8 ngân hàng lọt top 40 thương hiệu công ty Việt Nam có giá trị nhất



Forbes Việt Nam vừa vinh danh Danh sách 40 thương hiệu công ty Việt Nam giá trị nhất. Đây là lần thứ ba, Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này với tổng giá trị thương hiệu đạt gần 8,1 tỷ USD.

Forbes Việt Nam thực hiện danh sách các thương hiệu giá trị nhất theo phương pháp tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.

Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại) trung bình ngành.

Tổng giá trị của danh sách lần này tăng khoảng 50% so với danh sách của năm ngoái nhờ thị trường chứng khoán tăng mạnh khiến PE trung bình của phần lớn các ngành đều tăng. Mặt khác, các công ty có thương hiệu đã có nhiều sự thay đổi về sản phẩm, mở rộng thị trường, phản ánh qua kết quả lợi nhuận tốt hơn.

Trong lĩnh vực ngân hàng có 8 cái tên được lọt vào danh sách năm nay, đứng đầu là Vietcombank với thương hiệu trị giá gần 178 triệu USD (xếp thứ 9 trong bảng danh sách), tiếp theo là VietinBank và BIDV với giá trị lần lượt 153,6 triệu USD và 146,2 triệu USD.

5 cái tên còn lại đến từ nhóm cổ phần tư nhân với VPBank đứng đầu. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng xếp thứ 13 với giá trị thương hiệu 99,2 triệu USD, tiếp đến là Techcombank với 89,2 triệu USD và đứng thứ 15. Ngân hàng Quân đội được xếp thứ 23 trong bảng danh sách với giá trị 76,4 triệu USD còn Ngân hàng ACB đứng thứ 33 với 37,5 triệu USD. Cuối cùng trong danh sách với vị trí thứ 40 là Ngân hàng HDBank với giá trị thương hiệu 26,7 triệu USD. Đây là lần đầu tiên HDBank lọt vào danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất của Forbes.

Còn nếu xét rộng hơn trong ngành tài chính thì còn có thêm Tập đoàn Bảo Việt với vị trí thứ 24 và giá trị thương hiệu 74,3 triệu USD.

Ngoài HDBank của lĩnh vực tài chính ngân hàng thì còn có 3 cái tên thương hiệu lớn lần đầu tiên được Forbes xếp hạng là VNPT, Vinhomes và Vinaphone và 3 thương hiệu này đứng lần lượt vị trí thứ 3, thứ 5 và thứ 6 trong bảng xếp hạng.

Năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 kết quả kinh doanh của 8 ngân hàng trong top 40 của Forbes đều tăng trưởng mạnh. Trong đó riêng nửa đầu 2018 Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế cao nhất ngành với hơn 7.700 tỷ đồng, VietinBank đứng thứ 2 với 5.266 tỷ, BIDV đạt 5.037 tỷ đồng. Ở nhóm cổ phần tư nhân, Techcombank lã gần 5.200 tỷ đồng, tiếp đến là VPBank với 4.375 tỷ đồng, MB hơn 3.800 tỷ, của ACB đạt 3.151 tỷ và HDBank đạt 2.063 tỷ đồng. Xét về mức tăng trưởng lợi nhuận thì HDBank dẫn đầu nhóm này với mức tăng gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2017, tiếp đến là Techcombank đạt mức tăng gần gấp đôi.

Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ




Tuần qua, tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất Việt Nam, trong đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được đánh giá là thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất.


[​IMG]

Đây là năm thứ hai liên tiếp Forbes Việt Nam đưa ra đánh giá này đối với vị trí thương hiệu của Vietcombank.

Forbes Việt Nam cho biết, tổng giá trị của 40 thương hiệu nói trên đạt hơn 8,1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với danh sách công bố năm 2017. Danh sách này được thực hiện theo phương pháp đánh giá của Forbes, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo. Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 80 doanh nghiệp có thương hiệu, Forbes Việt Nam tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty và dữ liệu trên thị trường chứng khoán.

Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại) trung bình ngành.

Với công ty chưa niêm yết, Forbes Việt Nam sử dụng dữ liệu tài chính mà các công ty đồng ý cung cấp và áp dụng phương pháp so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô để xác định giá trị thương hiệu.

Forbes Việt Nam đánh giá, với giá trị thương hiệu đạt 177,9 triệu USD, Vietcombank được biết đến với hình ảnh một ngân hàng hoạt động chuẩn mực, tuân thủ các quy định của pháp luật, hoạt động an toàn, là thương hiệu ngân hàng duy nhất trong 11 thương hiệu Việt Nam có mặt trong danh sách 1.000 thương hiệu mạnh nhất Châu Á theo đánh giá của công ty nghiên cứu thăm dò thị trường Nielsen.

Vietcombank tiếp tục nằm trong danh sách Global 2000 năm 2018 của Forbes, vị trí 1.294, dẫn đầu trong 3 ngân hàng Việt Nam.

VnEconomy





Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu