Những diều cần biết khi muốn vào làm ngân hàng
Làm việc trong ngành ngân hàng là mong muốn và lựa chọn của
rất nhiều người từ những sinh viên mới ra trường đến những người đã có
kinh nghiệm. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về nó?
Việc tuyển dụng và yêu cầu của các ngân hàng cũng khác nhau tuỳ theo từng vị trí, kinh nghiệm của ứng viên. Tuy nhiên, khi thực sự muốn bắt đầu với công việc trong ngành các ứng viên cần chuẩn bị khá nhiều hành trang để có thể bắt nhịp nhanh nhất với một vị trí mới.
Hiểu rõ vị trí công việc và nhu cầu của bản thân
Một điểm đáng chú ý là nhiều người mặc dù nộp hồ sơ tuyển dụng nhưng lại không hề hiểu rõ vị trí mình ứng tuyển là cần làm những công việc gì. Điều này thường xảy ra đối với những sinh viên mới ra trường, những người mới vào nghề khiến nhiều trường hợp đến khi bắt đầu công việc mới cảm nhận rõ sự không phù hợp và áp lực vô hình.
Do đó, điều đầu tiên trong hành trang của một ứng viên ngân hàng là hiểu rõ vị trí đã ứng tuyển hay mong muốn làm. Có rất nhiều công việc, vị trí khác nhau trong ngân hàng và ứng với một vị trí sẽ có những yêu cầu khác nhau trong công việc, ngoài phân biệt về bộ phận làm việc còn có sự khác biệt giữa cấp bậc (nhân viên - chuyên viên - quản lí).
Ngân hàng là tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính nên con người là yếu tố quan trọng nhất và vị trí việc làm có mật độ và số lượng tuyển dụng nhiều nhất là các vị trí như: nhân viên kinh doanh, giao dịch viên. Đây là những vị trí không thể thiếu trong các mùa tuyển dụng của ngân hàng và cũng là điểm xuất phát của nhiều người trong ngân hàng.
Ngoài ra còn rất nhiều vị trí nhân viên, chuyên viên ở các bộ phận khác: kiểm soát giao dịch, phát triển sản phẩm, quản trị rủi ro, kinh doanh nguồn vốn,...thậm chí Giám đốc Phòng giao dịch, Giám đốc bộ phận.
Tuy nhiên, cũng cần biết rằng hiện nay ở ngân hàng các chức danh "Giám đốc" hay "Chuyên viên" xuất hiện khá nhiều với bản chất là nhân viên kinh doanh và quản lí nhân viên kinh doanh.
Hiểu rõ về công việc sẽ giúp các ứng viên đưa ra được quyết định tốt nhất cho bản thân và có thể bắt nhịp tốt nhất với công việc mới. Một trong những cách để có được những hiểu biết rõ nhất về công việc là tìm hiểu nó từ chính những người đang làm nó.
Kiến thức là điều không thể thiếu
Mặc dù không cần một kết quả học tập "chói loá" nhưng kiến thức cơ bản là một điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên ngân hàng đặc biệt là kiến thức về tài chính. Đó là nguyên nhân mà nhiều ngân hàng đều thực hiện các bài kiểm tra (test) đầu vào để lọc ứng viên trong mỗi kì tuyển dụng.
Những câu nói như: "làm giao dịch viên chỉ cần đẹp", hay "nhân viên kinh doanh chỉ cần bán hàng giỏi" là không đúng hoặc chỉ đúng một phần.
Ngoại hình là một điểm cộng cho một ứng viên giao dịch viên nhưng ngoài ra công việc này cũng yêu cầu bạn có những hiểu biết cơ bản về các loại giao dịch trong ngân hàng, sự nhanh nhẹn, cẩn thận. Hay làm nhân viên kinh doanh để bán được sản phẩm cần có một kiến thức cực kì tốt để có thể tư vấn và tiếp cận được khách hàng. Một điều chắc chắn rằng nếu bạn không có kiến thức tài chính, chỉ dựa vào may mắn để làm việc thì sẽ không bao giờ thành công.
Bên cạnh đó, kĩ năng mềm cũng là một trong những kiến thức không thể thiếu đối với nhân viên ngân hàng. Nó giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng và bán hàng, giải quyết khúc mắc với đồng nghiệp và cấp trên,…
Hiểu rõ rủi ro của nghề
Những công việc trong ngân hàng luôn xoay quanh "tiền" và là "tiền của người khác" (có thể là tiền của khách hàng và ngân hàng). Do đó, sự cẩn trọng đến từng con số là một trong những điều không thể thiếu trong quá trình làm việc và rủi ro trong công việc cực kì cao.
Việc tuyển dụng và yêu cầu của các ngân hàng cũng khác nhau tuỳ theo từng vị trí, kinh nghiệm của ứng viên. Tuy nhiên, khi thực sự muốn bắt đầu với công việc trong ngành các ứng viên cần chuẩn bị khá nhiều hành trang để có thể bắt nhịp nhanh nhất với một vị trí mới.
Hiểu rõ vị trí công việc và nhu cầu của bản thân
Một điểm đáng chú ý là nhiều người mặc dù nộp hồ sơ tuyển dụng nhưng lại không hề hiểu rõ vị trí mình ứng tuyển là cần làm những công việc gì. Điều này thường xảy ra đối với những sinh viên mới ra trường, những người mới vào nghề khiến nhiều trường hợp đến khi bắt đầu công việc mới cảm nhận rõ sự không phù hợp và áp lực vô hình.
Do đó, điều đầu tiên trong hành trang của một ứng viên ngân hàng là hiểu rõ vị trí đã ứng tuyển hay mong muốn làm. Có rất nhiều công việc, vị trí khác nhau trong ngân hàng và ứng với một vị trí sẽ có những yêu cầu khác nhau trong công việc, ngoài phân biệt về bộ phận làm việc còn có sự khác biệt giữa cấp bậc (nhân viên - chuyên viên - quản lí).
Ngân hàng là tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính nên con người là yếu tố quan trọng nhất và vị trí việc làm có mật độ và số lượng tuyển dụng nhiều nhất là các vị trí như: nhân viên kinh doanh, giao dịch viên. Đây là những vị trí không thể thiếu trong các mùa tuyển dụng của ngân hàng và cũng là điểm xuất phát của nhiều người trong ngân hàng.
Ngoài ra còn rất nhiều vị trí nhân viên, chuyên viên ở các bộ phận khác: kiểm soát giao dịch, phát triển sản phẩm, quản trị rủi ro, kinh doanh nguồn vốn,...thậm chí Giám đốc Phòng giao dịch, Giám đốc bộ phận.
Tuy nhiên, cũng cần biết rằng hiện nay ở ngân hàng các chức danh "Giám đốc" hay "Chuyên viên" xuất hiện khá nhiều với bản chất là nhân viên kinh doanh và quản lí nhân viên kinh doanh.
Hiểu rõ về công việc sẽ giúp các ứng viên đưa ra được quyết định tốt nhất cho bản thân và có thể bắt nhịp tốt nhất với công việc mới. Một trong những cách để có được những hiểu biết rõ nhất về công việc là tìm hiểu nó từ chính những người đang làm nó.
Kiến thức là điều không thể thiếu
Mặc dù không cần một kết quả học tập "chói loá" nhưng kiến thức cơ bản là một điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên ngân hàng đặc biệt là kiến thức về tài chính. Đó là nguyên nhân mà nhiều ngân hàng đều thực hiện các bài kiểm tra (test) đầu vào để lọc ứng viên trong mỗi kì tuyển dụng.
Những câu nói như: "làm giao dịch viên chỉ cần đẹp", hay "nhân viên kinh doanh chỉ cần bán hàng giỏi" là không đúng hoặc chỉ đúng một phần.
Ngoại hình là một điểm cộng cho một ứng viên giao dịch viên nhưng ngoài ra công việc này cũng yêu cầu bạn có những hiểu biết cơ bản về các loại giao dịch trong ngân hàng, sự nhanh nhẹn, cẩn thận. Hay làm nhân viên kinh doanh để bán được sản phẩm cần có một kiến thức cực kì tốt để có thể tư vấn và tiếp cận được khách hàng. Một điều chắc chắn rằng nếu bạn không có kiến thức tài chính, chỉ dựa vào may mắn để làm việc thì sẽ không bao giờ thành công.
