảm thanh khoản hệ thống và ổn
định tài chính, bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu và hoạt động thương mại, đầu
tư, cam kết mở cửa thị trường cũng như giảm gánh nặng nợ cho những nước thu
nhập thấp. Một số ý kiến cho rằng Kế hoạch hành động cần làm rõ hơn các nguyên
tắc định hướng cho những hành động phối hợp quốc tế ứng phó với đại dịch. Kế
hoạch hành động sẽ thường xuyên được cập nhật, bổ sung tùy theo diễn biến của
đại dịch và tác động của nó tới kinh tế toàn cầu.
Bàn
về vấn đề giảm gánh nặng nợ cho những nước thu nhập thấp, các đại biểu hoan
nghênh sáng kiến này của IMF/WB và mong muốn sớm đưa ra được các giải pháp giảm
gánh nặng nợ phù hợp, có tính đến điều kiện cụ thể của từng nước. Bên cạnh đó,
Hội nghị cũng nhất trí cần củng cố mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu với
trung tâm là Quỹ Tiền tệ Quốc tế được trang bị đủ nguồn lực để đảm bảo thanh
khoản và ổn định trong hệ thống tài chính toàn cầu. Hội nghị đánh giá cao các
giải pháp của các tổ chức quốc tế, các ngân hàng phát triển đa phương hỗ trợ
các nước đấu tranh với đại dịch thông qua các gói giải pháp với quy mô lớn và
rút gọn quy trình, thủ tục tiếp cận với các gói. Hội nghị cũng đánh giá cao và
nhất trí với báo cáo của Hội đồng Ổn định Tài chính trong việc xác định những
lỗ hổng trong hệ thống tài chính dưới tác động của Covid-19 và phối hợp các
biện pháp ứng phó về quản lý và thanh tra giám sát trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm
của các nước.
Trước
đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 trực tuyến bất thường ngày 26/3/2020, các nhà
lãnh đạo G20 đã nhất trí giao các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW G20
thực hiện Kế hoạch hành động nhằm ứng phó với Covid-19 và phối hợp với các tổ
chức quốc tế để nhanh chóng cung cấp hỗ trợ tài chính phù hợp cho các nước. Các
nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hỗ trợ hệ thống y tế, giảm thiểu tác động
về kinh tế, xã hội và tài chính từ đại dịch, ngăn ngừa và xử lý những gián đoạn
trong hệ thống thương mại toàn cầu, và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm khôi
phục lòng tin, phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sớm quay trở lại quỹ
đạo tăng trưởng mạnh, bền vững, cân bằng và toàn diện.
Vụ
HTQT
Comments
Post a Comment