Basel II chuyện riêng vài ngân hàng quy mô lớn
Agribank, VietinBank, Sacombank... là những ngân hàng quy mô lớn nhưng vẫn chưa cán đích Basel II.
Sớm triển khai
Từ năm 2014, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Theo đó, 10 ngân hàng được chọn để thí điểm áp dụng, gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB và VPBank. Trong số này, hiện còn VietinBank và Sacombank chưa áp dụng. Giai đoạn 2, đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này. Đến nay, có 18 nhà băng đã hoàn tất Basel II gồm: Vietcombank, MB, ACB, VIB, Techcombank, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, VietCapital Bank, SeABank, Nam A Bank, LienVietPostBank, BIDV, Shinhan Bank, Standard Chartered Việt Nam.
Hiệp ước Basel là chuẩn mực quốc tế được hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới áp dụng, nhằm bảo đảm an toàn hoạt động thông qua áp dụng các công cụ, chuẩn mực cao trong quản lý rủi ro và kinh doanh. Hiểu được các lợi ích Basel II mang lại, các nhà băng Việt Nam đã sớm vào cuộc đua áp chuẩn quốc tế này, trong đó phải ghi nhận nỗ lực của các nhà băng quy mô vừa và nhỏ.
Nam A Bank là một trong những ngân hàng quy mô nhỏ, song đã được NHNN phê duyệt cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41/2016/TT-NHNN vào cuối năm 2019. Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi trong hoạt động của ngân hàng khi áp dụng Basel II là áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giúp ngân hàng hoạt động an toàn, quản lý hiệu quả về tỷ lệ an toàn vốn. Với việc tuân thủ Thông tư 41, Nam A Bank đã xây dựng được một khung quản trị rủi ro vững chắc trong hoạt động.
Trước đó không lâu, Viet Capital Bank nhận được quyết định cho phép áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trước thời hạn. Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng thứ 12 trong hệ thống ngân hàng chính thức áp dụng chuẩn Basel II sớm hơn thời hạn quy định. Được chấp thuận áp dụng Basel II đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã đáp ứng nhiều quy định nghiêm khắc về quản trị, hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ…
VietBank cũng chính thức được NHNN phê duyệt cho phép áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN vào cuối năm 2019. Một lãnh đạo cấp cao Ngân hàng VietBank cho biết, việc được NHNN cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của VietBank giai đoạn sắp tới, đảm bảo phát triển bền vững, minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng.
Hiện Kienlongbank, Saigonbank, Bac A Bank, VietA Bank, ABBank... đang trong quá trình triển khai, để hoàn tất Basel II trong những tháng đầu năm 2020.
Rõ ràng, lợi ích mà Basel II mang lại cho ngân hàng Việt Nam là tăng cường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch của hệ thống, tăng cường sức đề kháng của ngân hàng trước bất ổn và biến động của thị trường. Khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng tốt hơn sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam hoạt động bền vững hơn. Thế nhưng, không phải nhà băng nào cũng có thể áp chuẩn
Basel II trước thời hạn.
Cuộc chạy đua của những nhà băng còn lại
Đến thời điểm này, Sacombank vẫn chưa chính thức được áp chuẩn Basel II. Tuy nhiên, theo ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, năm 2019, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank được nâng tầm phù hợp với chiến lược phát triển và định hướng của NHNN và sẵn sàng ứng dụng Basel II vào hoạt động. Sacombank cũng đã hoàn thiện cơ chế quản trị theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và triển khai đồng bộ các dự án để ứng dụng phương pháp nâng cao Basel II.
Ông Nguyễn Cảnh Vinh, Quyền Tổng giám đốc Eximbank thì cho hay, Ngân hàng đã mời Ernst & Young tư vấn triển khai Thông tư 41/2016/TT-NHNN và đã trình NHNN để áp dụng Basel II và sẽ áp dụng bắt đầu từ đầu năm 2020. KPMG đã thực hiện tư vấn cho Eximbank toàn bộ các cấu phần của Thông tư 13/2018/TT-NHNN (một trong những nội dung chính sách từ cơ quan quản lý mà các ngân hàng triển khai thực hiện Basel II) nhằm bảo đảm Eximbank đáp ứng được các tiêu chuẩn ở mức cao nhất theo thông lệ quốc tế về việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Còn tại ABBank, Ngân hàng đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống tính toán tài sản có rủi ro (RWA) theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Việc triển khai hệ thống RWA là bước đi mang tính chiến lược giúp ABBank nâng cao hiệu quả lợi nhuận và năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển hoạt động kinh doanh và thúc đẩy lộ trình triển khai Basel II của ABBank.
