Bộ Tài chính sẽ tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi ép người dân mua bảo hiểm khi vay vốn
Với
trường hợp ngân hàng ép người dân mua bảo hiểm khi vay vốn, trong thời
gian tới, Bộ Tài chính sẽ tăng cường giám sát việc phân phối bảo hiểm
qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo việc giao kết bảo
hiểm theo nguyên tắc tự nguyện và sẽ xử lý theo quy định pháp luật nếu
phát hiện các trường hợp vi phạm.
Bộ Tài chính sẽ tăng cường giám sát nhằm xử lý, chấn chỉnh tình trạng các ngân hàng thương mại tượng ép khách hàng vay vốn phải mua thêm các gói bảo hiểm.
Ngày 10/3/2020, ông Ngô Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH), Bộ Tài chính đã ký ban hành văn bản số 84/QLBH-TKTT gửi Tạp chí Mặt trận thông tin về một số các biện pháp, giải pháp nhằm xử lý, chấn chỉnh tình trạng các ngân hàng thương mại tượng ép khách hàng vay vốn phải mua thêm các gói bảo hiểm kèm theo như Tạp chí Mặt trận đã phản ánh trước đó. Cụ thể:
“Cục QLBH đã có công văn số 978/QLBH-NT ngày 24/12/2019 và công văn số 27/QLBH-PNT ngày 14/01/2020 yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật liên quan, trong đó đảm bảo quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Trường hợp phát hiện có hành vi có vi phạm quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm cần có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, về cơ bản việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động làm việc và yêu cầu đối tác ngân hàng nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật và hợp đồng đại lý, không được ép mua bảo hiểm kèm các gói sản phẩm vay của ngân hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức tín dụng đảm bảo việc khai thác bảo hiểm đúng quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tăng cường giám sát việc phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo việc giao kết bảo hiểm theo nguyên tắc tự nguyện và sẽ xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện các trường hợp vi phạm”.
Trước đó, ngày 31/12/2019, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thị Thu Vân đã có văn bản số 11919/VPCP-KTTH gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về việc thông tin báo chí phản ánh.
Nội dung văn bản nêu rõ:
“Xét đề nghị của Tạp chí Mặt trận tại văn bản số 124/MTTW-TCMT ngày 17/12/2019 về việc làm rõ thông tin báo chí phản ánh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý kiến như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao xem xét thông tin báo chí phản ánh theo đề nghị của Tạp chí Mặt trận để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết, thực hiện”.
Theo đó, tại văn bản số 124/MTTW-TCMT ngày 17/12/2019, Tạp chí Mặt trận có nêu vấn đề Bancassurance hay bảo hiểm liên kết ngân hàng là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình.
Đây là loại hình kinh doanh mới diễn ra tại Việt Nam trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, tuy nhiên hình thức này đang bị “biến tướng” nghiêm trọng khi tại một số ngân hàng thương mại xảy ra hiện tượng ép khách hàng vay vốn phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm cháy nổ… thì mới giải ngân vốn vay.
Do lợi nhuận “khủng”, mà các ngân hàng thương mại không ngần ngại triển khai các “combo” cho vay để dồn ép khách hàng tham gia các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm do ngân hàng chỉ định mà không được quyền lựa chọn.
Với lợi thế lớn về việc sở hữu lượng danh sách khách hàng, hệ thống chi nhánh, công nghệ thông tin, không có gì ngạc nhiên khi đây là “con gà đẻ trứng vàng” cho các công ty bảo hiểm và giới ngân hàng.
Mặc dù bảo hiểm là một hình thức tài chính có ý nghĩa nhân văn giúp dự phòng rủi ro trong cuộc sống bao gồm bệnh tật, tai nạn... tuy nhiên việc “ép” mua bảo hiểm này lại đang làm méo mó đi ý nghĩa của bảo hiểm.
Đặc biệt đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường kéo dài từ 10-20 năm là khoản thời gian khá lâu thì người tham gia càng phải có quyền chủ động cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng các công ty bảo hiểm, sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tài chính của mình.
Ngày 16/12/2019, Tạp chí Mặt trận có bài viết “Ép người dân mua bảo hiểm khi vay vốn: Cần xử lý nghiêm các ngân hàng, công ty bảo hiểm cố tình vi phạm” để phản ánh vấn đề nêu trên.
Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, dư luận mong chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý nghiêm, chấm dứt các hiện tượng cưỡng ép người dân phải mua bảo hiểm khi vay vốn như đã từng xảy ra ở một số ngân hàng.
Bộ Tài chính sẽ tăng cường giám sát nhằm xử lý, chấn chỉnh tình trạng các ngân hàng thương mại tượng ép khách hàng vay vốn phải mua thêm các gói bảo hiểm.
Ngày 10/3/2020, ông Ngô Việt Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLBH), Bộ Tài chính đã ký ban hành văn bản số 84/QLBH-TKTT gửi Tạp chí Mặt trận thông tin về một số các biện pháp, giải pháp nhằm xử lý, chấn chỉnh tình trạng các ngân hàng thương mại tượng ép khách hàng vay vốn phải mua thêm các gói bảo hiểm kèm theo như Tạp chí Mặt trận đã phản ánh trước đó. Cụ thể:
“Cục QLBH đã có công văn số 978/QLBH-NT ngày 24/12/2019 và công văn số 27/QLBH-PNT ngày 14/01/2020 yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với các tổ chức tín dụng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và pháp luật liên quan, trong đó đảm bảo quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Trường hợp phát hiện có hành vi có vi phạm quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm cần có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời theo quy định.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm, về cơ bản việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động làm việc và yêu cầu đối tác ngân hàng nghiêm túc tuân thủ quy định pháp luật và hợp đồng đại lý, không được ép mua bảo hiểm kèm các gói sản phẩm vay của ngân hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức tín dụng đảm bảo việc khai thác bảo hiểm đúng quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tăng cường giám sát việc phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo việc giao kết bảo hiểm theo nguyên tắc tự nguyện và sẽ xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện các trường hợp vi phạm”.
Trước đó, ngày 31/12/2019, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thị Thu Vân đã có văn bản số 11919/VPCP-KTTH gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính về việc thông tin báo chí phản ánh.
Nội dung văn bản nêu rõ:
“Xét đề nghị của Tạp chí Mặt trận tại văn bản số 124/MTTW-TCMT ngày 17/12/2019 về việc làm rõ thông tin báo chí phản ánh, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý kiến như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao xem xét thông tin báo chí phản ánh theo đề nghị của Tạp chí Mặt trận để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan biết, thực hiện”.
Theo đó, tại văn bản số 124/MTTW-TCMT ngày 17/12/2019, Tạp chí Mặt trận có nêu vấn đề Bancassurance hay bảo hiểm liên kết ngân hàng là việc các ngân hàng tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng thông qua mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của mình.
Đây là loại hình kinh doanh mới diễn ra tại Việt Nam trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, tuy nhiên hình thức này đang bị “biến tướng” nghiêm trọng khi tại một số ngân hàng thương mại xảy ra hiện tượng ép khách hàng vay vốn phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm cháy nổ… thì mới giải ngân vốn vay.
Do lợi nhuận “khủng”, mà các ngân hàng thương mại không ngần ngại triển khai các “combo” cho vay để dồn ép khách hàng tham gia các hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm do ngân hàng chỉ định mà không được quyền lựa chọn.
Với lợi thế lớn về việc sở hữu lượng danh sách khách hàng, hệ thống chi nhánh, công nghệ thông tin, không có gì ngạc nhiên khi đây là “con gà đẻ trứng vàng” cho các công ty bảo hiểm và giới ngân hàng.
Mặc dù bảo hiểm là một hình thức tài chính có ý nghĩa nhân văn giúp dự phòng rủi ro trong cuộc sống bao gồm bệnh tật, tai nạn... tuy nhiên việc “ép” mua bảo hiểm này lại đang làm méo mó đi ý nghĩa của bảo hiểm.
Đặc biệt đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường kéo dài từ 10-20 năm là khoản thời gian khá lâu thì người tham gia càng phải có quyền chủ động cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng các công ty bảo hiểm, sản phẩm phù hợp với nhu cầu và tài chính của mình.
Ngày 16/12/2019, Tạp chí Mặt trận có bài viết “Ép người dân mua bảo hiểm khi vay vốn: Cần xử lý nghiêm các ngân hàng, công ty bảo hiểm cố tình vi phạm” để phản ánh vấn đề nêu trên.
Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, dư luận mong chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý nghiêm, chấm dứt các hiện tượng cưỡng ép người dân phải mua bảo hiểm khi vay vốn như đã từng xảy ra ở một số ngân hàng.
Phan Anh Tuấn
Link báo gốc: Bộ Tài chính sẽ tăng cường giám sát, xử lý nghiêm hành vi ép người dân mua bảo hiểm khi vay vốn
Comments
Post a Comment