Vì sao các "ông lớn" ngân hàng lại gấp gáp tăng lãi suất huy động?
Cụ thể, thống kê của chúng tôi cho thấy 4 ngân hàng là VietinBank,
Vietcombank, BIDV và Agribank đều đã tăng lãi suất, có cả kỳ hạn dài lẫn
kỳ hạn ngắn, có ngân hàng tăng lãi suất đến 3 lần chỉ trong chưa đầy 2
tháng. Hiện lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng của các ngân hàng này đã tới 4,4
- 4,5%/năm, thay vì mức 4,1% duy trì một thời gian dài từ tháng 8 trở
về trước; kỳ hạn 3 tháng tăng từ 4,6% lên 4,8%/năm; kỳ hạn 6 tháng tăng
từ 5,3% lên 5,5%/năm. Ở kỳ hạn dài lãi suất hiện là 6,6% - 6,9%/năm và
mức cao nhất đang là 7%/năm.
Sự biến động tăng lên của lãi suất huy động ở các ngân hàng lớn đã đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao, với lãi suất của nhóm Big 4 thậm chí đã cao hơn ở nhiều ngân hàng tư nhân khác. Chẳng hạn tiền gửi kỳ hạn ngắn thì đang cao hơn LienVietPostBank trong khi kỳ hạn dài thì đang xếp trên cả những cái tên như ACB, Eximbank, MB hay Techcombank…
Câu hỏi đặt ra là, vậy vì sao các ngân hàng lớn lại gấp gáp tăng lãi suất đến như vậy? Liệu động thái này có làm kim chỉ nam cho các ngân hàng nhỏ khác hành động theo? Mặt bằng lãi suất cho vay liệu có bị tác động?...Xoay quanh những vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Quang Tín- chuyên gia tài chính ngân hàng.
PV: Thưa ông, vì sao các ngân hàng lớn lại khá "bạo tay" trong các đợt tăng lãi suất gần đây?
TS. Bùi Quang Tín: Thông thường các ngân hàng lớn sẽ có phản ứng chậm hơn các ngân hàng nhỏ và có thời gian dài hơn trong mỗi đợt tăng lãi suất. Tuy nhiên lần này họ lại có động thái ngược lại, và tôi cho rằng xuất phát từ 2 nguyên nhân.
Thứ nhất là thể hiện việc dự báo xu hướng thị trường của các ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, nhiều tổ chức dự báo lạm phát bị áp lực lớn trong thời điểm cuối năm 2018 và đặc biệt là 2019, xuất phát từ những ảnh hưởng của thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu tăng, những hạn chế về bảo hộ của nhà nước với giá cả thị trường…
Thứ hai là cuộc chiến thương mại thế giới ngày càng căng thẳng. Với việc Trung Quốc đang xuất siêu lớn sang Mỹ thì họ không thể nào sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác mà họ sẽ phải sử dụng chính sách tiền tệ để đối phó. Khi cuộc chiến tăng lên, Trung Quốc sẽ chịu áp lực phá giá đồng Nhân dân tệ, qua đó làm áp lực lên các đồng tiền khác, bao gồm cả VNĐ cũng chịu ảnh hưởng (vừa qua Trung Quốc phá giá khoảng 10% thì đã làm các đồng tiền khác giảm theo 2-5%).
Ngoài ra, để kiềm chế đà tăng của tỷ giá thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phải bán dự trữ ngoại hối – vốn không phải là nguồn vô hạn. Do đó một trong các cách thức có thể được sử dụng là đẩy lãi suất lên để nâng giá trị tiền đồng và qua đó hạn chế áp lực lên tỷ giá.
PV: Liệu việc tăng lãi suất như vậy có phản ánh gì về thanh khoản của hệ thống ngân hàng không thưa ông?
TS. Bùi Quang Tín: Lãi suất qua đêm hiện chỉ quanh mức 3%. Nếu lãi suất mà trên 4% như hồi tháng 8 tháng 9 thì mới đáng lưu ý. Tôi cho rằng thanh khoản tiền đồng vẫn ổn định và chưa khiến các ngân hàng lớn phải nhập cuộc. Lý do họ tăng lãi suất vẫn chỉ là đứng trước các dự báo về tác động trong nước và thế giới như đã phân tích ở trên.
PV: Thông thường các ngân hàng lớn đã có lợi thế hơn về mạng lưới, uy tín khi huy động vốn, liệu việc tăng lãi suất như vậy có khiến các ngân hàng nhỏ phải nhập cuộc tăng theo không thưa ông?
TS. Bùi Quang Tín: Chắc chắn rồi. Chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại lớn vẫn luôn là kim chỉ nam cho các ngân hàng thương mại nhỏ. Tôi quan sát thấy các ngân hàng nhỏ cũng đã lên các phương án để tăng lãi suất, họ chỉ chờ các ngân hàng lớn đi để bước theo.
PV: Vậy ông dự báo thế nào về xu hướng lãi suất thời gian tới?
TS. Bùi Quang Tín: Với những rủi ro của thị trường thế giới cũng như áp lực lạm phát trong nước, tình hình tỷ giá cùng khả năng can thiệp của NHNN… thì tôi cho rằng việc lãi suất đi lên là khá rõ ràng.
PV: Gần đây một số tổ chức dự báo rằng, với các áp lực hiện tại, NHNN có thể phải nâng lãi suất điều hành trong quý 1/2019, còn ông đánh giá thế nào?
TS. Bùi Quang Tín: NHNN có nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ, ví dụ thời gian qua có dùng lãi suất liên ngân hàng để kiềm tỷ giá. Tuy nhiên với nhiều công cụ trong tay, NHNN sẽ khéo léo, cẩn trọng lựa chọn một công cụ tối ưu nhất.
Nhưng tôi cho rằng nếu dùng lãi suất điều hành để can thiệp thị trường như một số tổ chức dự báo thì quá rủi ro, sẽ làm tác động tiêu cực đến thị trường. Tôi khẳng định lại rằng, việc các ngân hàng lớn tăng lãi suất là do dự báo của bản thân họ chứ không thể hiện việc đoán định hay xu hướng hành động của NHNN.
PV: Lãi suất huy động tăng thì theo ông lãi suất cho vay có tăng theo? Kỳ vọng kéo giảm lãi suất cho vay của Chính phủ liệu có thực hiện được?
TS. Bùi Quang Tín: Với hạn mức tín dụng 17% hiện nay, nhiều ngân hàng đã bị gần như kín "room" cho đến thời điểm này nên họ sẽ siết lại việc cho vay, bên cạnh việc chi phí đầu vào là lãi suất huy động tăng lên nên sẽ có tác động ít nhiều.
Ngoài ra, các chi phí hoạt động khác cũng tăng lên như các ngân hàng phải cải tổ hệ thống công nghệ thông tin, tăng lương để giữ nhân tài…làm nên áp lực cộng gộp lên lãi suất cho vay. Tôi đánh giá các áp lực này với lãi suất cho vay thậm chí còn lớn hơn cả lãi suất huy động.
Ít nhất trong quý 4/2018 và quý 1/2019 tôi cho rằng thách thức để giảm được lãi suất cho vay là vô cùng khó.
PV: Với lãi suất hiện nay, ông có khuyến cáo gì với người dân trong việc lựa chọn kỳ hạn khi gửi tiền?
TS. Bùi Quang Tín: Hiện nay các ngân hàng thương mại đang đẩy tăng lãi suất kỳ hạn dài bởi chính sách siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHNN, do đó rõ ràng người dân gửi tiền kỳ hạn dài sẽ có lợi hơn kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên xét độ rủi ro của thị trường thì nên chọn kỳ hạn dưới 12 tháng là tối ưu.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Sự biến động tăng lên của lãi suất huy động ở các ngân hàng lớn đã đẩy mặt bằng lãi suất huy động lên cao, với lãi suất của nhóm Big 4 thậm chí đã cao hơn ở nhiều ngân hàng tư nhân khác. Chẳng hạn tiền gửi kỳ hạn ngắn thì đang cao hơn LienVietPostBank trong khi kỳ hạn dài thì đang xếp trên cả những cái tên như ACB, Eximbank, MB hay Techcombank…
Câu hỏi đặt ra là, vậy vì sao các ngân hàng lớn lại gấp gáp tăng lãi suất đến như vậy? Liệu động thái này có làm kim chỉ nam cho các ngân hàng nhỏ khác hành động theo? Mặt bằng lãi suất cho vay liệu có bị tác động?...Xoay quanh những vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Quang Tín- chuyên gia tài chính ngân hàng.
PV: Thưa ông, vì sao các ngân hàng lớn lại khá "bạo tay" trong các đợt tăng lãi suất gần đây?
TS. Bùi Quang Tín: Thông thường các ngân hàng lớn sẽ có phản ứng chậm hơn các ngân hàng nhỏ và có thời gian dài hơn trong mỗi đợt tăng lãi suất. Tuy nhiên lần này họ lại có động thái ngược lại, và tôi cho rằng xuất phát từ 2 nguyên nhân.
Thứ nhất là thể hiện việc dự báo xu hướng thị trường của các ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay, nhiều tổ chức dự báo lạm phát bị áp lực lớn trong thời điểm cuối năm 2018 và đặc biệt là 2019, xuất phát từ những ảnh hưởng của thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu tăng, những hạn chế về bảo hộ của nhà nước với giá cả thị trường…
Thứ hai là cuộc chiến thương mại thế giới ngày càng căng thẳng. Với việc Trung Quốc đang xuất siêu lớn sang Mỹ thì họ không thể nào sử dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan khác mà họ sẽ phải sử dụng chính sách tiền tệ để đối phó. Khi cuộc chiến tăng lên, Trung Quốc sẽ chịu áp lực phá giá đồng Nhân dân tệ, qua đó làm áp lực lên các đồng tiền khác, bao gồm cả VNĐ cũng chịu ảnh hưởng (vừa qua Trung Quốc phá giá khoảng 10% thì đã làm các đồng tiền khác giảm theo 2-5%).
Ngoài ra, để kiềm chế đà tăng của tỷ giá thì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phải bán dự trữ ngoại hối – vốn không phải là nguồn vô hạn. Do đó một trong các cách thức có thể được sử dụng là đẩy lãi suất lên để nâng giá trị tiền đồng và qua đó hạn chế áp lực lên tỷ giá.
PV: Liệu việc tăng lãi suất như vậy có phản ánh gì về thanh khoản của hệ thống ngân hàng không thưa ông?
TS. Bùi Quang Tín: Lãi suất qua đêm hiện chỉ quanh mức 3%. Nếu lãi suất mà trên 4% như hồi tháng 8 tháng 9 thì mới đáng lưu ý. Tôi cho rằng thanh khoản tiền đồng vẫn ổn định và chưa khiến các ngân hàng lớn phải nhập cuộc. Lý do họ tăng lãi suất vẫn chỉ là đứng trước các dự báo về tác động trong nước và thế giới như đã phân tích ở trên.
PV: Thông thường các ngân hàng lớn đã có lợi thế hơn về mạng lưới, uy tín khi huy động vốn, liệu việc tăng lãi suất như vậy có khiến các ngân hàng nhỏ phải nhập cuộc tăng theo không thưa ông?
TS. Bùi Quang Tín: Chắc chắn rồi. Chính sách lãi suất của các ngân hàng thương mại lớn vẫn luôn là kim chỉ nam cho các ngân hàng thương mại nhỏ. Tôi quan sát thấy các ngân hàng nhỏ cũng đã lên các phương án để tăng lãi suất, họ chỉ chờ các ngân hàng lớn đi để bước theo.
PV: Vậy ông dự báo thế nào về xu hướng lãi suất thời gian tới?
TS. Bùi Quang Tín: Với những rủi ro của thị trường thế giới cũng như áp lực lạm phát trong nước, tình hình tỷ giá cùng khả năng can thiệp của NHNN… thì tôi cho rằng việc lãi suất đi lên là khá rõ ràng.
PV: Gần đây một số tổ chức dự báo rằng, với các áp lực hiện tại, NHNN có thể phải nâng lãi suất điều hành trong quý 1/2019, còn ông đánh giá thế nào?
TS. Bùi Quang Tín: NHNN có nhiều công cụ điều hành chính sách tiền tệ, ví dụ thời gian qua có dùng lãi suất liên ngân hàng để kiềm tỷ giá. Tuy nhiên với nhiều công cụ trong tay, NHNN sẽ khéo léo, cẩn trọng lựa chọn một công cụ tối ưu nhất.
Nhưng tôi cho rằng nếu dùng lãi suất điều hành để can thiệp thị trường như một số tổ chức dự báo thì quá rủi ro, sẽ làm tác động tiêu cực đến thị trường. Tôi khẳng định lại rằng, việc các ngân hàng lớn tăng lãi suất là do dự báo của bản thân họ chứ không thể hiện việc đoán định hay xu hướng hành động của NHNN.
PV: Lãi suất huy động tăng thì theo ông lãi suất cho vay có tăng theo? Kỳ vọng kéo giảm lãi suất cho vay của Chính phủ liệu có thực hiện được?
TS. Bùi Quang Tín: Với hạn mức tín dụng 17% hiện nay, nhiều ngân hàng đã bị gần như kín "room" cho đến thời điểm này nên họ sẽ siết lại việc cho vay, bên cạnh việc chi phí đầu vào là lãi suất huy động tăng lên nên sẽ có tác động ít nhiều.
Ngoài ra, các chi phí hoạt động khác cũng tăng lên như các ngân hàng phải cải tổ hệ thống công nghệ thông tin, tăng lương để giữ nhân tài…làm nên áp lực cộng gộp lên lãi suất cho vay. Tôi đánh giá các áp lực này với lãi suất cho vay thậm chí còn lớn hơn cả lãi suất huy động.
Ít nhất trong quý 4/2018 và quý 1/2019 tôi cho rằng thách thức để giảm được lãi suất cho vay là vô cùng khó.
PV: Với lãi suất hiện nay, ông có khuyến cáo gì với người dân trong việc lựa chọn kỳ hạn khi gửi tiền?
TS. Bùi Quang Tín: Hiện nay các ngân hàng thương mại đang đẩy tăng lãi suất kỳ hạn dài bởi chính sách siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của NHNN, do đó rõ ràng người dân gửi tiền kỳ hạn dài sẽ có lợi hơn kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên xét độ rủi ro của thị trường thì nên chọn kỳ hạn dưới 12 tháng là tối ưu.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ
Comments
Post a Comment