Tiền lớn chảy ra, tỷ giá và lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh
Đầu tuần này, trên thị trường liên ngân hàng xuất hiện những chuyển
động mới, trong đó có những biểu hiện ngược chiều với những cân đối mà
Ngân hàng Nhà nước vừa cân đối được.
Đó là lượng tiền lớn VND chảy ra thị trường, tạo biểu hiện dư thừa và
lãi suất VND lại giảm rất mạnh - một trong những yếu tố gây áp lực lên
tỷ giá USD/VND.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần này (30/7), Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh mức chào thầu tín phiếu để hút bớt tiền về, lên tới 32.000 tỷ đồng - quy mô lớn hiếm có trong khuôn khổ một phiên trong những năm qua cho đến nay.
Cùng đó, thị trường tiếp tục ghi nhận nhà điều hành mở rộng thêm kỳ hạn của tín phiếu phát hành, theo hướng dài hơn khi bổ sung thêm kỳ hạn 140 ngày (bên cạnh loại 14, 28 và 91 ngày).
Việc bổ sung kỳ hạn khá dài đó nhằm gia tăng tính cố định và bền vững hơn cấu trúc vốn hút bớt về, nhằm chủ động hơn trong hạn chế trạng thái dư thừa vốn VND trong hệ thống tác động đến lạm phát và lãi suất. Và ở kỳ hạn dài 140 ngày, hôm qua đã có 4.500 tỷ đồng được hấp thụ.
Tăng quy mô hút về, mở rộng và kéo dài kỳ hạn tín phiếu là những diễn biến mới ngược với biểu hiện ngắn hạn vừa thể hiện ở trung tuần tháng 7 này.
Cụ thể, vừa qua, trên thị trường liên ngân hàng, các cân đối cho thấy hiện tượng khan vốn tạm thời khi Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng hút vốn qua tín phiếu, thậm chí kênh cho vay qua cầm cố xuất hiện những giao dịch hỗ trợ nguồn đáng kể, và lãi suất VND liên ngân hàng liên tục gia tăng rất mạnh.
Nhưng diễn biến mới trên cho thấy trạng thái dư thừa vốn VND lại trở lại. Diễn biến này lập tức truyền dẫn vào đà sụt giảm nhanh và mạnh của lãi suất VND trên liên ngân hàng.
Vừa mới hơn một tuần trước, lãi suất VND liên tiếp tăng mạnh, khoảng gấp đôi so với thời điểm cuối tháng 6; như lãi suất VND qua đêm nhảy vọt lên trên 4,8%/năm. Nhưng đến đầu tuần này, với diễn biến mới nói trên, lãi suất VND trên thị trường này đã nhanh chóng giảm nhanh và mạnh trở lại.
Trong phiên 30/7, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm tới 0,16 - 0,83 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với phiên cuối tuần trước; với qua đêm chỉ còn 2,33%/năm; 1 tuần 2,68%; 2 tuần 3,18% và 1 tháng 3,78%. Trong khi đó, lãi suất USD các kỳ hạn đối ứng trên cùng thị trường vẫn ở mức khá cao, khiến điểm hoán đối lãi suất VND-USD không còn doãng rộng có lợi cho ổn định tỷ giá như vừa thiết lập được hơn một tuần trước đó.
Và thực tế, dù có những nguyên nhân khác nhau, tỷ giá USD/VND cũng bắt nhịp nhanh những chuyển động mới nói trên.
Trong phiên đầu tuần này, trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá chốt phiên ở mức 23.281 VND/USD, tăng 87 đồng so với phiên cuối tuần qua. Giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại cũng có bước tăng mạnh vào hôm qua, và sau một thời gian dài thị trường mới chứng kiến hiện tượng mức giá bán ra tiến sát trần biên độ.
Như trên, Ngân hàng Nhà nước đã gia tăng liều lượng và mở rộng kỳ hạn tín phiếu để điều tiết. Điều này thường có độ trễ để có những phản ánh đồng thuận trên thị trường, ở lãi suất và tỷ giá.
Còn ở lượng tiền lớn VND chảy ra thị trường, một dòng chảy liên quan và cộng hưởng được dự tính từ lượng lớn ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào trước đây, qua giao dịch kỳ hạn đến nay lần lượt đáo hạn.
Cụ thể, trong phiên giao dịch đầu tuần này (30/7), Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh mức chào thầu tín phiếu để hút bớt tiền về, lên tới 32.000 tỷ đồng - quy mô lớn hiếm có trong khuôn khổ một phiên trong những năm qua cho đến nay.
Cùng đó, thị trường tiếp tục ghi nhận nhà điều hành mở rộng thêm kỳ hạn của tín phiếu phát hành, theo hướng dài hơn khi bổ sung thêm kỳ hạn 140 ngày (bên cạnh loại 14, 28 và 91 ngày).
Việc bổ sung kỳ hạn khá dài đó nhằm gia tăng tính cố định và bền vững hơn cấu trúc vốn hút bớt về, nhằm chủ động hơn trong hạn chế trạng thái dư thừa vốn VND trong hệ thống tác động đến lạm phát và lãi suất. Và ở kỳ hạn dài 140 ngày, hôm qua đã có 4.500 tỷ đồng được hấp thụ.
Tăng quy mô hút về, mở rộng và kéo dài kỳ hạn tín phiếu là những diễn biến mới ngược với biểu hiện ngắn hạn vừa thể hiện ở trung tuần tháng 7 này.
Cụ thể, vừa qua, trên thị trường liên ngân hàng, các cân đối cho thấy hiện tượng khan vốn tạm thời khi Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng hút vốn qua tín phiếu, thậm chí kênh cho vay qua cầm cố xuất hiện những giao dịch hỗ trợ nguồn đáng kể, và lãi suất VND liên ngân hàng liên tục gia tăng rất mạnh.
Nhưng diễn biến mới trên cho thấy trạng thái dư thừa vốn VND lại trở lại. Diễn biến này lập tức truyền dẫn vào đà sụt giảm nhanh và mạnh của lãi suất VND trên liên ngân hàng.
Vừa mới hơn một tuần trước, lãi suất VND liên tiếp tăng mạnh, khoảng gấp đôi so với thời điểm cuối tháng 6; như lãi suất VND qua đêm nhảy vọt lên trên 4,8%/năm. Nhưng đến đầu tuần này, với diễn biến mới nói trên, lãi suất VND trên thị trường này đã nhanh chóng giảm nhanh và mạnh trở lại.
Trong phiên 30/7, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm tới 0,16 - 0,83 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với phiên cuối tuần trước; với qua đêm chỉ còn 2,33%/năm; 1 tuần 2,68%; 2 tuần 3,18% và 1 tháng 3,78%. Trong khi đó, lãi suất USD các kỳ hạn đối ứng trên cùng thị trường vẫn ở mức khá cao, khiến điểm hoán đối lãi suất VND-USD không còn doãng rộng có lợi cho ổn định tỷ giá như vừa thiết lập được hơn một tuần trước đó.
Và thực tế, dù có những nguyên nhân khác nhau, tỷ giá USD/VND cũng bắt nhịp nhanh những chuyển động mới nói trên.
Trong phiên đầu tuần này, trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá chốt phiên ở mức 23.281 VND/USD, tăng 87 đồng so với phiên cuối tuần qua. Giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại cũng có bước tăng mạnh vào hôm qua, và sau một thời gian dài thị trường mới chứng kiến hiện tượng mức giá bán ra tiến sát trần biên độ.
Như trên, Ngân hàng Nhà nước đã gia tăng liều lượng và mở rộng kỳ hạn tín phiếu để điều tiết. Điều này thường có độ trễ để có những phản ánh đồng thuận trên thị trường, ở lãi suất và tỷ giá.
Còn ở lượng tiền lớn VND chảy ra thị trường, một dòng chảy liên quan và cộng hưởng được dự tính từ lượng lớn ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước mua vào trước đây, qua giao dịch kỳ hạn đến nay lần lượt đáo hạn.
Hoàng Vũ
VnEconomy
VnEconomy
Comments
Post a Comment