Trong khi BIDV phút chót đã gỡ được nút thắt về tăng vốn sau thương vụ với KEB Hana Bank để kịp áp dụng Basel II trước thềm 2020, VietinBank vẫn vướng mắc với tăng vốn để đáp ứng các chuẩn của Basel II. Tuy nhiên, hiện Chính phủ đã cho phép nhà băng này tăng vốn. Sau khi tăng vốn thành công, VietinBank sẽ đáp ứng được chuẩn mực về tỷ lệ an toàn vốn.
Như vậy, VietinBank sẽ chậm với thời hạn áp dụng Basel II vào đầu năm 2020 và tiến độ phụ thuộc khá nhiều vào quyết định từ cơ quan quản lý. Thực tế, khó khăn về tăng vốn là vấn đề chung, đặc biệt là của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối do không được phép giữ lại lợi nhuận để tăng vốn.
Agribank cũng nằm trong thế khó tương tự. Hiện Nhà nước đang nắm 100% vốn của Agribank và trong nhiều năm liền, Ngân hàng không được phép giữ lại lợi nhuận. Nhà băng này chỉ có thể tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Tính đến cuối tháng 6/2019, vốn điều lệ của Agribank là 30.496 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuân thủ Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Đây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Các ngân hàng cũng cần đảm bảo đủ vốn; đảm bảo cơ sở dữ liệu sạch, chất lượng, tin cậy; đảm bảo các hệ thống công nghệ vững mạnh, tương tác tốt với nhau, công cụ đo lường CAR chất lượng, tin cậy. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực nhân sự đủ trình độ, số lượng, có kiến thức chuyên môn, kiến thức rủi ro và công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hệ thống ngân hàng cần sự hỗ trợ hành lang pháp lý cho các quy định quản lý mới trong quá trình hội nhập, như quy định bắt buộc về xếp hạng tín nhiệm, quy định về sản phẩm phái sinh, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)…
Ngoài ra, giới phân tích tài chính cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích và dỡ bỏ dần những quản lý hành chính về room tín dụng, điều kiện phát triển mạng lưới… cho các ngân hàng tuân thủ cả 3 trụ cột Basel II và áp dụng sớm Basel III.
Sớm triển khai
Từ năm 2014, NHNN đã chủ động xây dựng lộ trình triển khai và áp dụng Basel II đối với hệ thống ngân hàng thương mại. Theo đó, 10 ngân hàng được chọn để thí điểm áp dụng, gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB và VPBank. Trong số này, hiện còn VietinBank và Sacombank chưa áp dụng. Giai đoạn 2, đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 ngân hàng áp dụng thành công toàn bộ tiêu chuẩn này. Đến nay, có 18 nhà băng đã hoàn tất Basel II gồm: Vietcombank, MB, ACB, VIB, Techcombank, MSB, HDBank, OCB, TPBank, VPBank, VietBank, VietCapital Bank, SeABank, Nam A Bank, LienVietPostBank, BIDV, Shinhan Bank, Standard Chartered Việt Nam.
Hiệp ước Basel là chuẩn mực quốc tế được hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới áp dụng, nhằm bảo đảm an toàn hoạt động thông qua áp dụng các công cụ, chuẩn mực cao trong quản lý rủi ro và kinh doanh. Hiểu được các lợi ích Basel II mang lại, các nhà băng Việt Nam đã sớm vào cuộc đua áp chuẩn quốc tế này, trong đó phải ghi nhận nỗ lực của các nhà băng quy mô vừa và nhỏ.
Nam A Bank là một trong những ngân hàng quy mô nhỏ, song đã được NHNN phê duyệt cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41/2016/TT-NHNN vào cuối năm 2019. Ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc Nam A Bank cho biết, một trong những yếu tố quan trọng và cốt lõi trong hoạt động của ngân hàng khi áp dụng Basel II là áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giúp ngân hàng hoạt động an toàn, quản lý hiệu quả về tỷ lệ an toàn vốn. Với việc tuân thủ Thông tư 41, Nam A Bank đã xây dựng được một khung quản trị rủi ro vững chắc trong hoạt động.
Trước đó không lâu, Viet Capital Bank nhận được quyết định cho phép áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trước thời hạn. Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng thứ 12 trong hệ thống ngân hàng chính thức áp dụng chuẩn Basel II sớm hơn thời hạn quy định. Được chấp thuận áp dụng Basel II đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã đáp ứng nhiều quy định nghiêm khắc về quản trị, hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ…
Theo ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt, ngay từ đầu năm 2017, ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro, Ngân hàng đã thành lập Dự án triển khai quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II. Đồng thời, để đảm bảo tính khách quan và tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực, VietCapital Bank đã hợp tác với đối tác tư vấn quốc tế là Công ty TNHH Thuế và tư vấn KPMG xây dựng công cụ và kiểm định kết quả thực hiện.
VietBank cũng chính thức được NHNN phê duyệt cho phép áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN vào cuối năm 2019. Một lãnh đạo cấp cao Ngân hàng VietBank cho biết, việc được NHNN cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của VietBank giai đoạn sắp tới, đảm bảo phát triển bền vững, minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng.
Hiện Kienlongbank, Saigonbank, Bac A Bank, VietA Bank, ABBank... đang trong quá trình triển khai, để hoàn tất Basel II trong những tháng đầu năm 2020.
Rõ ràng, lợi ích mà Basel II mang lại cho ngân hàng Việt Nam là tăng cường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch của hệ thống, tăng cường sức đề kháng của ngân hàng trước bất ổn và biến động của thị trường. Khả năng quản trị rủi ro của ngân hàng tốt hơn sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam hoạt động bền vững hơn. Thế nhưng, không phải nhà băng nào cũng có thể áp chuẩn
Basel II trước thời hạn.
Cuộc chạy đua của những nhà băng còn lại
Đến thời điểm này, Sacombank vẫn chưa chính thức được áp chuẩn Basel II. Tuy nhiên, theo ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, năm 2019, hoạt động quản trị rủi ro của Sacombank được nâng tầm phù hợp với chiến lược phát triển và định hướng của NHNN và sẵn sàng ứng dụng Basel II vào hoạt động. Sacombank cũng đã hoàn thiện cơ chế quản trị theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN và triển khai đồng bộ các dự án để ứng dụng phương pháp nâng cao Basel II.
Ông Nguyễn Cảnh Vinh, Quyền Tổng giám đốc Eximbank thì cho hay, Ngân hàng đã mời Ernst & Young tư vấn triển khai Thông tư 41/2016/TT-NHNN và đã trình NHNN để áp dụng Basel II và sẽ áp dụng bắt đầu từ đầu năm 2020. KPMG đã thực hiện tư vấn cho Eximbank toàn bộ các cấu phần của Thông tư 13/2018/TT-NHNN (một trong những nội dung chính sách từ cơ quan quản lý mà các ngân hàng triển khai thực hiện Basel II) nhằm bảo đảm Eximbank đáp ứng được các tiêu chuẩn ở mức cao nhất theo thông lệ quốc tế về việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Còn tại ABBank, Ngân hàng đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống tính toán tài sản có rủi ro (RWA) theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Việc triển khai hệ thống RWA là bước đi mang tính chiến lược giúp ABBank nâng cao hiệu quả lợi nhuận và năng lực quản trị rủi ro của Ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển hoạt động kinh doanh và thúc đẩy lộ trình triển khai Basel II của ABBank.
Trong khi BIDV phút chót đã gỡ được nút thắt về tăng vốn sau thương vụ với KEB Hana Bank để kịp áp dụng Basel II trước thềm 2020, VietinBank vẫn vướng mắc với tăng vốn để đáp ứng các chuẩn của Basel II. Tuy nhiên, hiện Chính phủ đã cho phép nhà băng này tăng vốn. Sau khi tăng vốn thành công, VietinBank sẽ đáp ứng được chuẩn mực về tỷ lệ an toàn vốn.
Như vậy, VietinBank sẽ chậm với thời hạn áp dụng Basel II vào đầu năm 2020 và tiến độ phụ thuộc khá nhiều vào quyết định từ cơ quan quản lý. Thực tế, khó khăn về tăng vốn là vấn đề chung, đặc biệt là của nhóm ngân hàng có vốn nhà nước chi phối do không được phép giữ lại lợi nhuận để tăng vốn.
Agribank cũng nằm trong thế khó tương tự. Hiện Nhà nước đang nắm 100% vốn của Agribank và trong nhiều năm liền, Ngân hàng không được phép giữ lại lợi nhuận. Nhà băng này chỉ có thể tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Tính đến cuối tháng 6/2019, vốn điều lệ của Agribank là 30.496 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm ngân hàng có vốn nhà nước.
Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuân thủ Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Đây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.
Các ngân hàng cũng cần đảm bảo đủ vốn; đảm bảo cơ sở dữ liệu sạch, chất lượng, tin cậy; đảm bảo các hệ thống công nghệ vững mạnh, tương tác tốt với nhau, công cụ đo lường CAR chất lượng, tin cậy. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực nhân sự đủ trình độ, số lượng, có kiến thức chuyên môn, kiến thức rủi ro và công nghệ đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hệ thống ngân hàng cần sự hỗ trợ hành lang pháp lý cho các quy định quản lý mới trong quá trình hội nhập, như quy định bắt buộc về xếp hạng tín nhiệm, quy định về sản phẩm phái sinh, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)…
Ngoài ra, giới phân tích tài chính cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích và dỡ bỏ dần những quản lý hành chính về room tín dụng, điều kiện phát triển mạng lưới… cho các ngân hàng tuân thủ cả 3 trụ cột Basel II và áp dụng sớm Basel III.
Nguyên Linh
Theo Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2020
Theo Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2020
Link báo gốc: Basel II chuyện riêng vài ngân hàng quy mô lớn
Comments
Post a Comment