Những ngân hàng nào dang miễn phí chuyển khoản trên Internet Banking?

Rất ít ngân hàng miễn phí tất cả giao dịch chuyển tiền nội mạng lẫn ngoại mạng cho khách hàng hiện nay. Cách thu phí của từng nhà băng cũng khá đa dạng, mức phí cũng chênh lệch đáng kể.

Ngân hàng nhà nước cho biết, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt được những kết quả ấn tượng. Đến 31/3/2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 101 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 4.581 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 65,81% và 13,46% so với cùng kỳ năm 2018); số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt hơn 76 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 924 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 97,75% và 232,3% so với cùng kỳ năm 2018).

Kinh doanh online, mua bán hàng trực tuyến đang ngày càng nở rộ,...theo đó nhu cầu giao dịch chuyển tiền của người dân ngày càng tăng cao. Thay vì phải ra tận quầy giao dịch, người dân đã ngày càng quen với việc chuyển khoản thông qua hệ thống Internet Banking và Mobile Banking. Tuy nhiên, việc không chỉ phải trả phí duy trì tài khoản, phí đăng ký dịch vụ,...mà mỗi giao dịch chuyển khoản cũng phải trả phí khiến nhiều khách hàng lấn cấn, băn khoăn chọn ngân hàng phù hợp nhất.

Khảo sát tại các ngân hàng thương mại hiện nay, phí dịch vụ chuyển khoản bằng ngân hàng điện tử có sự chênh lệch đáng kể.

Ở giao dịch chuyển tiền nội mạng, nhiều ngân hàng đang miễn phí loại dịch vụ này, có thể kể đến Techcombank, VietinBank, VPBank, HDBank, TPBank, SHB, SeABank, MSB...

Trong khi đó, các ngân hàng còn lại thu phí phổ biến từ 1.100 đồng đến 10.500 đồng. MBBank thu phí 3.300 đồng cho mỗi giao dịch chuyển tiền cùng hệ thống. Sacombank miễn phí chuyển cùng tỉnh, khác tỉnh phí 8.800 đồng. Vietcombank thu phí 2.200 đồng mỗi giao dịch dưới 50 triệu, từ 50 triệu trở lên là 5.500 đồng; riêng giao dịch trên Mobile Bank Plus được miễn phí.

Với những khoản tiền lớn hàng tỷ đồng, mức phí có thể lên tới hàng trăm, hoặc thậm chí gần 1 triệu đồng. Chẳng hạn, tại ACB, chuyển tiền khác tỉnh sẽ tính phí 0,007% giá trị món tiền, tối thiểu 10.500 đồng, tối đa 350.000 đồng. Tại Agribank, chuyển tiền nội mạng sẽ mất phí 0,02% giá trị giao dịch, tối thiểu 3.300 đồng, tối đa 800.000 đồng.


Phí chuyển tiền trên Internet Banking của một số ngân hàng​

Phí chuyển khoản nội bộ của các ngân hàng không quá chênh lệch nhau, nhưng chuyển khoản ngoài hệ thống thì cách tính phí của các ngân hàng khá đa dạng. Có ngân hàng tính phí dựa trên giá trị món tiền, có ngân hàng tính phí dựa vào địa lý, chuyển tiền nội tỉnh hay khác tỉnh,...

Chỉ có rất ít ngân hàng như Techcombank, SeABank là đang miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng. Ngoài ra, MSB cũng miễn phí 300 giao dịch đầu tiên/tháng. Từ giao dịch thứ 301 mỗi giao dịch sẽ thu 0,02% giá trị giao dịch, tối thiểu 11.000 đồng, tối đa 1,1 triệu đồng.

Các ngân hàng khác phổ biến áp mức phí 0,01%-0,04% giá trị món tiền, mức phí tối đa thường là 1,1 triệu.

Theo biểu phí của VPBank, với món tiền dưới 300 triệu, phí chuyển liên ngân hàng là 8.800 đồng; từ 300 triệu trở lên là 0,05% giá trị giao dịch. Trong khi đó, tại VIB, tất cả các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng đều áp mức phí 0,02% giá trị món tiền, tối thiểu 11.000 đồng, tối đa là 660.000 đồng.

Trong nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước cũng có sự khác biệt. BIDV và Vietcombank đều đang thu phí 7.700 đồng cho khoản tiền dưới 10 triệu, từ 10 triệu sẽ tính theo 0,02% giá trị giao dịch, tối thiểu 11.000 đồng. Mức thu phí tối đa ở BIDV chỉ 55.000 đồng thì Vietcombank là 1,1 triệu đồng.

VietinBank thu phí 9.900 đồng với giao dịch chuyển khoản liên ngân hàng dưới 50 triệu, trên 50 triệu thu phí 0,01% giá trị giao dịch. Agribank thu phí 0,025% giá trị giao dịch, tối thiểu 11.000 đồng, tối đa 1,1 triệu đồng.

Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??