Phân tích BCTC - Nhận biết cách "CHẾ BIẾN" Doanh thu & Chi phí trong BCTC
Để hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp, con đường dễ nhất và
phổ biến nhất là thông qua phân tích báo cáo tài chính. Tuy nhiên, bằng
nhiều chiêu trò gian lận báo cáo tài chính, bộ phận kế toán có thể làm
thay đổi diện mạo tình hình tài chính của doanh nghiệp tích cực hoặc
tiêu cực hơn tùy vào mục đích từng thời điểm. Để cải thiện chỉ tiêu
lợi nhuận sau thuế, ngoài vài thủ thuật trong ghi nhận doanh
thu, doanh nghiệp còn có thể sử dụng những thủ thuật làm giảm
chi phí kinh doanh trong kỳ.
Bài viết phía dưới nhằm cung cấp các góc nhìn thực tế giúp các Anh chị em Bankers nhận biết được các rủi ro Tài chính của các Khách hàng Doanh nghiệp.
I. LÀM THAY ĐỔI DOANH THU
Doanh thu là khoản mục quan trọng trong việc đánh giá Bảng cân đối Tài chính của một Doanh nghiệp.
1. TĂNG DOANH THU NHỜ DOANH THU KHÁC
Có hiệu lực từ năm tài chính 2015 và áp dụng cho cả số liệu so sánh 2014, Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đã thay đổi cách ghi nhận doanh thu từ bán vật liệu, phế liệu quá trình sản xuất, nhượng bán công cụ dụng cụ và các khoản doanh thu khác từ tài khoản 711 – Thu nhập khác về tiểu khoản 5118 – Doanh thu khác, nằm trong khoản mục lớn doanh thu.
Vì vậy khi xem xét số liệu doanh thu, Bankers nên xem xét kỹ tỷ trọng của phần doanh thu khác này. Việc tăng doanh thu nhờ doanh thu khác được đánh giá là hoạt động chỉ mang tính chất thời điểm, không bền vững và không phản ánh hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
2. TĂNG DOANH THU NHỜ KÝ KẾT CÁC ĐIỀU KHOẢN “BÁN VÀ GIỮ”, ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH.
“Bán và giữ” (Bill and Hold) xuất hiện khi doanh nghiệp ký kết một biên bản xác nhận với bên mua đồng ý nghiệm thu sản phẩm bán, tuy nhiên hàng hóa vẫn được gửi lại tại nhà máy của người bán và sẽ thực hiện chuyển giao sau. Điều khoản này giúp người bán ghi nhận doanh thu ngay tức thời mà chưa cần phải giao hàng cho người mua. Bản chất của thủ thuật này đơn giản là đẩy doanh thu của kỳ sau lên ghi nhận sớm vào kỳ trước, nhằm tạo ảo tưởng rằng công ty đang tăng trưởng tốt trong kỳ hiện tại. Hậu quả có thể gây ảnh hưởng tới doanh thu năm sau.
Đối với các công ty liên quan tới lĩnh vực xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ trong một thời gian dài thì ước tính doanh thu lại là một công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo điều chỉnh số liệu doanh thu theo ý muốn. Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp lý, nhưng doanh nghiệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.
3. TĂNG DOANH THU NHỜ CÁC GIAO DỊCH VỚI BÊN LIÊN QUAN
Bên liên quan từ trước tới nay vẫn là “vị cứu tinh” khi doanh nghiệp cần có một khoản doanh thu bất ngờ cuối năm nhằm đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Hợp đồng mua bán nội bộ giữa các bên này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về chuyển giá cũng như chuyển lợi nhuận. Đặc biệt đối với các tập đoàn lớn mang tính chuyên môn hóa cao, đầu ra của đơn vị này đồng thời chính là đầu vào của đơn vị khác.
Doanh thu của một doanh nghiệp hoàn toàn có thể phụ thuộc phần lớn vào một bên liên quan. Bằng việc điều chỉnh giá bán và sản lượng mua từ đó có thể dễ dàng biến tấu doanh thu của một đơn vị. Đối với trường hợp này, nhà đầu tư có thể tìm kiếm thêm thông tin trong phần thuyết minh các giao dịch trọng yếu với bên liên quan để xác định liệu có việc thao túng doanh thu xảy ra hay không.
4. TĂNG DOANH THU NHỜ CHÍNH SÁCH GIÁ VÀ CUNG CẤP THÊM TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG
Một biện pháp thông thường khác mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng lợi nhuận khi nhận thấy nguy cơ không đạt kế hoạch là giảm giá bán năm hiện tại, thông báo tăng giá bán đầu năm sau và nới lỏng các điều kiện tín dụng. Ví dụ, để tăng lợi nhuận quý 4 năm 2015, công ty có thể thông báo sẽ tăng giá bán vào đầu năm 2016, lập tức doanh thu quý 4 sẽ tăng vọt.
Mặc dù các thủ thuật này cho phép doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu trong kỳ hiện tại nhưng cũng sẽ đồng thời gây ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận năm sau, chưa kể đến tác động của chính sách bán hàng bị nới lỏng có thể gây khó khăn cho việc cân đối nguồn vốn lưu động, nguy cơ phải trích lập dự phòng khoản phải thu trong các năm tiếp theo.
=> MỘT SỐ DẤU HIỆU GIÚP BANKERS NHẬN BIẾT ĐƯỢC KHOẢN MỤC DOANH THU ĐANG ĐƯỢC PHÙ PHÉP
Tóm lại, một khoản doanh thu được coi là chất lượng khi đi kèm với khả năng chắc chắn thu hồi được lợi ích trong tương lai. Vì vậy để nhận biết được các dấu hiệu của doanh thu ảo, nhà đầu tư nên chú trọng phân tích mối tương quan tăng trưởng giữa cả ba chỉ tiêu doanh thu, khoản phải thu và dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với một số thông tin nhất định, Anh em Bankers nên lưu ý vì đó hoàn toàn có thể là động cơ cho một cú hích ảo vào doanh thu như: công bố chỉ tiêu doanh thu kế hoạch, các đợt phát hành cổ phiếu dự kiến (nếu có), thay đổi kế toán trưởng, kế hoạch chi trả lương thưởng Ban giám đốc…
Ngoài ra, bằng những biện pháp phân tích đơn giản như so sánh số liệu cùng kỳ năm nay với năm trước, suy xét tính logic khi đặt doanh nghiệp vào tình hình chung của ngành, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm ra những biến động đáng ngờ, từ đó làm rõ tính chân thực của khoản mục doanh thu.
II. LÀM THAY ĐỔI CHI PHÍ
1. THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG VIỆC PHÂN BỔ CHI PHÍ VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và lợi nhuận tăng. Ngược lại, chi phí sản xuất có thể bị hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác để làm giảm giá trị thành phẩm tồn kho và giá vốn hàng bán trong năm tới. Nhà đầu tư cần để ý đến khoản mục hàng tồn kho, chi phí sản xuất dở dang và giá vốn hàng bán.
Doanh nghiệp cũng có thể dùng phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, đích danh) để làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ.
2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VỐN HÓA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ
Với thủ thuật này, chi phí kinh doanh thay vì được đưa vào Kết quả hoạt động kinh doanh thì lại được ghi nhận trên khoản mục tài sản của Bảng cân đối kế toán.
Ví dụ: Chi phí lãi vay trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đưa vào vận hành trong kỳ. Thông thường các chi phí lãi vay ngân hàng của giai đoạn trước khi công trình đi vào hoạt động sẽ được vốn hóa vào giá trị công trình. Chi phí lãi vay sau thời điểm này phải được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Để công trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công đoạn kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Doanh nghiệp có thể vốn hóa một phần chi phí lãi vay vào giá trị công trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào kết quả kinh doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi phí và tăng lợi nhuận sau thuế.
3. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi còn mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm. Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/hoặc thanh khoản thấp thì việc đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng. Bằng phương pháp này, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
4. TRÌ HOÃN THANH LÝ TÀI SẢN KHÔNG CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG HOẶC CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ KHÔNG HIỆU QUẢ
Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đi kèm một khỏan lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ.
5. PHÙ PHÉP THỜI GIAN
Đối với những khoản Chi phí trả trước, Chi phí khấu hao tài sản, doanh nghiệp sẽ phải hạch toán phân bổ chi phí cho các kỳ. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kéo dài thời gian phân bổ chi phí trả trước và thời gian khấu hao tài sản để làm giảm chi phí ghi nhận trong năm hiện tại. Nhìn tổng thể tổng chi phí phân bổ không thay đổi nhưng doanh nghiệp sẽ đạt được mục đích làm lợi nhuận năm hiện tại tăng lên.
Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân bổ cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp).
6. THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG VIỆC PHÂN BỔ CHI PHÍ VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và lợi nhuận tăng. Ngược lại, chi phí sản xuất có thể bị hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác để làm giảm giá trị thành phẩm tồn kho và giá vốn hàng bán trong năm tới. Nhà đầu tư cần để ý đến khoản mục Hàng tồn kho, chi phí sản xuất dở dang và giá vốn hàng bán.
Doanh nghiệp cũng có thể dùng phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, đích danh) để làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ.
7. SẢN XUẤT VƯỢT MỨC CÔNG SUẤT TỐI ƯU
Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất sản xuất tối ưu, tùy thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy móc thiết bị phải làm việc quá mức, ảnh hưởng tiêu cực tối năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.
Bài viết phía dưới nhằm cung cấp các góc nhìn thực tế giúp các Anh chị em Bankers nhận biết được các rủi ro Tài chính của các Khách hàng Doanh nghiệp.
I. LÀM THAY ĐỔI DOANH THU
Doanh thu là khoản mục quan trọng trong việc đánh giá Bảng cân đối Tài chính của một Doanh nghiệp.
1. TĂNG DOANH THU NHỜ DOANH THU KHÁC
Có hiệu lực từ năm tài chính 2015 và áp dụng cho cả số liệu so sánh 2014, Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đã thay đổi cách ghi nhận doanh thu từ bán vật liệu, phế liệu quá trình sản xuất, nhượng bán công cụ dụng cụ và các khoản doanh thu khác từ tài khoản 711 – Thu nhập khác về tiểu khoản 5118 – Doanh thu khác, nằm trong khoản mục lớn doanh thu.
Vì vậy khi xem xét số liệu doanh thu, Bankers nên xem xét kỹ tỷ trọng của phần doanh thu khác này. Việc tăng doanh thu nhờ doanh thu khác được đánh giá là hoạt động chỉ mang tính chất thời điểm, không bền vững và không phản ánh hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
2. TĂNG DOANH THU NHỜ KÝ KẾT CÁC ĐIỀU KHOẢN “BÁN VÀ GIỮ”, ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH.
“Bán và giữ” (Bill and Hold) xuất hiện khi doanh nghiệp ký kết một biên bản xác nhận với bên mua đồng ý nghiệm thu sản phẩm bán, tuy nhiên hàng hóa vẫn được gửi lại tại nhà máy của người bán và sẽ thực hiện chuyển giao sau. Điều khoản này giúp người bán ghi nhận doanh thu ngay tức thời mà chưa cần phải giao hàng cho người mua. Bản chất của thủ thuật này đơn giản là đẩy doanh thu của kỳ sau lên ghi nhận sớm vào kỳ trước, nhằm tạo ảo tưởng rằng công ty đang tăng trưởng tốt trong kỳ hiện tại. Hậu quả có thể gây ảnh hưởng tới doanh thu năm sau.
Đối với các công ty liên quan tới lĩnh vực xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ trong một thời gian dài thì ước tính doanh thu lại là một công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo điều chỉnh số liệu doanh thu theo ý muốn. Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp lý, nhưng doanh nghiệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.
3. TĂNG DOANH THU NHỜ CÁC GIAO DỊCH VỚI BÊN LIÊN QUAN
Bên liên quan từ trước tới nay vẫn là “vị cứu tinh” khi doanh nghiệp cần có một khoản doanh thu bất ngờ cuối năm nhằm đạt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra. Hợp đồng mua bán nội bộ giữa các bên này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro về chuyển giá cũng như chuyển lợi nhuận. Đặc biệt đối với các tập đoàn lớn mang tính chuyên môn hóa cao, đầu ra của đơn vị này đồng thời chính là đầu vào của đơn vị khác.
Doanh thu của một doanh nghiệp hoàn toàn có thể phụ thuộc phần lớn vào một bên liên quan. Bằng việc điều chỉnh giá bán và sản lượng mua từ đó có thể dễ dàng biến tấu doanh thu của một đơn vị. Đối với trường hợp này, nhà đầu tư có thể tìm kiếm thêm thông tin trong phần thuyết minh các giao dịch trọng yếu với bên liên quan để xác định liệu có việc thao túng doanh thu xảy ra hay không.
4. TĂNG DOANH THU NHỜ CHÍNH SÁCH GIÁ VÀ CUNG CẤP THÊM TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG
Một biện pháp thông thường khác mà các doanh nghiệp sử dụng để tăng lợi nhuận khi nhận thấy nguy cơ không đạt kế hoạch là giảm giá bán năm hiện tại, thông báo tăng giá bán đầu năm sau và nới lỏng các điều kiện tín dụng. Ví dụ, để tăng lợi nhuận quý 4 năm 2015, công ty có thể thông báo sẽ tăng giá bán vào đầu năm 2016, lập tức doanh thu quý 4 sẽ tăng vọt.
Mặc dù các thủ thuật này cho phép doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu trong kỳ hiện tại nhưng cũng sẽ đồng thời gây ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận năm sau, chưa kể đến tác động của chính sách bán hàng bị nới lỏng có thể gây khó khăn cho việc cân đối nguồn vốn lưu động, nguy cơ phải trích lập dự phòng khoản phải thu trong các năm tiếp theo.
=> MỘT SỐ DẤU HIỆU GIÚP BANKERS NHẬN BIẾT ĐƯỢC KHOẢN MỤC DOANH THU ĐANG ĐƯỢC PHÙ PHÉP
Tóm lại, một khoản doanh thu được coi là chất lượng khi đi kèm với khả năng chắc chắn thu hồi được lợi ích trong tương lai. Vì vậy để nhận biết được các dấu hiệu của doanh thu ảo, nhà đầu tư nên chú trọng phân tích mối tương quan tăng trưởng giữa cả ba chỉ tiêu doanh thu, khoản phải thu và dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với một số thông tin nhất định, Anh em Bankers nên lưu ý vì đó hoàn toàn có thể là động cơ cho một cú hích ảo vào doanh thu như: công bố chỉ tiêu doanh thu kế hoạch, các đợt phát hành cổ phiếu dự kiến (nếu có), thay đổi kế toán trưởng, kế hoạch chi trả lương thưởng Ban giám đốc…
Ngoài ra, bằng những biện pháp phân tích đơn giản như so sánh số liệu cùng kỳ năm nay với năm trước, suy xét tính logic khi đặt doanh nghiệp vào tình hình chung của ngành, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm ra những biến động đáng ngờ, từ đó làm rõ tính chân thực của khoản mục doanh thu.
II. LÀM THAY ĐỔI CHI PHÍ
1. THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG VIỆC PHÂN BỔ CHI PHÍ VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và lợi nhuận tăng. Ngược lại, chi phí sản xuất có thể bị hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác để làm giảm giá trị thành phẩm tồn kho và giá vốn hàng bán trong năm tới. Nhà đầu tư cần để ý đến khoản mục hàng tồn kho, chi phí sản xuất dở dang và giá vốn hàng bán.
Doanh nghiệp cũng có thể dùng phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, đích danh) để làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ.
2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VỐN HÓA ĐỂ GIẢM CHI PHÍ
Với thủ thuật này, chi phí kinh doanh thay vì được đưa vào Kết quả hoạt động kinh doanh thì lại được ghi nhận trên khoản mục tài sản của Bảng cân đối kế toán.
Ví dụ: Chi phí lãi vay trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đưa vào vận hành trong kỳ. Thông thường các chi phí lãi vay ngân hàng của giai đoạn trước khi công trình đi vào hoạt động sẽ được vốn hóa vào giá trị công trình. Chi phí lãi vay sau thời điểm này phải được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Để công trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công đoạn kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Doanh nghiệp có thể vốn hóa một phần chi phí lãi vay vào giá trị công trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào kết quả kinh doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi phí và tăng lợi nhuận sau thuế.
3. TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi còn mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu.
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm. Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/hoặc thanh khoản thấp thì việc đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng. Bằng phương pháp này, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
4. TRÌ HOÃN THANH LÝ TÀI SẢN KHÔNG CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG HOẶC CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ KHÔNG HIỆU QUẢ
Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc khoản đầu tư không mang lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đi kèm một khỏan lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi nhuận trong năm hiện tại có nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh lý, mặc dù trì hoãn sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như phát sinh chi phí bảo quản, cản trở không gian sản xuất. Với các tài sản và các khoản đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu, doanh nghiệp càng lỗ.
5. PHÙ PHÉP THỜI GIAN
Đối với những khoản Chi phí trả trước, Chi phí khấu hao tài sản, doanh nghiệp sẽ phải hạch toán phân bổ chi phí cho các kỳ. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kéo dài thời gian phân bổ chi phí trả trước và thời gian khấu hao tài sản để làm giảm chi phí ghi nhận trong năm hiện tại. Nhìn tổng thể tổng chi phí phân bổ không thay đổi nhưng doanh nghiệp sẽ đạt được mục đích làm lợi nhuận năm hiện tại tăng lên.
Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân bổ cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp).
6. THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG VIỆC PHÂN BỔ CHI PHÍ VÀO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí sản xuất có thể không được phân bổ đủ vào thành phẩm mà treo tại chi phí sản phẩm dở dang, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và lợi nhuận tăng. Ngược lại, chi phí sản xuất có thể bị hạch toán thẳng vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác để làm giảm giá trị thành phẩm tồn kho và giá vốn hàng bán trong năm tới. Nhà đầu tư cần để ý đến khoản mục Hàng tồn kho, chi phí sản xuất dở dang và giá vốn hàng bán.
Doanh nghiệp cũng có thể dùng phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước, đích danh) để làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó, ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ.
7. SẢN XUẤT VƯỢT MỨC CÔNG SUẤT TỐI ƯU
Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp thường xác định một mức công suất sản xuất tối ưu, tùy thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều kiện thị trường. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành sản phẩm nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy móc thiết bị phải làm việc quá mức, ảnh hưởng tiêu cực tối năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.
Tham khảo: Tư duy Tài chính
Comments
Post a Comment