Bên cạnh đó, kĩ năng mềm cũng là một trong những kiến thức không thể thiếu đối với nhân viên ngân hàng. Nó giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng và bán hàng, giải quyết khúc mắc với đồng nghiệp và cấp trên,…
Hiểu rõ rủi ro của nghề
Những công việc trong ngân hàng luôn xoay quanh "tiền" và là "tiền của người khác" (có thể là tiền của khách hàng và ngân hàng). Do đó, sự cẩn trọng đến từng con số là một trong những điều không thể thiếu trong quá trình làm việc và rủi ro trong công việc cực kì cao.
Đối với các giao dịch tiền, chỉ cần sai sót một con số cũng sẽ ảnh hưởng đến giao dịch của toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, rủi ro trong quá trình thẩm định đánh giá khách hàng cũng là những thách thức mà những nhân viên kinh doanh, quan hệ khách hàng cần phải đối mặt. Đó không những là rủi ro từ phía khách hàng (gian lận trong việc lập hồ sơ) mà còn là một số áp lực về chỉ tiêu, từ cấp trên,…
Hiểu rõ được những rủi ro sẽ khiến cho bạn nhận thức rõ hơn về công việc và có hướng để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Làm ngân hàng là kiếm được nhiều tiền?
Theo khảo sát của công ty tuyển dụng Vietnamworks mới đây cho thấy ngân hàng là một trong những ngành có lương trung bình của nhân viên cao nhất. Cụ thể, nhân viên mới ra trường mức lương trung bình 6,5 triệu đồng, nhân viên có kinh nghiệm 10 triệu đồng, trưởng nhóm/giám sát lương trung bình 19 triệu đồng và lương của vị trí quản lí/trưởng phòng khoảng 30 triệu đồng…
Mặc dù mức lương của nhiều vị trí trong ngân hàng được đặt theo định mức có sẵn nhưng ngoài lương, bạn có thể có nhiều cơ hội nhận được những "thu nhập khác" từ những phấn đấu vượt trội của bản thân. Đối với cùng một vị trí làm việc, những nhân viên có những cố gắn nỗ lực và thành tích tốt sẽ được mức tăng lương cao hơn, thưởng cao hơn so với những người khác.
Bạn cần luôn ý thức được rằng không có "việc nhẹ, lương cao" mà là chỉ có "làm tốt, lương cao" mà thôi. Để có được những thành công và mức lương vượt trội cần phải trải qua quá trình nỗ lực hết sức mình.
Với những lưu ý trên, hi vọng rằng bạn sẽ có đủ tự tin để có một công việc phù hợp và gắn bó với sự yêu thích của bản thân mình trong lĩnh vực ngân hàng.
Bên cạnh đó, rủi ro trong quá trình thẩm định đánh giá khách hàng cũng là những thách thức mà những nhân viên kinh doanh, quan hệ khách hàng cần phải đối mặt. Đó không những là rủi ro từ phía khách hàng (gian lận trong việc lập hồ sơ) mà còn là một số áp lực về chỉ tiêu, từ cấp trên,…
Hiểu rõ được những rủi ro sẽ khiến cho bạn nhận thức rõ hơn về công việc và có hướng để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Làm ngân hàng là kiếm được nhiều tiền?
Theo khảo sát của công ty tuyển dụng Vietnamworks mới đây cho thấy ngân hàng là một trong những ngành có lương trung bình của nhân viên cao nhất. Cụ thể, nhân viên mới ra trường mức lương trung bình 6,5 triệu đồng, nhân viên có kinh nghiệm 10 triệu đồng, trưởng nhóm/giám sát lương trung bình 19 triệu đồng và lương của vị trí quản lí/trưởng phòng khoảng 30 triệu đồng…
Mặc dù mức lương của nhiều vị trí trong ngân hàng được đặt theo định mức có sẵn nhưng ngoài lương, bạn có thể có nhiều cơ hội nhận được những "thu nhập khác" từ những phấn đấu vượt trội của bản thân. Đối với cùng một vị trí làm việc, những nhân viên có những cố gắn nỗ lực và thành tích tốt sẽ được mức tăng lương cao hơn, thưởng cao hơn so với những người khác.
Bạn cần luôn ý thức được rằng không có "việc nhẹ, lương cao" mà là chỉ có "làm tốt, lương cao" mà thôi. Để có được những thành công và mức lương vượt trội cần phải trải qua quá trình nỗ lực hết sức mình.
Với những lưu ý trên, hi vọng rằng bạn sẽ có đủ tự tin để có một công việc phù hợp và gắn bó với sự yêu thích của bản thân mình trong lĩnh vực ngân hàng.
Comments
Post a Comment