Từ hạn chế mở dến thu hẹp số lượng ngân hàng
Số lượng ngân hàng thương mại (NHTM)
trong 5 năm trở lại đây đã giảm đáng kể thông qua các thương vụ hợp nhất
và sáp nhập. Và, song song với việc thu hẹp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
sẽ tiếp tục hạn chế cấp phép thành lập ngân hàng.
Từ hạn chế mở ngân hàng...
Ngày 24/6/2019 vừa qua, NHNN quyết định thu hồi giấy phép văn phòng đại diện Ngân hàng National Australia Bank Limited (Úc) tại Hà Nội sau 5 năm hoạt động. Cập nhật đến ngày 31/12/2018 của NHNN, có 52 văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có không ít ngân hàng (NH) đã nhiều lần được gia hạn hoạt động.
Về cơ bản, các văn phòng đại diện tại Việt Nam không được kinh doanh, chỉ đơn thuần là nơi liên lạc và nghiên cứu thị trường, xúc tiến các dự án đầu tư của NH mẹ, cũng như thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận ký giữa NH mẹ với các TCTD và doanh nghiệp Việt Nam, các dự án tài trợ tại Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, trong buổi tiếp lãnh đạo các NH, công ty tài chính nhân chuyến thăm Hàn Quốc ngày 20/6/2019, khi lãnh đạo các NH KDB và IBK bày tỏ mong muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết quan điểm của Chính phủ Việt Nam sẽ không cấp phép lập ngân hàng có vốn nước ngoài đến hết năm 2020. Thay vào đó, ông gợi ý các NH của Hàn Quốc có thể xem xét mua lại NH yếu kém đang được tái cơ cấu, như OceanBank, GPBank, Cbank, hoặc có thể mua lại một công ty tài chính của Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 8/2018, tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề cập đến việc Chính phủ sẽ hạn chế, có thể không cấp thêm giấy phép cho NH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua và sở hữu NH trong diện tái cơ cấu trở thành NH 100% vốn nước ngoài.
Chính sách hạn chế này tuy có thể làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, giảm tính hiệu quả đầu tư nhưng bù lại sẽ giúp tăng tính ổn định của hệ thống, khi buộc các NH nước ngoài muốn vào Việt Nam phải đi vòng, bằng cách mua lại NH đang tái cơ cấu, từ đó tác động tốt tới thị trường tài chính và hệ thống NH Việt Nam.
... Đến khả năng tiếp tục thu hẹp
Hiện tại Việt Nam có 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 NH 100% vốn nước ngoài, 2 NH chính sách, một ngân hàng hợp tác xã (trước đây là quỹ tín dụng nhân dân), 49 chi nhánh NH nước ngoài và 52 văn phòng đại diện như đã nói. Ngoài ra còn có nhiều TCTD phi NH và tổ chức tài chính vi mô. Số lượng như trên được xem là quá nhiều so với quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng như so với các nước khác, vì vậy Nhà nước không chỉ hạn chế cấp phép mà còn muốn thu hẹp số lượng NH hiện nay.
Cách đây 5 năm, NHNN đặt ra định hướng đến năm 2017 sẽ chỉ còn 15-17 NH trong lộ trình tái cơ cấu. Dù việc thực thi chưa đạt được như định hướng, nhưng thời gian qua, nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập diễn ra cũng đã giúp giảm bớt số lượng NH, có thể kể đến như TMCP Sài Gòn (SCB) hợp nhất với Đệ nhất và Tín nghĩa, Westernbank hợp nhất với PVFC, Habubank sáp nhật vào SHB, MHB sáp nhập vào BIDV, MDBank sáp nhập vào MSB, Đại Á Bank sáp nhập vào HDBank, SouthernBank sáp nhập vào Sacombank.
Với lộ trình tái cơ cấu ngành NH giai đoạn kế tiếp, theo đó các chỉ tiêu an toàn vốn, an toàn thanh khoản ngày càng tiệm cận theo chuẩn quốc tế thì những NH nào không đáp ứng được có thể phải nghĩ đến giải pháp hợp nhất và sáp nhập để đảm bảo tiếp tục tồn tại.
Thực tế cho thấy hiện nay còn một số NH có vốn điều lệ vẫn chỉ 3.000 - 4.000 tỷ đồng, quy mô kinh doanh nhỏ bé, năng lực cạnh tranh bị hạn chế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cộng thêm việc ra đời hàng loạt tổ chức tài chính công nghệ (Fintech) đang đe dọa sự phát triển của các NH truyền thống.
Bên cạnh đó, dù vai trò của NH vẫn còn rất quan trọng trong nền kinh tế, nhưng một số sản phẩm, dịch vụ của ngành này đang dần được thay thế và giảm sức ảnh hưởng. Đơn cử như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền thì thời gian qua các công ty Fintech cung ứng hiệu quả hơn và sắp tới sẽ có sự ra đời của Mobile Money - sản phẩm huy động, cho vay, cũng chứng kiến sự tham gia của loại hình Fintech, trong khi doanh nghiệp ngày càng ưa thích tìm kiếm vốn qua kênh trái phiếu nhiều.
Ngay cả chính bản thân các NH hiện nay cũng muốn phát triển mảng NH số, mở rộng mạng lưới thông qua các điểm AutoBanking, Live Banking hơn là trụ sở giao dịch hoành tráng. Chính vì vậy, việc xuất hiện thêm NH hoặc duy trì số lượng NH như hiện nay có thể không còn cần thiết như trước đây, khi nền kinh tế Việt mới bắt đầu mở cửa.
Với lộ trình tái cơ cấu ngành NH giai đoạn kế tiếp, theo đó các chỉ tiêu an toàn vốn, an toàn thanh khoản ngày càng tiệm cận chuẩn quốc tế thì những NH nào không đáp ứng được có thể phải nghĩ đến giải pháp hợp nhất và sáp nhập để đảm bảo tiếp tục tồn tại.
Ngày 24/6/2019 vừa qua, NHNN quyết định thu hồi giấy phép văn phòng đại diện Ngân hàng National Australia Bank Limited (Úc) tại Hà Nội sau 5 năm hoạt động. Cập nhật đến ngày 31/12/2018 của NHNN, có 52 văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có không ít ngân hàng (NH) đã nhiều lần được gia hạn hoạt động.
Về cơ bản, các văn phòng đại diện tại Việt Nam không được kinh doanh, chỉ đơn thuần là nơi liên lạc và nghiên cứu thị trường, xúc tiến các dự án đầu tư của NH mẹ, cũng như thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thỏa thuận ký giữa NH mẹ với các TCTD và doanh nghiệp Việt Nam, các dự án tài trợ tại Việt Nam.
Trong một diễn biến khác, trong buổi tiếp lãnh đạo các NH, công ty tài chính nhân chuyến thăm Hàn Quốc ngày 20/6/2019, khi lãnh đạo các NH KDB và IBK bày tỏ mong muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam thì Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết quan điểm của Chính phủ Việt Nam sẽ không cấp phép lập ngân hàng có vốn nước ngoài đến hết năm 2020. Thay vào đó, ông gợi ý các NH của Hàn Quốc có thể xem xét mua lại NH yếu kém đang được tái cơ cấu, như OceanBank, GPBank, Cbank, hoặc có thể mua lại một công ty tài chính của Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 8/2018, tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2018, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề cập đến việc Chính phủ sẽ hạn chế, có thể không cấp thêm giấy phép cho NH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua và sở hữu NH trong diện tái cơ cấu trở thành NH 100% vốn nước ngoài.
Chính sách hạn chế này tuy có thể làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, giảm tính hiệu quả đầu tư nhưng bù lại sẽ giúp tăng tính ổn định của hệ thống, khi buộc các NH nước ngoài muốn vào Việt Nam phải đi vòng, bằng cách mua lại NH đang tái cơ cấu, từ đó tác động tốt tới thị trường tài chính và hệ thống NH Việt Nam.
... Đến khả năng tiếp tục thu hẹp
Hiện tại Việt Nam có 4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 NH 100% vốn nước ngoài, 2 NH chính sách, một ngân hàng hợp tác xã (trước đây là quỹ tín dụng nhân dân), 49 chi nhánh NH nước ngoài và 52 văn phòng đại diện như đã nói. Ngoài ra còn có nhiều TCTD phi NH và tổ chức tài chính vi mô. Số lượng như trên được xem là quá nhiều so với quy mô nền kinh tế Việt Nam cũng như so với các nước khác, vì vậy Nhà nước không chỉ hạn chế cấp phép mà còn muốn thu hẹp số lượng NH hiện nay.
Cách đây 5 năm, NHNN đặt ra định hướng đến năm 2017 sẽ chỉ còn 15-17 NH trong lộ trình tái cơ cấu. Dù việc thực thi chưa đạt được như định hướng, nhưng thời gian qua, nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập diễn ra cũng đã giúp giảm bớt số lượng NH, có thể kể đến như TMCP Sài Gòn (SCB) hợp nhất với Đệ nhất và Tín nghĩa, Westernbank hợp nhất với PVFC, Habubank sáp nhật vào SHB, MHB sáp nhập vào BIDV, MDBank sáp nhập vào MSB, Đại Á Bank sáp nhập vào HDBank, SouthernBank sáp nhập vào Sacombank.
Với lộ trình tái cơ cấu ngành NH giai đoạn kế tiếp, theo đó các chỉ tiêu an toàn vốn, an toàn thanh khoản ngày càng tiệm cận theo chuẩn quốc tế thì những NH nào không đáp ứng được có thể phải nghĩ đến giải pháp hợp nhất và sáp nhập để đảm bảo tiếp tục tồn tại.
Thực tế cho thấy hiện nay còn một số NH có vốn điều lệ vẫn chỉ 3.000 - 4.000 tỷ đồng, quy mô kinh doanh nhỏ bé, năng lực cạnh tranh bị hạn chế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, cộng thêm việc ra đời hàng loạt tổ chức tài chính công nghệ (Fintech) đang đe dọa sự phát triển của các NH truyền thống.
Bên cạnh đó, dù vai trò của NH vẫn còn rất quan trọng trong nền kinh tế, nhưng một số sản phẩm, dịch vụ của ngành này đang dần được thay thế và giảm sức ảnh hưởng. Đơn cử như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền thì thời gian qua các công ty Fintech cung ứng hiệu quả hơn và sắp tới sẽ có sự ra đời của Mobile Money - sản phẩm huy động, cho vay, cũng chứng kiến sự tham gia của loại hình Fintech, trong khi doanh nghiệp ngày càng ưa thích tìm kiếm vốn qua kênh trái phiếu nhiều.
Ngay cả chính bản thân các NH hiện nay cũng muốn phát triển mảng NH số, mở rộng mạng lưới thông qua các điểm AutoBanking, Live Banking hơn là trụ sở giao dịch hoành tráng. Chính vì vậy, việc xuất hiện thêm NH hoặc duy trì số lượng NH như hiện nay có thể không còn cần thiết như trước đây, khi nền kinh tế Việt mới bắt đầu mở cửa.
Với lộ trình tái cơ cấu ngành NH giai đoạn kế tiếp, theo đó các chỉ tiêu an toàn vốn, an toàn thanh khoản ngày càng tiệm cận chuẩn quốc tế thì những NH nào không đáp ứng được có thể phải nghĩ đến giải pháp hợp nhất và sáp nhập để đảm bảo tiếp tục tồn tại.
Comments
Post a Comment