Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về Cho vay ngang hàng”
Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về Cho vay ngang hàng”
25/09/2018
Ngày 24/9/2018, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tập đoàn Vinacapital
tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về Cho vay ngang hàng” nhằm chia sẻ những
trải nghiệm thực tế khuôn khổ pháp lý thử nghiệm ở các nước Asean của các công
ty Fintech trong khu vực. PGS.TS Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc NHNN, Trưởng Ban
chỉ đạo Công nghệ Tài chính, NHNN đã đến dự và phát biểu tại Hội thào.
Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100
đại biểu đến từ NHTW và cơ quan quản lý tài chính các nước Trung Quốc,
Singapore, Thái Lan, Indonesia, một số Bộ ngành, cơ quan hữu quan, các tổ chức
quốc tế và ngân hàng thương mại trong nước, Hiệp hội Fintech Việt Nam, các công
ty Fintech.
Mục đích của Hội thảo là nhằm giúp
các đơn vị tham mưu thuộc NHNN, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan và các
ngân hàng thương mại hiểu biết sâu sắc hơn về thực tiễn hoạt động cho vay ngang
hàng hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, xu hướng phát triển, những lợi
ích, rủi ro và đặc biệt là cơ chế, chính sách, quy định quản lý hoạt động cho
vay ngang hàng tại một số nước trong khu vực.
Toàn
cảnh Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc
NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, lĩnh vực Công nghệ tài chính hay thường gọi là
Fintech phát triển khá nhanh tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây với sự nở
rộ của nhiều doanh nghiệp Fintech hoạt động trong các mảng nghiệp vụ khác nhau,
thu hút lượng vốn đầu tư đáng kể từ nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhận được
sự quan tâm của các tổ chức tài chính truyền thống và các cơ quan quản lý. Việt
Nam có một số điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của doanh
nghiệp Fintech như quy mô dân số lớn, tỷ lệ người dân kết nối Internet và sở
hữu điện thoại thông minh ở mức cao trên trung bình thế giới, mạng Internet di
động 4G/3G phủ rộng khắp cả nước, giới trẻ ưa thích công nghệ.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan
trọng của Fintech tại Việt Nam, đặc biệt ở khía cạnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo
trong ngành ngân hàng - tài chính và tiềm năng mở rộng nhanh chóng phổ cập tài
chính tới mọi vùng miền đất nước, NHNN luôn dành cho các doanh nghiệp Fintech
và lĩnh vực Fintech một sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt. Năm 2017, NHNN đã thành
lập Ban chỉ đạo Fintech tại NHNN với mục tiêu hoàn thiện khuôn khổ pháp lý,
cũng như tạo một hệ sinh thái lành mạnh cho các công ty Fintech cung ứng các
dịch vụ, giải pháp trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
“Chúng tôi đã xác định được một số trọng tâm của lĩnh vực
Fintech cần được ưu tiên nghiên cứu chuyên sâu, tạo tiền đề cho xây dựng khuôn
khổ pháp lý, cơ chế quản lý bao gồm: Các giải pháp thanh toán sáng tạo, Công
nghệ chuỗi khối- Blockchain, Cho vay ngang hàng trên nền tảng công nghệ, Chia
sẻ dữ liệu qua giao diện chương trình ứng dụng mở (Open API) và nhận biết khách
hàng điện tử (e-KYC)”, Phó Thống đốc nói.
Việt Nam đã xây dựng được khung khổ
pháp lý, cơ chế quản lý, giám sát đối với dịch vụ trung gian thanh toán của các
tổ chức phi ngân hàng - được coi là mảng Fintech về thanh toán.
Qua gần 10 năm hình thành và phát
triển, lĩnh vực này đã có đóng góp tích cực về khía cạnh thúc đẩy đổi mới sáng
tạo trong hoạt động thanh toán đem lại nhiều tiện ích, giá trị thiết thực cho
người sử dụng dịch vụ đồng thời góp phần đưa dịch vụ thanh toán, ngân hàng đến
gần hơn với số đông người dân Việt Nam ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tại Hội thảo, ông Eric Sigwick – Giám
đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của lĩnh vực Fintech
mang lại. Theo ông Eric Sigwick, cho vay ngang hàng đã trải qua giai đoạn tăng
trưởng, phát triển vào năm 2005 trên thế giới. Mặc dù, cho vay ngang hàng có
thể tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội rất lớn nhưng tiềm ẩn rủi ro cho các bên
có liên quan. Do vậy, cần thiết phải giám sát chặt chẽ lĩnh vực này nhằm hạn
chế những rủi ro và nâng cao nhận thức của các bên liên quan nhận thức. Đồng
thời, các nhà hoạch định chính sách phải cân đối giữa đổi mới và sự hợp lý về
mặt tài chính.
Ông
Eric Sigwick – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Theo ông Eric Sigwick, sự nổi lên của
Fintech và cho vay ngang hàng là không tránh khỏi và Việt Nam cũng không phải
ngoại lệ. Nhiều quốc gia cũng phát triển công nghệ Fintech, khuyến khích thử
nghiệm Fintech với sự giám sát, quản lý nhà nước cần thiết và hỗ trợ trước khi
có triển khai đầy đủ. Ông mong muốn sẽ có những phiên thảo luận hiệu quả cũng
như trao đổi kinh nghiệm và kiến thức chia sẻ về Fintech và cho vay ngang hàng,
tinh thần của sự hợp tác và đổi mới mà chúng ta nhận thấy trong Hội thảo ngày
hôm nay.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được
nghe các diễn giả từ ADB và NHTW các nước trình bày triển vọng phát triển của
cho vay ngang hàng, kinh nghiệm triển khai, quản lý hoạt động cho vay ngang
hàng tại một số quốc gia lân cận. Đặc biệt, các đại biểu sẽ tương tác với các
diễn giả trong phần Thảo luận chính sách về những đề xuất, khuyến nghị cụ thể
đối với lĩnh vực cho vay ngang hàng tại Việt Nam.
Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà
nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NHNN nhận thức được những lợi ích và
rủi ro tiềm tàng của hoạt động này và đang tiến hành nghiên cứu, đánh giá những
ưu điểm, nhược điểm, các rủi ro và các vấn đề liên quan, đặc biệt là khía cạnh
bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động cho vay ngang hàng. Hiện nay, các đơn vị
chuyên môn của NHNN đang nỗ lực nghiên cứu các mô hình cho vay ngang hàng trên
thế giới, kinh nghiệm quản lý, giám sát hoạt động này của các nước với mục đích
cuối cùng là xây dựng một khuôn khổ pháp lý để phát huy những mặt tích cực của
sản phẩm dịch vụ này, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro và tác động
tiêu cực đến các chủ thể tham gia, đảm bảo an toàn cho người dân và doanh
nghiệp, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.
NH
Ảnh: ĐK
Comments
Post a Comment