Thống đốc NHNN làm việc với Đoàn cấp cao Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
26/02/2020
Sáng ngày 26/2/2020, Thống đốc Lê Minh Hưng và Phó Thống
đốc Nguyễn Thị Hồng đã có buổi làm việc với Đoàn cấp cao Ngân hàng Thanh toán
Quốc tế (BIS) gồm Ông Hermann Greve, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Quản trị, Ông
Siddharth Tiwari, thành viên Ban Giám đốc điều hành - Trưởng Đại diện khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương, và Ông Thomas Liu, Phó Giám đốc khối Ngân quỹ khu vực
Châu Á Thái Bình Dương của BIS.
Quang cảnh buổi làm việc
Vừa
qua, được sự ủy quyền của Hội đồng quản trị BIS, Tổng Giám đốc BIS, Ông Agustín
Carstens, đã gửi thư mời NHNN gia nhập làm thành viên BIS. Tại buổi làm việc,
Đoàn cấp cao BIS đã giới thiệu với Lãnh đạo NHNN về lịch sử thành lập, quá
trình phát triển của BIS, sứ mệnh, vai trò cơ cấu tổ chức, các nội dung, vấn đề
liên quan đến vai trò hội viên BIS cũng như giải đáp những vấn đề liên quan đến
hoạt động và vai trò hội viên của BIS.
Tại
buổi làm việc, Thống đốc Lê Minh Hưng và Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã đánh
giá cao lời mời NHNN tham gia làm hội viên của BIS và khẳng định mong muốn NHNN
tăng cường hợp tác hơn nữa với BIS trong các lĩnh vực. Việc trở thành thành
viên của BIS sẽ giúp NHNN và hệ thống ngân hàng tiếp cận các nguyên tắc, chuẩn
mực cao nhất của hệ thống tài chính toàn cầu, góp phần đẩy nhanh việc hội nhập
quốc tế của hệ thống tài chính ngân hàng trong nước, giúp củng cố, tăng cường
năng lực và sức cạnh tranh của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như
của nền kinh tế.
BIS
được thành lập năm 1930, là định chế tài chính quốc tế lâu đời nhất thế giới,
được thành lập bởi Chính phủ các nước Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc
Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len, và Hoa Kỳ. BIS đặt trụ sở tại Basel, Thụy Sĩ,
thành viên của BIS là các NHTW. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế có 3 chức năng
chính: (i) Hỗ trợ hoạt động các Ủy ban trực thuộc; (ii) Ngân hàng của các
NHTW; và (iii) Diễn đàn của các NHTW và các tổ chức khác. BIS hỗ trợ hoạt động
cho các ủy ban sau: (i) Ủy ban Basel về Thanh tra, giám sát ngân hàng (BCBS);
(ii) Ủy ban Hệ thống Tài chính Toàn cầu (CGFS); (iii) Ủy ban Cơ sở hạ tầng
Thanh toán và Thị trường (CPMI); (iv) Ủy ban Thị trường; (v) Hội đồng Ổn định
Tài chính (FSB): Điều phối hoạt động của các cơ quan quản lý (các nước G20 +)
và các tổ chức quốc tế (BIS, IMF, OECD, World Bank) nhằm đảm bảo ổn định hệ
thống tài chính quốc tế; (vi) Hiệp hội quốc tế Các Cơ quan Giám sát Bảo hiểm
(IAIS); và (vii) Hiệp hội quốc tế Các Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi (IADI).
|
HTQT
Ảnh:
CKH
Comments
Post a Comment