Một số nội dung đáng chú ý của kỳ họp Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW nhóm G20


26/07/2018


Trong hai ngày 21-22/7/2018, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 đã nhóm họp tại Thủ đô Buenos Aires, Argentina, có một số nội dung đáng chú ý được đề cập tại kỳ họp này.

Trong phần phát biểu bế mạc kỳ họp, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde đã nói, kỳ họp các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW được tổ chức trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang tiếp tục tăng mạnh nhưng không đồng đều. Theo bà, nền kinh tế thế giới đang phải đối phó với nhiều rủi ro. Các rủi ro đó đang có chiều hướng gia tăng nhất là trong ngắn hạn, như cuộc chiến thương mại, áp lực tài chính ở các nền kinh tế mới nổi và rủi ro nợ công ở một số nước khu vực đồng tiên chung Euro.
Bà Lagarde đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tập trung giải quyết rốt ráo các rủi ro và phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, giúp cho nhiều hơn nữa các nước thu được lợi ích về tài chính. Điều này có ý nghĩa quan trong khi toàn cầu đang tiếp cận sâu rộng hơn với hệ thống thương mại quốc tế mở. Vì vậy, bà Lagarde kêu gọi tất cả các nước xử lý tốt các mâu thuẫn thông qua cơ chế hợp tác quốc tế mà cố gắng tránh không phải sử dụng các giải pháp đặc biệt.
Vào thời điểm diễn ra Hội nghị, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang, khi hai nước đã tăng thuế lên lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ mỗi nước. Trước những hành động trả đũa tức thì từ phía Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ tăng thuế đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu trị giá khoảng 500 tỷ USD từ Trung Quốc vào Mỹ, nếu Nếu Bắc Kinh không có những điều chỉnh cơ bản về chuyển giao công nghệ, trợ cấp công nghiệp và chính sách đối với các công ty liên doanh. Thông cáo chung Hội nghị, lãnh đạo G20 đã kêu gọi phải tăng cường đối thoại nhằm ngăn ngừa tác động tiêu cực của tình trạng căng thẳng thương mại và địa chính trị đến tăng trưởng kinh tế, nhưng hầu như chưa đạt được sự đồng thuận nào xung quanh vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ. So với Hội nghị tổ chức hồi tháng 3/2018, tuyên bố của Hội nghị G20 lần này có vẻ đã tạo ra kỳ vọng lạc quan về khả năng xử lý những thách thức và bất đồng thương mại trong tương lai.
Bà Lagarde cho rằng, các chính sách kinh tế vĩ mô cần được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh tế nhiều thay đổi, đồng thời có tính đến những điều kiện riêng của mỗi nước. Ở nhiều nước, nhất là các nước thậm hụt tài khoản vãng lai quá mức nên tránh sử dụng các chính sách tài khóa thuận chu kỳ để giảm nợ. Còn ở các nước có tài chính dư thừa quá mức, thì cần đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực và nguồn vốn vật chất để làm tăng đầu ra tiềm năng và thúc đẩy đầu tư tư nhân. Những bước đi này sẽ giúp hài hòa hóa những bất cân đối của nền kinh tế toàn cầu.
Để đối phó với những biến động về tài chính, sự linh hoạt của chính sách tỷ giá tiếp tục đóng vai trò quan trọng để chống đỡ các cú sốc ở các nền kinh tế đang nổi và tất cả các nước cần áp dụng chính sách vĩ mô thân trọng trong quá trình xử lý các cú sốc tài chính.
Tại cuộc họp này, các cuộc thảo luận đã tập trung vào vấn đề triển vọng của việc làm – một trong số các ưu tiên quan trọng của kỳ họp G20 tại Ác-hen-ti-na. Công nghệ mới và những tiến bộ nhanh chóng của số hóa, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa không chỉ mang lại những lợi ích to lớn, mà cả những thách thức đáng kể.
Tại kỳ họp này, rất nhiều đại biểu đã công nhận rằng hệ thống các quy định về tài chính mạnh mẽ có thể giúp làm giảm chi phí và sự hợp tác toàn cầu là yếu tố cực kỳ quan trọng. Cuộc họp cũng ghi nhận nhiều tiến bộ trong quá trình đàm phán về đổi mới tài chính và khẳng định tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ tài chính fintech. Các lãnh đạo tài chính châu Âu đã kêu gọi phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy định về thuế đối với nền kinh tế số, động thái này có thể dẫn đến sự bất hòa với các đối tác Mỹ. Liên quan đến đề xuất này, thông cáo chung của Hội nghị đã tái khẳng định cam kết xử lý những tác động của nền kinh tế số đến hệ thống thuế quốc tế trước năm 2020 nhưng không đưa ra những thông tin cụ thể.
MH tổng hợp.

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu