Các công ty tài chính của ngân hàng dang làm ăn thế nào?
Đang có 6 công ty tài chính hoạt động trên lĩnh vực tài chính tiêu dùng là thành viên của các ngân hàng lớn trong nước.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2018 hệ thống có 16 công ty tài chính hoạt động, trong đó có 6 đơn vị là thành viên của các ngân hàng lớn trong nước như FCCOM của Ngân hàng Hàng Hải (MSB), FE Credit của VPBank, HD Saison của HDBank, SHB Finance của SHB, MCredit của MB, tài chính bưu điện của SeABank. Trước đó, Techcombank cũng có công ty tài chính nhưng đã bán lại cho tập đoàn nước ngoài là Lotte Card.
Làn sóng lập công ty tài chính của các ngân hàng những năm qua đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùng phát triển và hiệu quả hơn. Với lợi thế có được từ ngân hàng mẹ bao gồm cả về quản trị và nguồn lực tài chính, các công ty tài chính thuộc ngân hàng có lợi thế rõ rệt trên thị trường và bằng chứng dễ thấy là 2 trong 6 công ty tài chính nói trên gồm FE Credit và HD Saison đang có thị phần áp đảo. 4 công ty tài chính còn lại cũng có những tham vọng bứt phá trong thời gian tới và thực tế một số đã đạt được những kết quả tích cực, theo đó dự báo mang đến cuộc cạnh tranh thị phần ngày càng gay gắt hơn trên thị trường cho vay tiêu dùng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2018 hệ thống có 16 công ty tài chính hoạt động, trong đó có 6 đơn vị là thành viên của các ngân hàng lớn trong nước như FCCOM của Ngân hàng Hàng Hải (MSB), FE Credit của VPBank, HD Saison của HDBank, SHB Finance của SHB, MCredit của MB, tài chính bưu điện của SeABank. Trước đó, Techcombank cũng có công ty tài chính nhưng đã bán lại cho tập đoàn nước ngoài là Lotte Card.
Làn sóng lập công ty tài chính của các ngân hàng những năm qua đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thị trường cho vay tiêu dùng phát triển và hiệu quả hơn. Với lợi thế có được từ ngân hàng mẹ bao gồm cả về quản trị và nguồn lực tài chính, các công ty tài chính thuộc ngân hàng có lợi thế rõ rệt trên thị trường và bằng chứng dễ thấy là 2 trong 6 công ty tài chính nói trên gồm FE Credit và HD Saison đang có thị phần áp đảo. 4 công ty tài chính còn lại cũng có những tham vọng bứt phá trong thời gian tới và thực tế một số đã đạt được những kết quả tích cực, theo đó dự báo mang đến cuộc cạnh tranh thị phần ngày càng gay gắt hơn trên thị trường cho vay tiêu dùng.
FE Credit - VPBank
FE Credit tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng của VPBank. Sau này, VPBank mua lại công ty tài chính Than khoáng sản Việt Nam, đổi tên thành FE Credit và chuyển dần hoạt động của khối tín dụng tiêu dùng sang đây.
VPBank cho biết, đến hết năm 2018, số lượng khách hàng sử dụng sử dụng dịch vụ của FE Credit đã lên tới con số 10 triệu khách hàng, và có thị phần cho vay chiếm hơn 55%. Năm 2018, đã có hơn 16 nghìn tỷ đồng thu nhập hoạt động được tạo ra từ FE Credit, đóng góp 52% vào tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng. LNTT của FE Credit năm 2018 ước đạt khoảng hơn 4.100 tỷ đồng.
Mạng lưới phân phối của FE Credit có hơn 8.500 đối tác tại hơn 12.200 điểm bán hàng trên toàn quốc, và con số này lớn hơn so với bất kỳ công ty tài chính tiêu dùng nào tại Việt Nam. Hệ thống phân phối này mang lại số lượng kỷ lục gần 200.000 khoản vay mỗi tháng.
Một thực tế dễ thấy là tốc độ tăng trưởng của FE Credit chậm hơn hẳn trong năm 2018. Tỷ lệ đóng góp của công ty tài chính này cho ngân hàng hợp nhất cũng giảm từ mức trên 50% xuống còn khoảng 44%.
Ông Nguyễn Đức Vinh, TGĐ VPBank cho rằng cơ hội tăng trưởng của mảng tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn nhiều. Tuy nhiên quy mô hiện tại của FE Credit đã rất lớn nên tốc độ tăng trưởng sẽ khó cao như giai đoạn đầu, song ông tin tưởng tăng trưởng về con số tuyệt đối vấn tốt.
Trong khi thị trường đặt câu hỏi FE Credit có tiếp tục là "con gà đẻ trứng vàng" cho VPBank nữa hay không, ông Vinh khẳng định định hướng của VPBank là tiếp tục phát triển cho vay tiêu dùng, đồng thời xác định FE Credit và khối khách hàng cá nhân của VPBank là động lực chính trong tương lai.
HD Saison - HDBank
HD Saison tiền thân có tên gọi tắt là SGVF, thuộc sở hữu của Ngân hàng Pháp Société Générale. Sau khi được HDBank mua lại, SGVF đổi tên thành HDFinance. Đến tháng 3/2015, CREDIT SAISON (Nhật Bản) đầu tư vào HDFinance, nắm giữ 49% vốn điều lệ và HDFinance sau được đổi tên thành HD Saison như hiện nay.
Tính đến ngày 31/12/2018, HD Saison có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay là 10.653 tỷ đồng. Mạng lưới của công ty tài chính này có 13.825 điểm bán hàng đặt tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Cuối năm 2018, tổng tài sản của HD Saison đạt 12.141 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế trong năm 2018 đạt 901 tỷ, tăng tới 73% so với năm 2017.
Lãnh đạo HDBank cho biết, HD Saison sở hữu hơn 5 triệu khách hàng. Phân khúc khách hàng mục tiêu của công ty này là nhóm khách hàng chưa được các ngân hàng chú ý và nhóm khách hàng có thu nhập thấp đến trung bình với mức thu nhập hàng tháng là từ 2 - 7 triệu đồng. Hai phân khúc này phần lớn là khách hàng hiện tại của HD Saison.
Tính đến ngày 31/12/2018, danh mục cho vay của HD Saison bao gồm 42% cho vay xe máy; 24% cho vay thiết bị gia dụng; 32% cho vay tiền mặt và 2% cho vay các sản phẩm mới khác như xe tải và giáo dục.
Trong quý đầu năm 2019, HDBank hợp nhất ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.102 tỷ đồng, trong đó ngân hàng mẹ có lãi đạt 900 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận của HD Saison khoảng 200 tỷ đồng.
Mcredit - MBBank
Mcredit được thành lập ngày 10/03/2016 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng do MB sở hữu 100% vốn. Tháng 10/2017, MCredit hoàn tất thủ tục liên doanh với đối tác Nhật Bản Shinsei Bank, đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei. Đến tháng 3/2018, MCredit tăng vốn điều lệ lên mức 800 tỷ đồng, trong đó MB vẫn giữ tỷ lệ góp vốn 50%.
Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2019, đại diện Mcredit cho biết Mcredit có lợi nhuận ngay từ năm đầu tiên hoạt động, lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2018 đạt 320 tỷ đồng, doanh số giải ngân đạt 5.888 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2018, dư nợ cho vay của Mcredit là 5.480 tỉ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở mức 5,93%. Đáng chú ý, quy mô tăng trưởng tín dụng của Mcredit lên tới 254%, số lượng hồ sơ khách hàng tiếp cận đạt 743.000.
Ông Shuji Shinohara, Phó Tổng Giám đốc thường trực Mcredit cho biết công ty đã tăng trưởng hơn 200% trong năm 2018 và sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này cả về quy mô và lợi nhuận trong năm 2019.
SHB Finance- SHB
Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB Finance) được thành lập ngày 12/12/2016, trên cơ sở Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), với số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
SHB cho biết, năm 2018, SHB Finance đã đẩy nhanh độ phủ và tốc độ triển khai kinh doanh với trên 90.000 khách hàng, dư nợ cho vay trên 709 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11,1 tỷ đồng. Nhân sự của SHB Finance đến 31/12/2018 là 1.149 người, tăng 1.125 người so với năm 2017. SHB Finance đặt mục tiêu sẽ nằm trong top 3 Công ty tài chính hoạt động hiệu quả, thuận tiện và an toàn tại Việt nam vào năm 2020.
2 công ty tài chính còn lại là FCCOM của MSB, tài chính bưu điện của SeABank không có nhiều thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua. Trong đó, thực tế công ty tài chính bưu điện (PTF) mới chỉ được VNPT chuyển nhượng sang cho SeABank vào cuối năm 2018 và cần một thời gian để chính thức tham gia vào cuộc đua. SeABank đã phải chi trả 710 tỷ đồng cho thương vụ này, lãnh đạo ngân hàng cho biết đây là bước đi chiến lược trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bán lẻ theo đó PTF sẽ là mũi nhọn của ngân hàng này trên “mặt trận” tài chính tiêu dùng.
Trong khi 6 ngân hàng nói trên tiếp tục đặt kỳ vọng vào tăng trưởng của các công ty tài chính trong thời gian tới, làn sóng ngân hàng thành lập hoặc mua lại công ty tài chính có thể chưa dừng lại bởi "miếng bánh" tín dụng tiêu dùng còn quá hấp dẫn. Điển hình, tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, cổ đông TPBank đã thông qua chủ trương tìm kiếm, mua lại toàn bộ 100% vốn của công ty tài chính để trở thành công ty con của nhà băng này và hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, thời gian dự kiến trong năm 2019.
Cuộc đua tranh giành thị phần trên thị trường này sẽ còn khốc liệt hơn nữa khi không chỉ có thêm ngân hàng tham gia mà một số nhà đầu tư nước ngoài lớn cũng đã nhảy vào. Chẳng hạn, Lotte Card mua lại công ty tài chính của Techcombank, Shinhan mua lại công ty tài chính Prudential.
FE Credit tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng của VPBank. Sau này, VPBank mua lại công ty tài chính Than khoáng sản Việt Nam, đổi tên thành FE Credit và chuyển dần hoạt động của khối tín dụng tiêu dùng sang đây.
VPBank cho biết, đến hết năm 2018, số lượng khách hàng sử dụng sử dụng dịch vụ của FE Credit đã lên tới con số 10 triệu khách hàng, và có thị phần cho vay chiếm hơn 55%. Năm 2018, đã có hơn 16 nghìn tỷ đồng thu nhập hoạt động được tạo ra từ FE Credit, đóng góp 52% vào tổng thu nhập hoạt động của toàn ngân hàng. LNTT của FE Credit năm 2018 ước đạt khoảng hơn 4.100 tỷ đồng.
Mạng lưới phân phối của FE Credit có hơn 8.500 đối tác tại hơn 12.200 điểm bán hàng trên toàn quốc, và con số này lớn hơn so với bất kỳ công ty tài chính tiêu dùng nào tại Việt Nam. Hệ thống phân phối này mang lại số lượng kỷ lục gần 200.000 khoản vay mỗi tháng.
Một thực tế dễ thấy là tốc độ tăng trưởng của FE Credit chậm hơn hẳn trong năm 2018. Tỷ lệ đóng góp của công ty tài chính này cho ngân hàng hợp nhất cũng giảm từ mức trên 50% xuống còn khoảng 44%.
Ông Nguyễn Đức Vinh, TGĐ VPBank cho rằng cơ hội tăng trưởng của mảng tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn nhiều. Tuy nhiên quy mô hiện tại của FE Credit đã rất lớn nên tốc độ tăng trưởng sẽ khó cao như giai đoạn đầu, song ông tin tưởng tăng trưởng về con số tuyệt đối vấn tốt.
Trong khi thị trường đặt câu hỏi FE Credit có tiếp tục là "con gà đẻ trứng vàng" cho VPBank nữa hay không, ông Vinh khẳng định định hướng của VPBank là tiếp tục phát triển cho vay tiêu dùng, đồng thời xác định FE Credit và khối khách hàng cá nhân của VPBank là động lực chính trong tương lai.
HD Saison - HDBank
HD Saison tiền thân có tên gọi tắt là SGVF, thuộc sở hữu của Ngân hàng Pháp Société Générale. Sau khi được HDBank mua lại, SGVF đổi tên thành HDFinance. Đến tháng 3/2015, CREDIT SAISON (Nhật Bản) đầu tư vào HDFinance, nắm giữ 49% vốn điều lệ và HDFinance sau được đổi tên thành HD Saison như hiện nay.
Tính đến ngày 31/12/2018, HD Saison có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay là 10.653 tỷ đồng. Mạng lưới của công ty tài chính này có 13.825 điểm bán hàng đặt tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Cuối năm 2018, tổng tài sản của HD Saison đạt 12.141 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế trong năm 2018 đạt 901 tỷ, tăng tới 73% so với năm 2017.
