Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện theo quy định
Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện theo quy định
03/10/2018
Ngày 27/9/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số
và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15/11/2018, đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đang hoạt
động hợp pháp, trong vòng 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, phải đáp
ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định này áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cơ quan, tổ chức,
cá nhân sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong
giao dịch điện tử.
Theo Nghị định, chữ ký số là
một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử
dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu
ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: (a) Việc
biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công
khai trong cùng một cặp khóa; (b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu
kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Dịch vụ chứng thực
chữ ký số là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức
cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc
thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu. Dịch vụ chứng thực chữ ký
số bao gồm: Tạo cặp khóa hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và
khóa bí mật cho thuê bao; Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư
số của thuê bao; Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số; Cung cấp
thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên
thông điệp dữ liệu.
Chữ ký số của đối tượng được cấp
chứng thư số theo quy định trên chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch
theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
Về giá trị pháp lý của chữ ký số,
Nghị định quy định, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký
thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp
dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy
định.
Về điều kiện đảm
bảo an toàn cho chữ ký số, Nghị định nêu rõ, chữ ký số được xem là chữ ký
điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: Chữ ký số được tạo ra trong thời
gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên
chứng thư số đó; chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng
với khóa công khai ghi trên chứng thư số; khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát
của người ký tại thời điểm ký.
Nghị định cũng quy định, chữ ký số và
chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp
lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
CKH
Comments
Post a Comment