Vì sao thanh khoản ngân hàng dột nhiên… căng?
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh
6 tháng đầu năm 2018, tổng phương tiện thanh toán M2 (tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tổ chức dân cư) đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng tín dụng. Cụ thể, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/6/2018, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 6,35% so với cuối năm 2017, tương đương tăng thêm 413 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán M2 đạt 7,96% so với cuối năm 2017, tương đương tăng thêm 652 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là lý do khiến thị trường ngân hàng luôn được xem là “dồi dào” tiền mặt.
Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện những diễn biến “lạ” trên thị trường 2 nơi giao dịch giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) với nhau và giữa NHTM với Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo đó, lãi suất liên ngân hàng cứ tăng dần đều và “neo” ở mức cao. Trong 6 tuần gần đây, lãi suất liên ngân hàng cho diễn biến trồi sụt với biên độ tăng/giảm rất mạnh. Đáng chú ý là kể từ đầu tháng 8 đến nay, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức cao, quanh mức 4,5%/năm cho hầu hết các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng. Mức lãi suất này là cao nhất kể từ cuối năm 2016 cho đến nay.
“Việc lãi suất liên ngân hàng neo ở mức cao trong nhiều tuần liên tục phản ánh sự eo hẹp trong thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng nói chung”, bản tin về lãi suất vừa công bố của Công ty Chứng khoán BVSC nhận xét.
Cụ thể hơn, theo quan sát của nhóm chuyên gia phân tích BVSC, căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng không dừng lại mà bắt đầu “dẫn truyền” sang thị trường 1 (huy động vốn từ dân cư). Như Tiền Phong từng phản ánh, lãi suất huy động tại các ngân hàng được BVSC thống kê có xu hướng tăng, đặc biệt là các kỳ từ 6-12 tháng tăng rất mạnh. Điển hình như các ngân hàng Bản Việt, SHB, Techcombank, Vietbank... đã điều chỉnh biểu lãi suất với mức điều chỉnh 0,1-0,3% tùy từng kỳ hạn.
Bị rút tiền?
Điều gì đã khiến thanh khoản hệ thống trong 2 tháng gần đây trái ngược hoàn toàn với sự dư thừa trong 6 tháng đầu năm? Nhóm phân tích của BVSC cho biết dù NHNN không cập nhật số liệu tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 theo tháng nhưng theo quan sát của họ, tăng trưởng M2 đã chậm lại trong 2 tháng gần đây.
Nhóm phân tích này đã dẫn chứng: Tổng phương tiện thanh toán M2 tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 do việc mua ngoại tệ của NHNN. Dự trữ ngoại hối tính đến đầu tháng 5/2018 ước tính đạt 63 tỷ USD (tăng 11 tỷ USD so với cuối năm 2017). Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2018, ước tính NHNN đã bơm ra một lượng tiền đồng lớn (khoảng 250.000 tỷ đồng) để mua ròng 11 tỷ USD.
Cũng theo thống kê của BVSC, từ ngày 30/7 đến 24/8/2018, NHNN đã hút ròng tổng cộng 23.687 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở OMO và tín phiếu. Cùng với đó, hoạt động bơm tiền đồng (VND) mua ngoại tệ cũng đã không được thực hiện kể từ đầu quý III/2018. Thậm chí, với sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND, ước tính NHNN đã phải bán ra trên 2 tỷ USD, đồng nghĩa hút thêm 46.000 tỷ đồng về.
"Những động thái này cho thấy NHNN đã điều tiết theo kiểu chủ động rút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống ngân hàng”, nhóm chuyên gia BVSC khẳng định.
Theo BVSC, NHNN đang điều hành thị trường “nhắm” đến hai mục đích: Thứ nhất, thực thi chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ hơn để đối phó với nguy cơ lạm phát tăng mạnh. Thứ hai, giảm áp lực lên tỷ giá. Khi cung không còn quá dư thừa, tiền đồng (VND) sẽ lên giá trở lại so với USD. Ngoài ra, lãi suất cho vay liên ngân hàng neo ở mức cao (trên 4%) khiến chi phí vay tiền đồng tăng, qua đó giúp giảm bớt hiện tượng đầu cơ USD trong hệ thống ngân hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng thêm trong thời gian tới, tuy nhiên mức tăng sẽ được giới hạn ở mức không quá nhiều (dưới 0,5%).
6 tháng đầu năm 2018, tổng phương tiện thanh toán M2 (tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các tổ chức dân cư) đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng tín dụng. Cụ thể, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/6/2018, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt mức 6,35% so với cuối năm 2017, tương đương tăng thêm 413 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán M2 đạt 7,96% so với cuối năm 2017, tương đương tăng thêm 652 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là lý do khiến thị trường ngân hàng luôn được xem là “dồi dào” tiền mặt.
Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện những diễn biến “lạ” trên thị trường 2 nơi giao dịch giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) với nhau và giữa NHTM với Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo đó, lãi suất liên ngân hàng cứ tăng dần đều và “neo” ở mức cao. Trong 6 tuần gần đây, lãi suất liên ngân hàng cho diễn biến trồi sụt với biên độ tăng/giảm rất mạnh. Đáng chú ý là kể từ đầu tháng 8 đến nay, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức cao, quanh mức 4,5%/năm cho hầu hết các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng. Mức lãi suất này là cao nhất kể từ cuối năm 2016 cho đến nay.
“Việc lãi suất liên ngân hàng neo ở mức cao trong nhiều tuần liên tục phản ánh sự eo hẹp trong thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng nói chung”, bản tin về lãi suất vừa công bố của Công ty Chứng khoán BVSC nhận xét.
Cụ thể hơn, theo quan sát của nhóm chuyên gia phân tích BVSC, căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng không dừng lại mà bắt đầu “dẫn truyền” sang thị trường 1 (huy động vốn từ dân cư). Như Tiền Phong từng phản ánh, lãi suất huy động tại các ngân hàng được BVSC thống kê có xu hướng tăng, đặc biệt là các kỳ từ 6-12 tháng tăng rất mạnh. Điển hình như các ngân hàng Bản Việt, SHB, Techcombank, Vietbank... đã điều chỉnh biểu lãi suất với mức điều chỉnh 0,1-0,3% tùy từng kỳ hạn.
Bị rút tiền?
Điều gì đã khiến thanh khoản hệ thống trong 2 tháng gần đây trái ngược hoàn toàn với sự dư thừa trong 6 tháng đầu năm? Nhóm phân tích của BVSC cho biết dù NHNN không cập nhật số liệu tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán M2 theo tháng nhưng theo quan sát của họ, tăng trưởng M2 đã chậm lại trong 2 tháng gần đây.
Nhóm phân tích này đã dẫn chứng: Tổng phương tiện thanh toán M2 tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 do việc mua ngoại tệ của NHNN. Dự trữ ngoại hối tính đến đầu tháng 5/2018 ước tính đạt 63 tỷ USD (tăng 11 tỷ USD so với cuối năm 2017). Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2018, ước tính NHNN đã bơm ra một lượng tiền đồng lớn (khoảng 250.000 tỷ đồng) để mua ròng 11 tỷ USD.
Cũng theo thống kê của BVSC, từ ngày 30/7 đến 24/8/2018, NHNN đã hút ròng tổng cộng 23.687 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở OMO và tín phiếu. Cùng với đó, hoạt động bơm tiền đồng (VND) mua ngoại tệ cũng đã không được thực hiện kể từ đầu quý III/2018. Thậm chí, với sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND, ước tính NHNN đã phải bán ra trên 2 tỷ USD, đồng nghĩa hút thêm 46.000 tỷ đồng về.
"Những động thái này cho thấy NHNN đã điều tiết theo kiểu chủ động rút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống ngân hàng”, nhóm chuyên gia BVSC khẳng định.
Theo BVSC, NHNN đang điều hành thị trường “nhắm” đến hai mục đích: Thứ nhất, thực thi chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ hơn để đối phó với nguy cơ lạm phát tăng mạnh. Thứ hai, giảm áp lực lên tỷ giá. Khi cung không còn quá dư thừa, tiền đồng (VND) sẽ lên giá trở lại so với USD. Ngoài ra, lãi suất cho vay liên ngân hàng neo ở mức cao (trên 4%) khiến chi phí vay tiền đồng tăng, qua đó giúp giảm bớt hiện tượng đầu cơ USD trong hệ thống ngân hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng thêm trong thời gian tới, tuy nhiên mức tăng sẽ được giới hạn ở mức không quá nhiều (dưới 0,5%).
Theo Khánh Huyền
Tiền phong
Tiền phong
Comments
Post a Comment