Lãnh đạo HDBank cho biết, HD Saison sở hữu hơn 5 triệu khách hàng. Phân khúc khách hàng mục tiêu của công ty này là nhóm khách hàng chưa được các ngân hàng chú ý và nhóm khách hàng có thu nhập thấp đến trung bình với mức thu nhập hàng tháng là từ 2 - 7 triệu đồng. Hai phân khúc này phần lớn là khách hàng hiện tại của HD Saison.
Tính đến ngày 31/12/2018, danh mục cho vay của HD Saison bao gồm 42% cho vay xe máy; 24% cho vay thiết bị gia dụng; 32% cho vay tiền mặt và 2% cho vay các sản phẩm mới khác như xe tải và giáo dục.
Trong quý đầu năm 2019, HDBank hợp nhất ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.102 tỷ đồng, trong đó ngân hàng mẹ có lãi đạt 900 tỷ đồng. Như vậy, lợi nhuận của HD Saison khoảng 200 tỷ đồng.
Mcredit - MBBank
Mcredit được thành lập ngày 10/03/2016 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng do MB sở hữu 100% vốn. Tháng 10/2017, MCredit hoàn tất thủ tục liên doanh với đối tác Nhật Bản Shinsei Bank, đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei. Đến tháng 3/2018, MCredit tăng vốn điều lệ lên mức 800 tỷ đồng, trong đó MB vẫn giữ tỷ lệ góp vốn 50%.
Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2019, đại diện Mcredit cho biết Mcredit có lợi nhuận ngay từ năm đầu tiên hoạt động, lợi nhuận trước thuế của công ty trong năm 2018 đạt 320 tỷ đồng, doanh số giải ngân đạt 5.888 tỉ đồng. Tính đến hết ngày 31/12/2018, dư nợ cho vay của Mcredit là 5.480 tỉ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở mức 5,93%. Đáng chú ý, quy mô tăng trưởng tín dụng của Mcredit lên tới 254%, số lượng hồ sơ khách hàng tiếp cận đạt 743.000.
Ông Shuji Shinohara, Phó Tổng Giám đốc thường trực Mcredit cho biết công ty đã tăng trưởng hơn 200% trong năm 2018 và sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng này cả về quy mô và lợi nhuận trong năm 2019.
SHB Finance- SHB
Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB Finance) được thành lập ngày 12/12/2016, trên cơ sở Công ty tài chính cổ phần Vinaconex - Viettel (VVF) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), với số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
SHB cho biết, năm 2018, SHB Finance đã đẩy nhanh độ phủ và tốc độ triển khai kinh doanh với trên 90.000 khách hàng, dư nợ cho vay trên 709 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11,1 tỷ đồng. Nhân sự của SHB Finance đến 31/12/2018 là 1.149 người, tăng 1.125 người so với năm 2017. SHB Finance đặt mục tiêu sẽ nằm trong top 3 Công ty tài chính hoạt động hiệu quả, thuận tiện và an toàn tại Việt nam vào năm 2020.
2 công ty tài chính còn lại là FCCOM của MSB, tài chính bưu điện của SeABank không có nhiều thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh trong năm qua. Trong đó, thực tế công ty tài chính bưu điện (PTF) mới chỉ được VNPT chuyển nhượng sang cho SeABank vào cuối năm 2018 và cần một thời gian để chính thức tham gia vào cuộc đua. SeABank đã phải chi trả 710 tỷ đồng cho thương vụ này, lãnh đạo ngân hàng cho biết đây là bước đi chiến lược trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bán lẻ theo đó PTF sẽ là mũi nhọn của ngân hàng này trên “mặt trận” tài chính tiêu dùng.
Trong khi 6 ngân hàng nói trên tiếp tục đặt kỳ vọng vào tăng trưởng của các công ty tài chính trong thời gian tới, làn sóng ngân hàng thành lập hoặc mua lại công ty tài chính có thể chưa dừng lại bởi "miếng bánh" tín dụng tiêu dùng còn quá hấp dẫn. Điển hình, tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, cổ đông TPBank đã thông qua chủ trương tìm kiếm, mua lại toàn bộ 100% vốn của công ty tài chính để trở thành công ty con của nhà băng này và hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, thời gian dự kiến trong năm 2019.
Cuộc đua tranh giành thị phần trên thị trường này sẽ còn khốc liệt hơn nữa khi không chỉ có thêm ngân hàng tham gia mà một số nhà đầu tư nước ngoài lớn cũng đã nhảy vào. Chẳng hạn, Lotte Card mua lại công ty tài chính của Techcombank, Shinhan mua lại công ty tài chính Prudential.
Comments
Post a Comment