Nguồn tài trợ của WB, IFC góp phần giúp khu vực tư nhân vượt qua được khó khăn tạm thời do ảnh hưởng của dịch COVID -19
26/03/2020
“IFC luôn tin tưởng vào công tác điều hành chính sách tiền
tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giúp khu vực tư nhân vượt qua được khó
khăn tạm thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19”, đó là khẳng định của ông Kyle
Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam,
Campuchia và Lào.
Công ty Cổ phần thực phẩm Sao Ta, tỉnh Sóc Trăng, thành viên của Pan Group, nhận đầu tư của IFC
Trên
cơ sở sự thành công của chương trình tài trợ thương mại tại Việt Nam, là chương
trình đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện nay, Ban Giám đốc Điều hành
IFC đã kiến nghị tăng gói hỗ trợ của IFC trên toàn cầu từ 6 tỷ USD lên 8 tỷ
USD, dẫn tới tổng gói tài trợ của WB và IFC cho các quốc gia phòng chống dịch
COVID-19 tăng lên 14 tỷ USD. Điều này cũng thể hiện sự ghi nhận, đánh giá cao
và sự tin tưởng của IFC về sự phát triển ổn định của nền kinh Việt Nam nói
chung và hoạt động ngành Ngân hàng nói riêng.
Khu
vực tư nhân ở các nước đang phát triển sẽ được trang bị tốt hơn
Ngày
17/3/2020, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã phê
duyệt gói tài trợ trị giá 14 tỷ USD, tăng thêm 2 tỷ USD so với dự kiến ban đầu,
để hỗ trợ các công ty và quốc gia trong nỗ lực ngăn chặn, phát hiện và ứng phó
với sự lây lan nhanh chóng của COVID-19. Trong số 14 tỷ USD này, 6 tỷ USD sẽ từ
nguồn của WB sẽ hỗ trợ tăng cường hệ thống quốc gia về y tế công cộng, bao gồm
ngăn chặn bệnh, chẩn đoán và điều trị và 8 tỷ USD sẽ từ nguồn của IFC sẽ cung
cấp tài chính hỗ trợ cho khu vực tư nhân bị ảnh hưởng nặng nề với suy thoái
kinh tế do sự lây lan của COVID-19. Trong gói tài trợ này, Việt Nam có thể được
nhận tối đa khoảng 50 triệu USD từ nguồn WB và khoảng 400 triệu từ nguồn IFC.
Phần
lớn tài chính của IFC sẽ được chuyển đến các tổ chức tín dụng tại các quốc gia
thành viên nhằm tiếp tục cung cấp tài trợ thương mại, hỗ trợ vốn lưu động và
tài trợ vốn trung hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng nặng nề
bởi dịch bệnh do đứt gãy nguồn cung.
Hỗ
trợ của IFC cũng sẽ giúp các khách hàng hiện tại trong các lĩnh vực kinh tế bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch - chẳng hạn như du lịch và sản xuất. Gói hỗ
trợ này cũng sẽ mang lại lợi ích cho các ngành liên quan đến việc ứng phó với
đại dịch, bao gồm chăm sóc sức khỏe và các ngành liên quan hiện đang phải đối
mặt với nhu cầu gia tăng về dịch vụ, thiết bị y tế và dược phẩm. Nguồn tài trợ
của IFC trực tiếp hỗ trợ khu vực tư nhân là nơi cung cấp phần lớn việc làm, hỗ
trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không bị phá sản dẫn tới
giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định an ninh xã hội.
Ông
Philippe Le Houérou, Tổng Giám đốc Điều hành của IFC, cho biết “Đây không chỉ
là đại dịch gây thiệt hại cho cuộc sống, mà tác động của nó đối với các nền
kinh tế và mức sống có thể sẽ vượt qua cả ảnh hưởng tới sức khỏe”. Với việc đảm
bảo, duy trì hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian này, khu
vực tư nhân ở các nước đang phát triển sẽ được trang bị tốt hơn để giúp các nền
kinh tế phục hồi nhanh hơn. Điều này cũng sẽ giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương bởi dịch bệnh nhanh chóng phục hồi sinh kế và tiếp tục đầu tư vào tương
lai.
IFC
luôn tin tưởng vào công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN
Về
phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ngay từ khi dịch COVID-19 mới xảy ra
tại Việt Nam, tại buổi họp mặt đầu xuân Canh Tý ngày 18/2/2020, nhận định dịch
có thể diễn biến phức tạp trong thời gian tới, lãnh đạo NHNN đã trao đổi với
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào, đề
nghị khẩn trương tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho ngành Ngân hàng nói riêng và nền
kinh tế Việt Nam nói chung chống lại các ảnh hưởng tiêu cực dịch COVID-19 gây
ra.
Ngay
sau khi có đề nghị của NHNN, ngày 20/2/2020, IFC đã thông qua việc tăng
hạn mức tài trợ thương mại mới cho bốn ngân hàng thương mại đang là khách hàng
của IFC, bao gồm Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Tiên
Phong, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, và Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng. Tổng hạn mức gia tăng 294 triệu đô-la Mỹ này không
nằm trong gói tài trợ trị giá 14 tỷ USD nói trên, sẽ cho phép các ngân hàng
nâng cao năng lực đảm bảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các
công ty trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nỗ lực này
nhằm bảo đảm duy trì thương mại trong giai đoạn đầy thách thức hiện
nay. Hạn mức tài trợ thương mại tăng lên sẽ giúp giảm thiểu rủi
ro tài trợ thương mại, nhờ đó giảm nhẹ tác động của COVID-19 đối
với nền kinh tế Việt Nam nhất là khu vực tư nhân.
Sáng
kiến này của NHNN và IFC đã được các ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp nhiệt
liệt hoan nghênh do sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước tăng tài trợ
thương mại cho nhiều công ty xuất nhập khẩu, trong đó có những công ty đang
phải đối đầu với sự khan hiếm hơn về tín dụng và phải dựa vào các khoản tài trợ
của ngân hàng để bảo đảm dòng tiền và cho việc mua nguyên liệu đầu vào.
Chỉ
trong vòng một tháng, các ngân hàng đã triển khai sử dụng hạn mức mới rất nhanh
và hiệu quả, với hơn 50% số giao dịch được bảo lãnh dành cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phục vụ xuất, nhập hàng hóa ở những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất
bởi COVID 19 như nông nghiệp và sản xuất. Nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn về dòng tiền khi dịch bệnh vẫn diễn biến kéo dài
và phức tạp trên phạm vi toàn cầu, một số ngân hàng hiện đã yêu cầu IFC tiếp
tục mở rộng hạn mức mới cao hơn để giúp hỗ trợ khả năng thanh khoản cho các
doanh nghiệp.
Trên
cơ sở sự thành công của chương trình tài trợ thương mại này tại Việt Nam, là
chương trình đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện nay, Ban Giám đốc
Điều hành IFC đã kiến nghị tăng gói hỗ trợ của IFC trên toàn cầu từ 6 tỷ USD
lên 8 tỷ USD, dẫn tới tổng gói tài trợ của WB và IFC cho các quốc gia phòng
chống dịch COVID-19 tăng lên 14 tỷ USD. Điều này cũng thể hiện sự ghi nhận,
đánh giá cao và sự tin tưởng của IFC về sự phát triển ổn định của nền kinh Việt
Nam nói chung và hoạt động ngành ngân hàng nói riêng.
Ông
Kyle Kelhofer khẳng định luôn đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa
IFC và Chính phủ Việt Nam, NHNN, IFC luôn tin tưởng vào công tác điều hành
chính sách tiền tệ của NHNN sẽ giúp khu vực tư nhân vượt qua được khó khăn tạm
thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ông cam kết IFC sẽ luôn đồng hành cùng
Chính phủ Việt Nam và NHNN thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường
khả năng ứng phó với các tác động tiêu cực, hỗ trợ các ngân hàng trong nước,
qua đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể duy trì hoạt động kinh tế, đảm
bảo việc làm cũng như các cam kết của IFC về cải thiện nền kinh tế Việt
Nam.
NN
Comments
Post a Comment