Posts

Showing posts from July, 2018

Tiền lớn chảy ra, tỷ giá và lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh

Image
Đầu tuần này, trên thị trường liên ngân hàng xuất hiện những chuyển động mới, trong đó có những biểu hiện ngược chiều với những cân đối mà Ngân hàng Nhà nước vừa cân đối được. ​ Đó là lượng tiền lớn VND chảy ra thị trường, tạo biểu hiện dư thừa và lãi suất VND lại giảm rất mạnh - một trong những yếu tố gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần này (30/7), Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh mức chào thầu tín phiếu để hút bớt tiền về, lên tới 32.000 tỷ đồng - quy mô lớn hiếm có trong khuôn khổ một phiên trong những năm qua cho đến nay. Cùng đó, thị trường tiếp tục ghi nhận nhà điều hành mở rộng thêm kỳ hạn của tín phiếu phát hành, theo hướng dài hơn khi bổ sung thêm kỳ hạn 140 ngày (bên cạnh loại 14, 28 và 91 ngày). Việc bổ sung kỳ hạn khá dài đó nhằm gia tăng tính cố định và bền vững hơn cấu trúc vốn hút bớt về, nhằm chủ động hơn trong hạn chế trạng thái dư thừa vốn VND trong hệ thống tác động đến lạm phát và lãi suất. Và ở kỳ hạn dài

Điều hành chính sách của NHNN sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

Image
Điều hành chính sách của NHNN sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 31/07/2018 Ngày 31/7/2017, Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sau khủng hoảng tài chính toàn cầu" tại trụ sở của NHNN. Tham dự hội thảo có ông Đào Văn Sơn, Phó trưởng Ban Dân vận, Chi bộ khối Dân Đảng – Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương; ông Đỗ Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Ổn định Tài chính tiền tệ cùng đông đảo các Đoàn viên đến từ các Vụ, Cục của NHNN. Khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ giữa năm 2007 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tài chính của Mỹ và châu Âu, đồng thời gây nên suy thoái toàn cầu. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế, khủng hoảng tài chính và cuộc đại suy thoái cũng gây nên một cú sốc đối với cơ chế cũng như khuôn khổ chính sách tiền tệ (CSTT) trên thế giới. Tuy không phải là một vấn đề quá mới (cả về lý luận lẫn thực tiễn), song sự th

TÁC ĐỘNG TỪ CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG

Do độ mở lớn của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải đối diện với không ít thách thức nếu kinh tế thế giới chịu biến động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Không những vậy, đây còn là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam cho nên chắc chắn sự tác động sẽ trực tiếp và nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, cũng có những cơ hội và nếu chúng ta biết tận dụng sẽ đem lại hiệu quả vượt mong đợi. Tác động nhiều mặt Ngày 6-7, Mỹ nổ “phát súng” mở màn cuộc chiến thương mại (CCTM) với Trung Quốc bằng việc chính thức áp thuế suất 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ nước này. Đáp lại động thái này, Trung Quốc ngay lập tức áp thuế tương ứng lên 34 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ. Căng thẳng càng dâng cao khi ngày 11-7, Mỹ tiếp tục công bố kế hoạch áp thuế nhập khẩu 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc, thậm chí đe dọa sẽ xem xét áp thuế bổ sung lên tới 500 tỷ USD hàng hóa. Có thể thấy, xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ngày càng gia tăn

Phân biệt: Định giá - Thẩm định giá

Theo Luật giá năm 2012 đưa ra các khái niệm để phân biệt giữa Định giá và Thẩm định giá như sau: Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ. Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Theo nội dung phân biệt của Luật thì định giá là việc xác định giá của người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản đưa ra mức giá có tính áp đặt, chủ quan còn thẩm định giá là việc xác định giá của tài sản trên cơ sở khách quan, không có quyền và lợi ích liên quan giữa tổ chức thẩm định giá và tài sản thẩm định. Sự khác nhau giữa định giá và thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau: TIÊU CHÍ ​ ĐỊNH GIÁ ​ THẨM ĐỊNH GIÁ ​

Xử lý nợ xấu: Cần tháo gỡ vướng mắc mới phát sinh

Image
Xử lý nợ xấu: Cần tháo gỡ vướng mắc mới phát sinh 30/07/2018 Sau 01 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), Nghị quyết này đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu, góp phần xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các TCTD. Tuy nhiên, tại Hội nghị về vấn đề xử lý nợ xấu do NHNN tổ chức ngày 28/7/2018 tại TP. Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh và Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn chủ trì, các đại biểu đã mạnh dạn nêu ra một số khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh như: Quyền thu giữ tài sản đảm bảo, quá trình tố tụng thi hành án, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSĐB… Quyết liệ