Trách nhiệm pháp lý là gì?


https://ankhangreal.vn/blog/luat-nha-dat/trach-nhiem-phap-ly-la-gi/

Trong pháp luật, trách nhiệm pháp lý chính là việc một đối tượng nào đó cần phải chịu hậu quả không có lợi do hành vi của mình gây ra. Vậy bạn đã hiểu gì về khái niệm này? Chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết hơn trách nhiệm pháp lý là gì và phân loại ra sao trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu về trách nhiệm pháp lý là gì?

Bạn có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau về trách nhiệm pháp lý, cụ thể như: Trách nhiệm pháp lý là việc một đối tượng cần thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật được nhắc đến trong những quy định pháp luật. Cũng có thể nói đây là trách nhiệm mà chủ thể phải thực hiện theo mệnh lệnh của các tổ chức có thẩm quyền.
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Những người cần thực hiện trách nhiệm pháp lý là đối tượng bị vi phạm pháp luật hoặc gây ra thiệt hại do việc vi phạm các chế tài mà pháp luật đã quy định. Lúc này họ sẽ phải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế được quy định bởi Nhà nước Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của trách nhiệm pháp lý là gì?

Dưới đây là một số đặc điểm riêng của trách nhiệm pháp lý:
Nguyên nhân của việc phải chịu trách nhiệm pháp lý là do đối tượng đã gây thiệt hại cho xã hội hoặc họ đã vi phạm pháp luật.
Trong một số trường hợp, trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh ngay cả khi bạn không vi phạm pháp luật.
Đây là việc làm cần thiết nhằm thể hiện cho sự lên án của xã hội và cơ quan Nhà nước đối với người vi phạm pháp luật.
Đối với chủ thể bị chịu trách nhiệm pháp lý thì điều này luôn mang tính bất lợi.
Đây được xem là một nghĩa vụ vô cùng đặc biệt của công dân.
Phân loại trách nhiệm pháp lý
Dựa trên các loại vi phạm pháp luật thì Nhà nước Việt Nam đã phân chia thành 4 hình thức chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau. Có thể kể đến như:
Trách nhiệm hình sự
Loại trách nhiệm này áp dụng cho các đối tượng có hành vi phạm tội, gây ra các thiệt hại nặng nề cần bị truy cứu trước pháp luật.
Trách nhiệm hành chính
Các đối tượng vi phạm hành chính sẽ bị áp dụng hình thức này.
Trách nhiệm kỷ luật Nhà nước
Đây là loại trách nhiệm pháp lý dành cho những đối tượng có quan hệ ràng buộc bởi tổ chức hoặc cơ quan trong phạm vi quản lý củ Nhà nước. Cá nhân này sẽ phải chịu rất nhiều trách nhiệm trước pháp luật tương ứng với thiệt hại đã gây ra.
Trách nhiệm dân sự
Trong trường hợp đối tượng đã thưc hiện các hành vi xâm hại và ảnh hưởng tới quyền dân sự của người khác với mục đích tư lợi thì sẽ phải chịu hình thức trách nhiệm này.
Dù đối tượng đã vi phạm pháp luật dưới hình thức nào thì thông thường ít người có thể tự giác thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Ngược lại, họ sẽ cố gắng tìm cách để thoái thác và che giấu hành vi. Do đó, các cơ quan thẩm quyền sẽ sử dụng quyền hạn và chức năng của mình để tiến hành các cách buộc chủ thể vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do mình gây ra.
Nhờ việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của Nhà nước mà trật tự pháp luật được bảo vệ tốt hơn. Cùng với đó, mọi công dân sẽ được bảo đảm các lợi ích và quyền một cách hợp pháp. Hơn thế nữa, các hình thức này còn giúp nhà nước xử lý, trừng phạt chính đáng những người vi phạm pháp luật. Từ đó, đưa họ vào khuôn khổ và cải tạo thành người tốt.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn trách nhiệm pháp lý là gì cũng như cách phân loại theo hình thức vi phạm pháp luật. Việc này sẽ giúp bạn và người thân tránh được các hành vi sai trái gây ảnh hưởng tới xã hội. Hãy là người thông minh khi trang bị cho mình những kiến thức về luật một cách đầy đủ nhất.









https://danluat.thuvienphapluat.vn/trach-nhiem-phap-li-40531.aspx

trách nhiệm pháp lí???

Anh A là 1 vận động viên môn điền kinh, trong 1 lần thi chạy tiếp sức, a đã chơi xấu bằng cách đạp chân làm cho đối thủ tuột giày, hậu quả là anh ta bị vấp phải dây giày và bị thương rất nặng, vậy A có chịu trách nhiệm pháp lí về hành động của mình ko và trách nhiệm đó như thế nào?


Mình là sinh viên năm đầu khoa Luật ĐHQGHN, tuy chưa được học nhiều về luật nhưng mình cũng có ý kiến phản hồi như sau:

Trách nhiệm pháp lí (TNPL) là hậu quả của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) chỉ phát sinh khi có sự việc VPPL. Cho nên cần phải xét xem liệu anh A có VPPL không?

VPPL nào cũng có 5 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau:
1> VPPL phải là hành vi khách quan, nguy hiểm cho xã hội và được con người thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, xâm hại đến các lợi ích (khách thể) nhất định và gây ra (hoặc có khả năng thực tế gây ra) hậu quả nguy hại cụ thể cho lợi ích công dân, cho xã hội hoặc cho Nhà nước.
Có thể thấy hành vi của anh A có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng có thể đến tính mạng của đối thủ anh ta.
2> VPPL phải là hành vi được thực hiện bởi người có năng lực TNPL (người ở trong trạng thái bình thường và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ hành vi của mình).
Anh A chắc chắn nhận thức được hành vi của mình.
3> VPPL phải là hành vi do người đủ tuổi chịu TNPL thực hiện.
Anh A đã ở tuổi trưởng thành, đủ tuổi chịu TNPL.
4> VPPL à hành vi có tính chất lỗi (lỗi là thái độ tâm lý của người VPPL thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý).
Hành vi đạp chân rõ ràng có tính chất lỗi.
5> VPPL phải là hành vi trái pháp luật , xâm phạm đến lợi ích được pháp luật bảo vệ, tức là vi phạm điều cấm được quy định trong luật.
Rõ ràng trong luật hình sự có điều khoản về tội cố ý gây thương tích cho người khác, (mình chưa học LHS nên không nêu rõ ở đây được).
Từ 5 dấu hiệu trên suy ra a A VPPL và chắc chắn phải chịu TNPL mặc cho anh ta có bị thương do hành động của mình.
Ngoài ra cũng tùy vào mức độ người bị hại của anh ta có bị thương hay không, mức độ nặng nhẹ thế nào.
Cảm ơn bạn đã nêu ra thắc mắc!
JT



jt0410 viết:
Mình là sinh viên năm đầu khoa Luật ĐHQGHN, tuy chưa được học nhiều về luật nhưng mình cũng có ý kiến phản hồi như sau:


3> VPPL phải là hành vi do người đủ tuổi chịu TNPL thực hiện.
Anh A đã ở tuổi trưởng thành, đủ tuổi chịu TNPL.

Từ 5 dấu hiệu trên suy ra a A VPPL và chắc chắn phải chịu TNPL mặc cho anh ta có bị thương do hành động của mình.
Ngoài ra cũng tùy vào mức độ người bị hại của anh ta có bị thương hay không, mức độ nặng nhẹ thế nào.
Cảm ơn bạn đã nêu ra thắc mắc!
JT


Chào bạn!


"Anh A đã ở tuổi trưởng thành, đủ tuổi chịu TNPL" theo bạn thì người bao nhiêu tuổi là người trưởng thành? và bao nhiêu tuổi thì có thể chịu trách nhiệm pháp lý?

Có thể tình huống trên A có sự vi phạm pháp luật, tuy nhiên là A vi phạm pháp luật hình sự? hay hành chính? thì cần thêm thông tin.

Về mặt dân sự thì A phải bồi thường cho đối thủ của mình.

Tuy nhiên các trách nhiệm trên A chỉ phải chịu khi có yêu cầu của người bị hại.

(Ngoài ra A có thể sẽ còn phải chịu kỷ luật của ban tổ chức như cấm thi đấu..)




Chào bạn!
Hành động của anh A có chịu trách nhiệm pháp lý hay không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Anh A thể hiện hành động đạp chân đối thủ gây nên hậu quả đối thủ bị thương nặng (tôi hiểu tình huống của bạn là như vậy). Vậy trách nhiệm anh A phải chịu có thể là về hình sự, dân sự....
Với những tình tiết bạn nêu như trên thì chưa thể kết luận cụ thể được.
Hãy cung cấp thêm thông tin để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn được tốt nhất.
Trân trọng!





Chào mọi người,

Nếu đặt trong bối cảnh hoạt động bình thường thì khả năng anh A bị buộc chịu trách nhiệm hình sự là cao.

Nhưng ở đây là trong thể thao, việc truy cứu trách nhiệm hình sự do va chạm trong thể thao còn hơi bị khó do tính cạnh tranh, va chạm quyết liệt của các môn này. Rõ nhất là trong bóng đá năm nào chẳng có cầu thủ đi bệnh viện mà có ai bị buộc chịu trách nhiệm hình sự đâu dù rằng nhiều cầu thủ vào bóng rất ác ý.

Vì vậy theo mình để tìm đủ bằng chứng buộc tội anh A thì không phải là vấn đề đơn giản.

Thân.





 Chào mọi người!

 Trong thể thao mà vấn đề hình sự đặt ra khi tranh bóng mà cố ý hay vô ý làm phương hại đến đối phương là khó có thể.

Thực tế ta chưa từng thấy vụ việc nào như vậy.

 Vấn đề dân sự về bồi thường là đương nhiên, nếu có lỗi.

 Trong tình huống trên chúng ta chưa thể kết luận được điều gì.

 Thân!




cảm ơn các bạn trả tham gia trả lời, vì mình cũng là sv năm 1 dh luật tp.hcm nên mình chưa được học cụ thể về các bộ luật cũng như những quy định trong đó, tuy nhiên, mình đồng ý với ý kiến của bạn jt 0410 về việc anh A phải chịu trách nhiệm hình sự về việc làm của mình, và trong trường hợp đó mình lấy được từ 1 cuốn sách cũng đã nói rằng anh A phải chịu trách nhiệm về cả hình sự và dân sự???, theo các bạn thì những dấu hiệu nào chứng tỏ anh ta phải chịu trách nhiệm dân sự??? theo mình biết thì trong thể thao không có trường hợp VĐV phải bồi thường đối với người khác về lỗi do mình gây ra.
thân!






Chào bạn takeshilaw

  "cảm ơn các bạn trả tham gia trả lời, vì mình cũng là sv năm 1 dh luật tp.hcm nên mình chưa được học cụ thể về các bộ luật cũng như những quy định trong đó, tuy nhiên, mình đồng ý với ý kiến của bạn jt 0410 về việc anh A phải chịu trách nhiệm hình sự về việc làm của mình, và trong trường hợp đó mình lấy được từ 1 cuốn sách cũng đã nói rằng anh A phải chịu trách nhiệm về cả hình sự và dân sự"


 Nếu bạn cho rằng A phải chịu trách nhiệm hình sự, bạn có thể chứng minh để buộc tội A không?

 Thân ái!

 


Chào em!
Năm nhất thì đang học phần nào mà lại có tình huống như thế này. Nếu là môn lý luận nhà nước và pháp luật thì cách trả lời dựa vào việc phân tích lỗi, hành vi trái luật...
Tuy nhiên nếu học chuyên sâu thì em có thể nghiên cứu chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xem xét trên góc độ xử lý dân sự (quy dịnh tại ĐIều 604)
Vậy nhé!




nkkhuy viết:
Chào em!
Năm nhất thì đang học phần nào mà lại có tình huống như thế này. Nếu là môn lý luận nhà nước và pháp luật thì cách trả lời dựa vào việc phân tích lỗi, hành vi trái luật...
Tuy nhiên nếu học chuyên sâu thì em có thể nghiên cứu chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xem xét trên góc độ xử lý dân sự (quy dịnh tại ĐIều 604)
Vậy nhé!

cảm ơn anh nhiều!




Vâng, nói thực thì vụ này liên quan tới thể thao, một lĩnh vực đầy yếu tố cạnh tranh nên sẽ rất khó để nhận dạng được trách nhiệm pháp lí là có hay không, nếu như từ trước tới giờ mà có 1 vụ tương tự như thế này mà được xét xử ở tòa thì hay biết mấy. Thành viên nào có thêm thông tin và ý kiến xin hãy chia sẻ nhiệt tình để em có thêm cơ hội học hỏi.
Cảm ơn nhiều,
JT




hihi, mấy cái này đúng là khó thật, mà mình mới học đến luật hình sự phần chung thội, ai có kinh nghiệm hay những vụ nào giống giống  thì chia sẽ nhé,
thanks




Chào mọi người.
mọi người có thể giải đáp câu hỏi này giúp mình được không?
Vợ chồng ông A nhận cháu B là trẻ mồ côi về nuôi làm con được 10 năm nay. Việc nhận con nuôi của vợ chông ông A được ủy ban phường nơi cư trú ghi vào sổ hộ tịch.Hãy cho biết quan hệ giữa vc ông A và cháu B có phải là quan hệ pháp luật k? vì sao?









https://hocluat.vn/wiki/trach-nhiem-phap-ly/



Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??