"Sống chung với COCC", mình phải sống chung với điều đó!!

Nhân chuyện có bạn nói về COCC được gửi vào làm, anh trích lại cm 2012 hay 2013 được viết trên diễn đàn ub.com.vn. Thời điểm đó anh vào 1 bank nhà nước, xung quanh toàn COCC hầu như là 80%. Chia sẻ các

"Hi chào các bạn, mình nói hơi tiêu cực nhe: "Bạn khẳng định mình có năng lực, ok tôi là nhà tuyển dụng, bạn hãy chứng minh đi".
Theo bạn, bạn sẽ chứng minh như thế nào khi chỉ qua vòng thi viết và phỏng vấn, có thêm vòng xét bằng cấp. Để khẳng định năng lực của 1 ai đó cần có 1 thời gian nhận định và thử thách. Mình nói như vậy các bạn nghĩ có đúng không?
Vậy chúng ta nghiệm ra điều gì theo hướng tiêu cựcnhững nghịch lý ở đời)
+ Học giỏi chưa chắc làm giỏi.
+ Nói chuyện phỏng vấn ok nhưng khi đi tiếp xúc khách hàng thì vô duyên không chịu nổi.
Chính vì vậy có một số người sau thời gian làm việc ở ngân hàng đều phải "bay""nhảy" cả hết thôi. Môi trường làm việc sẽ tự động đào thải những ai không thể tồn tại được.

Việc chúng ta có COCC là hiện thực, không tiêu cực cũng không tích cực gì cả, có thì chỉ phục vụ lợi ích cho nơi đang tuyển người.

VD:Tôi là Giám đốc, tôi tuyển A vào:
- Thì Cha của A sẽ nâng đỡ tôi lên làm Phó Tổng hoặc . . .
- Thì cha mẹ của A sẽ đồng ý gửi 1 số lượng tiền cho ngân hàng. Hoặc là khách hàng vay VIP ở đơn vị tôi.
- Cha mẹ A là khách hàng tiền gửi lâu năm và lượng tiền lớn.
- Cha mẹ A nguyên là cán bộ của ngân hàng đã hoặc chuẩn bị nghỉ hưu.
- Cha mẹ, cô chú bác của A là quan lớn (không phải là quan nhỏ) có ảnh hưởng đến công việc và vị trí Giám đốc của tôi.
- Cha mẹ A là bạn trí cốt, chiến đấu của tôi.
- A là con rơi của mình hoặc con của người tình cũ hahaha(nhiều tình huống mà).
- Trong lần đi xem bảo vệ luận văn hoặc thực tế hoài đời, thấy đứa đó ok cho công việc cơ quan, kêu nó thi vào, mình bảo lãnh.
. . . .
- Ngoài ra các ngân hàng thường ưu tiên cho người thân của cán bộ nhân viên ngân hàng nếu có đầy đủ bằng cấp khả năng cho vị trí công việc đó.

Đặc biệt là công việc thủ quỹ, liên quan mật thiết tiền bạc cơ quan, nên việc có người có chức có quyền đứng ra bảo lãnh thì sẽ càng tốt hơn khi có sự cố xảy ra (đây là những tình huống ngân hàng luôn phải dự trù tới).

Bạn bất mãn bạn sẽ thua! Đó là sự thật, bạn càng bất mãn bạn sẽ càng không tin vào khả năng con người mình. Bạn đi thi mà cứ lo sợ chuyện người ta này kia. Ngoài ra bạn đừng tự tin thái quá. Đôi khi bạn nghĩ là bạn hơn người ta, nhưng thật sự bạn chưa biết người ta thế nào mà bạn hơn người ta (theo hướng tích cực).
Đúng là đi tìm việc không bao giờ đơn giản, đi công chứng Phường, Xã đi hoài người ta biết bạn xuống chứng cái gì, làm thủ tục gì thì chuyện đó bình thường (vì tôi đã từng như thế).

"Sống chung với lũ", mình phải sống chung với điều đó. Vì chúng rất thật trong cuộc sống chúng ta. Và bạn cũng phải biết tận dụng những mối quan hệ mà mình có, nhờ cha nhờ mẹ, nhờ Bác, nhờ Cậu, Chú, Dì, Cô . . . ai thân thích với mình thì nhờ hết. Nếu không, thất nghiệp là chuyện bình thường với bạn thôi."

Nguồn: MinSu - Group U&Bank

Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??