Thỏa thuận Da phương hóa sáng kiến Chiềng Mai sửa đổi (CMIM) hiệu lực ngày 23/06/2020

23/06/2020
Trong khuôn khổ tiến trình hợp tác tài chính, ngân hàng khu vực ASEAN+3, Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai sửa đổi (CMIM) chính thức có hiệu lực vào ngày 23/06/2020. Thỏa thuận được ký bởi các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) và Cơ quan tiền tệ Hồng Kong, Trung Quốc.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng chụp ảnh tập thể cùng các đại biểu CMIM
Thỏa thuận CMIM là thể thức hỗ trợ thanh khoản bằng USD của khu vực ASEAN+3 với quy mô cam kết lên đến 240 tỷ USD được thực hiện thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa các Ngân hàng Trung ương để các thành viên CMIM giải quyết khó khăn khẩn cấp về cán cân thanh toán và thanh khoản USD trong ngắn hạn, thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ và kinh tế vĩ mô.
Thỏa thuận CMIM sửa đổi lần này nhằm củng cố và hoàn thiện hơn các văn bản pháp lý và các tài liệu liên quan trong quá trình vận hành, triển khai Thỏa thuận CMIM. Các sửa đổi của Thỏa thuận chủ yếu tập trung vào các vấn đề kỹ thuật, bao gồm: Hoàn thiện các quy định về thủ tục, cơ chế ra quyết định cho vay; Tăng cường sự phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong khuôn khổ các khoản vay do IMF đồng tài trợ; Cập nhật các vấn đề về kỹ thuật để phù hợp với các diễn biến mới.
Việc Thỏa thuận CMIM sửa đổi có hiệu lực và đi vào thực thi thể hiện tính sẵn sàng, hiệu quả của cơ chế CMIM, hướng tới việc ổn định thị trường tài chính - tiền tệ trong khu vực, đồng thời là biểu tượng hợp tác bền vững giữa các Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính các nước ASEAN+3 trong việc vận hành và duy trì mạng lưới an toàn tài chính khu vực.
HTQT

Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??