Nhân viên ngân hàng nào kiếm tiền tốt nhất?
Vietcombank là ngân hàng trả lương cao nhất nhưng xét về hiệu quả hoạt động của nhân viên thì Techcombank lại dẫn đầu.
Nếu như thu nhập bình quân là con số đo lường phúc lợi của từng ngân hàng, thu nhập lãi thuần từ mỗi nhân viên là một chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động. Mặc dù không phản ánh hoàn toàn chính xác và công bằng với từng cá nhân, hai chỉ tiêu này phần nào cho thấy hiện trạng của mỗi nhà băng trong hệ thống.
Nếu như thu nhập bình quân là con số đo lường phúc lợi của từng ngân hàng, thu nhập lãi thuần từ mỗi nhân viên là một chỉ tiêu đánh giá hiệu suất hoạt động. Mặc dù không phản ánh hoàn toàn chính xác và công bằng với từng cá nhân, hai chỉ tiêu này phần nào cho thấy hiện trạng của mỗi nhà băng trong hệ thống.
Đứng đầu trong danh sách về hiệu quả hoạt động là nhân viên Techcombank.
Với quy mô nhân sự hơn 8.500 người, bình quân mỗi nhân viên đem về 730
triệu đồng thu nhập lãi thuần. Con số này cao hơn khoảng 8% so với
Vietcombank - ngân hàng quốc doanh trả lương cao nhất hệ thống.
Tuy nhiên, với Techcombank, thu nhập lãi thuần trên mỗi nhân viên cao vượt mặt bằng chung một phần nhờ vào mô hình hoạt động khá đặc biệt.
Nhà băng này là một trong số ít ngân hàng không phụ thuộc vào "nồi cơm" thu nhập lãi thuần và có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi chiếm từ 40-50% tổng thu nhập hoạt động. Với đặc thù riêng, hoạt động dịch vụ và các khoản thu nhập bất thường có biên lợi nhuận cao hơn hẳn so với hoạt động tín dụng.
Như nửa đầu năm 2018, tổng thu nhập hoạt động của Techcombank chỉ đạt hơn 8.600 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 6.240 tỷ và 5.200 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động chỉ khoảng 28%. Nhờ vậy, với quy mô nhân viên chỉ thuộc nhóm trung bình nhưng Techcombank đã lọt vào nhóm ba ngân hàng có lợi nhuận cao nhất.
Đứng sau Techcombank là 4 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh, bao gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank và MB.
Tuy nhiên, với Techcombank, thu nhập lãi thuần trên mỗi nhân viên cao vượt mặt bằng chung một phần nhờ vào mô hình hoạt động khá đặc biệt.
Nhà băng này là một trong số ít ngân hàng không phụ thuộc vào "nồi cơm" thu nhập lãi thuần và có tỷ lệ thu nhập ngoài lãi chiếm từ 40-50% tổng thu nhập hoạt động. Với đặc thù riêng, hoạt động dịch vụ và các khoản thu nhập bất thường có biên lợi nhuận cao hơn hẳn so với hoạt động tín dụng.
Như nửa đầu năm 2018, tổng thu nhập hoạt động của Techcombank chỉ đạt hơn 8.600 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế đạt lần lượt 6.240 tỷ và 5.200 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động chỉ khoảng 28%. Nhờ vậy, với quy mô nhân viên chỉ thuộc nhóm trung bình nhưng Techcombank đã lọt vào nhóm ba ngân hàng có lợi nhuận cao nhất.
Đứng sau Techcombank là 4 "ông lớn" ngân hàng quốc doanh, bao gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank và MB.
Giao dịch quầy ở một ngân hàng tại TP HCM. Ảnh: Anh Tú
Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của BIDV vẫn thấp hơn VietinBank do ngân
hàng này trích dự phòng rủi ro cao đột biến. Trong nửa đầu năm 2018,
BIDV trích dự phòng rủi ro tín dụng hơn 10.000 tỷ đồng, cao hơn gấp đôi
so với mức trích của VietinBank (4.950 tỷ). Phần lớn số dự phòng này
được BIDV sử dụng ngay trong kỳ để xóa nợ xấu. Nói cách khác, tuy hiệu
suất hoạt động của BIDV cao hơn, chất lượng hoạt động lại thấp hơn so
với VietinBank.BIDV và VietinBank có quy mô nhân sự gần tương đương
nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV lại cao gấp rưỡi
VietinBank khiến tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ mỗi nhân viên giữa hai ngân
hàng này có sự chênh lệch khá lớn.
Trong khi đó, Eximbank và LienVietPostBank đứng gần cuối bảng xếp hạng. Hai ngân hàng này cũng là hai cái tên có mức thu nhập bình quân nhân viên thấp nhất. Trong đó, mỗi nhân viên Eximbank có thu nhập trung bình khoảng 9,4 triệu đồng, còn nhân viên LienVietPostBank là 8,7 triệu.
VPBank và Sacombank là hai trường hợp đặc biệt nhất.
Hướng tới phân khúc thị trường có mức rủi ro cao nên VPBank hội tụ cả ba yếu tố là thu nhập hoạt động cao, chi phí vận hành cao và dự phòng rủi ro tín dụng cũng tương xứng.
Cũng bởi vậy, ngân hàng này với quy mô nhân sự trung bình trong nửa đầu năm đạt hơn 24.500 người, chỉ đứng sau BIDV, nhưng cả thu nhập bình quân và thu nhập lãi thuần từ mỗi nhân viên đều xếp ở nhóm trung bình.
Trong khi đó, Sacombank có thể xem là ngân hàng "hào phóng" nhất hệ thống khi thu nhập bình quân ngân hàng này trả cho nhân viên trong nửa đầu năm 2018 đạt gần 104 triệu đồng, nhưng lợi nhuận thuần mà mỗi nhân viên đem về chỉ có 82 triệu đồng.
Trong khi đó, Eximbank và LienVietPostBank đứng gần cuối bảng xếp hạng. Hai ngân hàng này cũng là hai cái tên có mức thu nhập bình quân nhân viên thấp nhất. Trong đó, mỗi nhân viên Eximbank có thu nhập trung bình khoảng 9,4 triệu đồng, còn nhân viên LienVietPostBank là 8,7 triệu.
VPBank và Sacombank là hai trường hợp đặc biệt nhất.
Hướng tới phân khúc thị trường có mức rủi ro cao nên VPBank hội tụ cả ba yếu tố là thu nhập hoạt động cao, chi phí vận hành cao và dự phòng rủi ro tín dụng cũng tương xứng.
Cũng bởi vậy, ngân hàng này với quy mô nhân sự trung bình trong nửa đầu năm đạt hơn 24.500 người, chỉ đứng sau BIDV, nhưng cả thu nhập bình quân và thu nhập lãi thuần từ mỗi nhân viên đều xếp ở nhóm trung bình.
Trong khi đó, Sacombank có thể xem là ngân hàng "hào phóng" nhất hệ thống khi thu nhập bình quân ngân hàng này trả cho nhân viên trong nửa đầu năm 2018 đạt gần 104 triệu đồng, nhưng lợi nhuận thuần mà mỗi nhân viên đem về chỉ có 82 triệu đồng.
Với hơn 18.500 nhân viên, bình quân mỗi nhân sự làm việc tại Sacombank
có thu nhập khoảng 17,3 triệu đồng mỗi tháng, cao hơn cả VPBank và
HDBank - hai ngân hàng có lợi nhuận gấp nhiều lần Sacombank.
Comments
Post a Comment