Hội thảo khoa học giới thiệu, kết quả nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam”

24/06/2020
Ngày 24/06/2020, Viện chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo Khoa học giới thiệu, trao đổi kết quả nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Phát triển hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam”. Tham dự Hội thảo có đại diện một số Vụ, Cục NHNN, đại diện một số ngân hàng thương mạị, đơn vị nghiên cứu.

Quang cảnh Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN Phạm Xuân Hòe cho biết, đây là đề tài khoa học được lãnh đạo NHNN “đặt hàng” với tính ứng dụng cao. Qua nghiên cứu của đề tài, góp phần hình thành nên những cơ chế, chính sách nhằm làm sao có thể xúc tiến được cho vay theo chuỗi giá trị. Đặc biệt cho vay theo chuỗi giá trị đối với ngành nông nghiệp, góp phần tạo ra được sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. Đây cũng chính là tạo sự phát triển bền vững cho ngân hàng. Tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” của ngành nông nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên. “Đây chính là một trong những mắt xích quan trọng, nhóm giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững”, ông Hòe nhấn mạnh.
Trình bày các nội dung chính của đề tài nghiên cứu, Ths.Trần Văn Tần - Ủy viên HĐQT NHTMCP Công thương Việt Nam chủ nhiệm đề tài cho biết, chuỗi giá trị nông sản là một tập hợp các hoạt động và các tác nhân có liên quan trong quá trình đưa các sản phẩm nông sản bắt đầu từ nhà cung cấp đầu vào của sản xuất đến nông trại, qua các khâu trung gian khác và cuối cùng đến người tiêu dùng trong một quá trình. “Tín dụng theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp là tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ tài chính trong dòng chảy của chuỗi giá trị sản phẩm. Ngân hàng có thể tham gia tài trợ vào tất cả các khâu trong chuỗi” ông Tần nhấn mạnh.
Đề cập đến mục tiêu tổng quát của đề tài, ông Trần Văn Tần cho biết, mục tiêu nghiên cứu hệ thống hóa các văn bản pháp lý; đánh giá thực trạng, khó khăn; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị.
Ths.Trần Văn Tần - Ủy viên HĐQT NHTMCP Công thương Việt Nam chủ nhiệm đề tài trình bày các nội dung chính của đề tài
Đối tượng nghiên cứu, là hoạt động cho vay của các TCTD theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam. Cho vay theo chuỗi giá trị có nhiều ưu điểm so với cho vay truyền thống. Các thành viên trong chuỗi: Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các thành viên trong chuỗi, nhất là các thành viên năng lực tài chính kém; bảo đảm nguồn vốn hỗ trợ để phát triển ổn định sản phẩm; Thông tin trong chuỗi giá trị minh bạch và giảm thiểu rủi ro.
Còn đối với ngân hàng cho vay, kiểm soát dòng tiền trong chuỗi, tiết kiệm chi phí cho vay và bán chéo được sản phẩm. Tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dân, tạo công ăn việc làm, góp phần thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp.
Chủ nhiệm đề tài đưa ra các nhóm giải pháp như: Nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi gí trị làm cơ sở để phát triển hoạt động cho vay cho vay của hệ thống TCTD. Hoàn thiện chính sách, phát triển sản phẩm cho vay đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam nói riêng. Đẩy mạnh cho vay chuỗi liên kết trong nông nghiệp của ngành Ngân hàng. Tăng cường phối hợp chính sách liên ngành để phát triển hiệu quả hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam…
NN

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu