“Trai khôn lấy vợ ngân hàng” [Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang]
Có người nói rằng, lấy vợ ngân hàng thì cực khổ lắm, khổ cả gia đình,
con cái vì sự bận rộn đeo bám, là thiệt thòi đủ đường. Nhưng tôi nghĩ
rằng những người đàn ông khi lấy được vợ làm nghề tài chính ngân hàng
phải tự hào mới đúng.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Trần Thị Minh Huệ công tác tại Sacombank PGD Triệu Hải Quảng Trị gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
---------------------
Trong cuộc sống với bộn bề của công việc, nhiều lúc chúng ta không có thời gian để suy ngẫm và nhìn lại những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng với tôi thì khác, tôi hay nghĩ lại những gì đã xảy ra với nghề của mình và chợt mỉm cười vu vơ tự hỏi: Nếu ngày đó mình từ bỏ thì giờ sẽ ra sao nhỉ?
Tôi, một cô gái vừa rời ghế giảng đường, luôn nhìn cuộc sống màu hồng, với ước mơ có một công việc ổn định và lòng tràn đầy nhiệt huyết. Cơ duyên đến khi ngân hàng Sacombank tuyển nhân viên khai trương mở rộng thêm PGD, tôi nộp hồ sơ và được chọn, niềm vui như vỡ òa vì ước mơ đã trở thành sự thật. Tôi thấy bản thân thật may mắn vì trong khi các bạn tôi giờ chạy tới chạy lui bôn ba để tìm việc, thì tôi đã có một công việc ổn định và "hot" lúc bấy giờ!
Sau những ngày học việc siêng năng và chăm chỉ ,tháng 1/2010 tôi chính thức trở thành nhân viên, được phân làm giao dịch viên của Phòng giao dịch Triệu Hải tỉnh Quảng Trị.
Làm giao dịch viên không phải dễ, điều này chắc hẳn nhiều người đã thấu hiểu và cảm thân cho chúng tôi. Dù rằng đã biết trước cái nghề sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi làm dâu trăm họ, nhưng ngọn lửa nhiệt huyết trong tôi dần lụi tàn khi phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khó tính và phàn nàn của họ. Với một người chưa được rèn luyện mài dũa, giờ đây phải đương đầu với công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, khéo léo và năng động như vậy, không hẳn riêng tôi mà các bạn chắc cũng không thể "yêu" được.
Làm giao dịch viên, chúng tôi hàng ngày tiếp xúc không ít khách hàng, rồi còn chuyện tiền bạc thừa thiếu và phải luôn chính xác từng li từng tí, nhưng lại cũng phải luôn đối mặt và xử lý nhanh những tình huống khách hàng yêu cầu. Thần kinh chúng tôi lúc nào cũng căng như sợi dây đàn.
Tôi nhỡ mãi có lần một chị khách hàng đến phòng giao dịch nhận tiền theo chứng minh nhân dân (CMND), nhưng CMND của chị không thấy rõ số và ảnh. Lúc ấy trong đầu tôi đang suy nghĩ đến việc chị sẽ không hài lòng nếu như tôi nói rằng CMND giao dịch của chị là không hợp lệ, nhưng quy định là quy đinh, tôi vẫn phải thông báo. Thế rồi giữa tôi và chị đã xảy ra một cuộc đôi thoại căng thẳng đến nghẹt thở.
Tôi giải thích với chị rằng: "CMND của chị không rõ nên theo nguyên tắc thì ngân hàng không thể chi tiền cho chị được. Nếu bên kia chuyển tiền rồi em cũng không thể chi cho chị được, chị nói người chuyển lên ngân hàng điều chỉnh chuyển lại cho người khác có số CMND và ảnh rõ hơn rồi nhận chị nhé”. Chẳng chờ tôi nói hết câu, chị đã xả ngay rằng, "Chứng minh của chị đã nhận tiền nhiều lần ở ngân hàng khác rồi, sao ngân hàng này khó vậy, mặt mày thì đẹp mà khó khăn''.
Rồi chị ấy điện thoại cho chồng không biết nói sao, một lúc sau tầm khoảng mười lăm phút chồng chị ấy xuất hiên. Vừa mở cửa bước vào, anh chồng vừa chỉ tay vào chúng tôi vừa hét lớn :"con nào, con nào không cho nhận hả?".
Tôi bình tĩnh để giải thích cho anh về vấn đề của chị, nhưng anh không muốn hiểu, anh cầm CMND ném thẳng vào tôi. Chị ấy thấy vậy cũng hùa theo anh nói tôi một cách thậm tệ.
Nhưng tôi cố gắng kiềm chế mình và tiếp tục thực hiện giao dịch ấy. Rồi tôi kiểm tra điện theo CMND của chị nhưng lại không thấy có ai chuyển tiền. Rồi sau cùng chị phải liên hệ với người chuyển tiền để hỏi, người ấy trả lời qua điện thoại cho chị rằng họ đã chuyển nhưng nhận ở Ngân hàng Nông nghiệp chứ không phải Sacombank. Nghe vậy, anh chị mới dịu xuống, song cũng chẳng để lại lời nói nào thêm với tôi mà bỏ đi luôn.
Sau lần ấy, tôi cảm thấy rất buồn bã, tủi thân và muốn khóc, nghĩ rằng công viêc đã căng thẳng vất vã rồi mà còn bị la măng vô cớ của khách hàng nữa. Rồi còn nhiều những tình huống cũng làm tôi muốn sụp đổ, bản thân đã nghĩ đến bỏ cuộc, muốn từ bỏ nghề ngân hàng.
Rồi tôi tâm sự với người thân trong gia đình rằng muốn tìm công việc mới, phù hợp hơn và đỡ áp lực hơn nhưng ba tôi đã nói rằng “Việc gì cũng có cái khó của nó. Con đường mình đi không bao giờ bằng phẳng phải có thử thách và chông gai. Con chưa va chạm nhiều nên dễ dàng lùi bước khi gặp khó khăn. Làm gì cũng vậy phải có cái Tâm và lòng yêu nghề. Đừng bao giờ đứng núi này trong núi nọ. Khi khó khăn không được lùi bước phải tìm cách chinh phục mới có thành công. Trong cái khó nó sẽ ló được cái khôn”.
Suy ngẫm về những gì ba nói, tôi đã thay đổi hoàn toàn, với phương châm đặt ra cho mình, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và kết quả là tôi đã cảm nhận được khách hàng đến với ngân hàng họ muốn gì và cần gì cùng những ánh mắt thể hiện sư hài lòng của họ. Tôi coi công việc của tôi như những nốt nhạc, lúc thăng, lúc trầm, lúc lại vút cao và mình như người đánh đàn, phải biết điều chỉnh và phối hợp hài hòa giữa những nốt nhạc để người nghe cảm thấy hài lòng.
Sau 7 năm làm việc, giờ đây tôi cảm thấy hạnh phúc khi sáng thức giậy khoác lên mình bộ đồng phục Sacombank đến nơi làm việc nói chuyện tiếp xúc với khách hàng. Không chỉ giao dịch đến rồi đi mà là sự quan tâm chia sẻ thân tình với nhau.
Có người nói rằng, lấy vợ ngân hàng thì cực khổ lắm, khổ cả gia đình, con cái vì sự bận rộn đeo bám, là thiệt thòi đủ đường. Nhưng tôi nghĩ rằng những người đàn ông khi lấy được vợ làm nghề tài chính ngân hàng phải tự hào mới đúng, bởi người làm ngân hàng đều được mài dũa qua khó khăn và thử thách, tất thảy họ đều quy tụ rất nhiều đức tính tốt đẹp.
''Trai khôn lấy vợ ngân hàng
Rất nhiều cái nết của nàng đáng yêu
Xinh đẹp, duyên dáng, dịu dàng.
Cung cách ứng xử nhẹ nhàng đoan trang".
Thế nên các ông chồng hãy biết yêu thương người vợ làm ngân hàng nhiều hơn, luôn là hậu phương vững chắc để các chị vững bước trên con đường sự nghiệp đầy cam go nhưng vinh quang này nhé!
Nếu giờ đây cho tôi được chọn lựa lại một lần nũa, thì tôi vẫn vững tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn, bởi chỉ có qua thử thách mới lớn lên và trưởng thành.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Trần Thị Minh Huệ công tác tại Sacombank PGD Triệu Hải Quảng Trị gửi tới cuộc thi viết về Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang do Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
---------------------
Trong cuộc sống với bộn bề của công việc, nhiều lúc chúng ta không có thời gian để suy ngẫm và nhìn lại những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng với tôi thì khác, tôi hay nghĩ lại những gì đã xảy ra với nghề của mình và chợt mỉm cười vu vơ tự hỏi: Nếu ngày đó mình từ bỏ thì giờ sẽ ra sao nhỉ?
Tôi, một cô gái vừa rời ghế giảng đường, luôn nhìn cuộc sống màu hồng, với ước mơ có một công việc ổn định và lòng tràn đầy nhiệt huyết. Cơ duyên đến khi ngân hàng Sacombank tuyển nhân viên khai trương mở rộng thêm PGD, tôi nộp hồ sơ và được chọn, niềm vui như vỡ òa vì ước mơ đã trở thành sự thật. Tôi thấy bản thân thật may mắn vì trong khi các bạn tôi giờ chạy tới chạy lui bôn ba để tìm việc, thì tôi đã có một công việc ổn định và "hot" lúc bấy giờ!
Sau những ngày học việc siêng năng và chăm chỉ ,tháng 1/2010 tôi chính thức trở thành nhân viên, được phân làm giao dịch viên của Phòng giao dịch Triệu Hải tỉnh Quảng Trị.
Làm giao dịch viên không phải dễ, điều này chắc hẳn nhiều người đã thấu hiểu và cảm thân cho chúng tôi. Dù rằng đã biết trước cái nghề sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi làm dâu trăm họ, nhưng ngọn lửa nhiệt huyết trong tôi dần lụi tàn khi phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khó tính và phàn nàn của họ. Với một người chưa được rèn luyện mài dũa, giờ đây phải đương đầu với công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, khéo léo và năng động như vậy, không hẳn riêng tôi mà các bạn chắc cũng không thể "yêu" được.
Làm giao dịch viên, chúng tôi hàng ngày tiếp xúc không ít khách hàng, rồi còn chuyện tiền bạc thừa thiếu và phải luôn chính xác từng li từng tí, nhưng lại cũng phải luôn đối mặt và xử lý nhanh những tình huống khách hàng yêu cầu. Thần kinh chúng tôi lúc nào cũng căng như sợi dây đàn.
Tôi nhỡ mãi có lần một chị khách hàng đến phòng giao dịch nhận tiền theo chứng minh nhân dân (CMND), nhưng CMND của chị không thấy rõ số và ảnh. Lúc ấy trong đầu tôi đang suy nghĩ đến việc chị sẽ không hài lòng nếu như tôi nói rằng CMND giao dịch của chị là không hợp lệ, nhưng quy định là quy đinh, tôi vẫn phải thông báo. Thế rồi giữa tôi và chị đã xảy ra một cuộc đôi thoại căng thẳng đến nghẹt thở.
Tôi giải thích với chị rằng: "CMND của chị không rõ nên theo nguyên tắc thì ngân hàng không thể chi tiền cho chị được. Nếu bên kia chuyển tiền rồi em cũng không thể chi cho chị được, chị nói người chuyển lên ngân hàng điều chỉnh chuyển lại cho người khác có số CMND và ảnh rõ hơn rồi nhận chị nhé”. Chẳng chờ tôi nói hết câu, chị đã xả ngay rằng, "Chứng minh của chị đã nhận tiền nhiều lần ở ngân hàng khác rồi, sao ngân hàng này khó vậy, mặt mày thì đẹp mà khó khăn''.
Rồi chị ấy điện thoại cho chồng không biết nói sao, một lúc sau tầm khoảng mười lăm phút chồng chị ấy xuất hiên. Vừa mở cửa bước vào, anh chồng vừa chỉ tay vào chúng tôi vừa hét lớn :"con nào, con nào không cho nhận hả?".
Tôi bình tĩnh để giải thích cho anh về vấn đề của chị, nhưng anh không muốn hiểu, anh cầm CMND ném thẳng vào tôi. Chị ấy thấy vậy cũng hùa theo anh nói tôi một cách thậm tệ.
Nhưng tôi cố gắng kiềm chế mình và tiếp tục thực hiện giao dịch ấy. Rồi tôi kiểm tra điện theo CMND của chị nhưng lại không thấy có ai chuyển tiền. Rồi sau cùng chị phải liên hệ với người chuyển tiền để hỏi, người ấy trả lời qua điện thoại cho chị rằng họ đã chuyển nhưng nhận ở Ngân hàng Nông nghiệp chứ không phải Sacombank. Nghe vậy, anh chị mới dịu xuống, song cũng chẳng để lại lời nói nào thêm với tôi mà bỏ đi luôn.
Sau lần ấy, tôi cảm thấy rất buồn bã, tủi thân và muốn khóc, nghĩ rằng công viêc đã căng thẳng vất vã rồi mà còn bị la măng vô cớ của khách hàng nữa. Rồi còn nhiều những tình huống cũng làm tôi muốn sụp đổ, bản thân đã nghĩ đến bỏ cuộc, muốn từ bỏ nghề ngân hàng.
Rồi tôi tâm sự với người thân trong gia đình rằng muốn tìm công việc mới, phù hợp hơn và đỡ áp lực hơn nhưng ba tôi đã nói rằng “Việc gì cũng có cái khó của nó. Con đường mình đi không bao giờ bằng phẳng phải có thử thách và chông gai. Con chưa va chạm nhiều nên dễ dàng lùi bước khi gặp khó khăn. Làm gì cũng vậy phải có cái Tâm và lòng yêu nghề. Đừng bao giờ đứng núi này trong núi nọ. Khi khó khăn không được lùi bước phải tìm cách chinh phục mới có thành công. Trong cái khó nó sẽ ló được cái khôn”.
Suy ngẫm về những gì ba nói, tôi đã thay đổi hoàn toàn, với phương châm đặt ra cho mình, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và kết quả là tôi đã cảm nhận được khách hàng đến với ngân hàng họ muốn gì và cần gì cùng những ánh mắt thể hiện sư hài lòng của họ. Tôi coi công việc của tôi như những nốt nhạc, lúc thăng, lúc trầm, lúc lại vút cao và mình như người đánh đàn, phải biết điều chỉnh và phối hợp hài hòa giữa những nốt nhạc để người nghe cảm thấy hài lòng.
Sau 7 năm làm việc, giờ đây tôi cảm thấy hạnh phúc khi sáng thức giậy khoác lên mình bộ đồng phục Sacombank đến nơi làm việc nói chuyện tiếp xúc với khách hàng. Không chỉ giao dịch đến rồi đi mà là sự quan tâm chia sẻ thân tình với nhau.
Có người nói rằng, lấy vợ ngân hàng thì cực khổ lắm, khổ cả gia đình, con cái vì sự bận rộn đeo bám, là thiệt thòi đủ đường. Nhưng tôi nghĩ rằng những người đàn ông khi lấy được vợ làm nghề tài chính ngân hàng phải tự hào mới đúng, bởi người làm ngân hàng đều được mài dũa qua khó khăn và thử thách, tất thảy họ đều quy tụ rất nhiều đức tính tốt đẹp.
''Trai khôn lấy vợ ngân hàng
Rất nhiều cái nết của nàng đáng yêu
Xinh đẹp, duyên dáng, dịu dàng.
Cung cách ứng xử nhẹ nhàng đoan trang".
Thế nên các ông chồng hãy biết yêu thương người vợ làm ngân hàng nhiều hơn, luôn là hậu phương vững chắc để các chị vững bước trên con đường sự nghiệp đầy cam go nhưng vinh quang này nhé!
Nếu giờ đây cho tôi được chọn lựa lại một lần nũa, thì tôi vẫn vững tin bước tiếp trên con đường mình đã chọn, bởi chỉ có qua thử thách mới lớn lên và trưởng thành.
Trần Thị Minh Huệ công tác tại Sacombank PGD Triệu Hải
Theo Trí thức trẻ
Comments
Post a Comment