Nghiệp ngân hàng của một "con em trong ngành" [Nghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quang]
Là người mới, trong môi trường mới, ngành nghề mới mặc dù khả năng đáp ứng công việc của tôi khá tốt, bắt nhịp nhanh với kiến thức và công việc nhưng điều đó vẫn là chưa đủ, chỉ vì tôi là con em trong ngành. Trong suy nghĩ của mọi người: Vì bạn là con em trong ngành nên bạn luôn được ưu ái, bạn có làm tốt còn phải xét xem có thực sự tốt hay chỉ là nâng đỡ? Nếu bạn được khen thưởng sẽ dễ dàng bị nói: Chẳng qua có điểm tựa tốt. Chỉ một chút lơ là sẽ lại nghe trách móc: Con em trong ngành mà, lo gì. Đã rất nhiều lần tôi khóc vì những lời ác ý, thậm chí có lúc sếp mới đã nói với tôi: Em liệu mà làm cho tốt, đừng nghĩ đằng sau lưng mình là ai mà dựa dẫm.
10 năm bước vào ngành ngân hàng, từ một cô bé tóc luôn túm đuôi ngựa,
mắt tròn xoe trước những bận rộn của nghề, đến nay đã trải qua biết bao
thăng trầm chuyển đổi: Có những nỗ lực không ngừng, có những vất vả
gian nan, luôn phải vững tâm tin vào bản thân mình và sự anh minh của tổ
chức nhưng chưa bao giờ bất lực và buông xuôi.
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Tạ Xuân Thủy công tác tại ABBank chi nhánh Vĩnh Phúc gửi tới cuộc thi viết vềNghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quangdo Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
----------------
Trước sự lựa chọn đầu tiên của cuộc đời về định hướng nghề nghiệp: tôi đã chối bỏ ngành ngân hàng. Giữa những định hướng của gia đình về một ngành nghề đảm bảo tương lai: tôi không lựa chọn ngân hàng. Tôi chọn một ngành học không liên quan đến ngành ngân hàng như một sự ngang tàng của tuổi trẻ; như một minh chứng trước mọi người tôi sẽ tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình; như cái tuổi ô mai ôm ấp vào những công lý trắng đen trong cuộc đời. Thế nhưng thế sự xoay vần, định mệnh của đời tôi ngược xuôi vẫn gắn liền với ngành ngân hàng và trở thành mối lương duyên trời định cho suốt quãng đời về sau.
Không giống như rất nhiều bạn đồng nghiệp bước vào ngành ngân hàng một cách đơn độc hoặc phải rất vất vả để tồn tại với nghề, tôi sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ và người thân đều làm trong ngành ngân hàng. Điểm tựa của tôi ở đó. Từ một người ngoại đạo tôi vào ngành với tâm thế của người ít nhiều đã hiểu người trong ngành và sự vất vả của ngành qua những người thân xung quanh tôi. Nhưng chính tôi đã không hiểu hết được sự vất vả gian nan, những khó khăn ban đầu, những rủi ro tiềm ẩn và cả những đánh đổi mà ngành ngân hàng mang lại.
Con em trong ngành rất dễ bị “soi”
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Tạ Xuân Thủy công tác tại ABBank chi nhánh Vĩnh Phúc gửi tới cuộc thi viết vềNghề Tài chính Ngân hàng: Thử thách và Vinh quangdo Cafef phối hợp với báo Trí thức trẻ tổ chức.
----------------
Trước sự lựa chọn đầu tiên của cuộc đời về định hướng nghề nghiệp: tôi đã chối bỏ ngành ngân hàng. Giữa những định hướng của gia đình về một ngành nghề đảm bảo tương lai: tôi không lựa chọn ngân hàng. Tôi chọn một ngành học không liên quan đến ngành ngân hàng như một sự ngang tàng của tuổi trẻ; như một minh chứng trước mọi người tôi sẽ tự tin bước đi trên đôi chân của chính mình; như cái tuổi ô mai ôm ấp vào những công lý trắng đen trong cuộc đời. Thế nhưng thế sự xoay vần, định mệnh của đời tôi ngược xuôi vẫn gắn liền với ngành ngân hàng và trở thành mối lương duyên trời định cho suốt quãng đời về sau.
Không giống như rất nhiều bạn đồng nghiệp bước vào ngành ngân hàng một cách đơn độc hoặc phải rất vất vả để tồn tại với nghề, tôi sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ và người thân đều làm trong ngành ngân hàng. Điểm tựa của tôi ở đó. Từ một người ngoại đạo tôi vào ngành với tâm thế của người ít nhiều đã hiểu người trong ngành và sự vất vả của ngành qua những người thân xung quanh tôi. Nhưng chính tôi đã không hiểu hết được sự vất vả gian nan, những khó khăn ban đầu, những rủi ro tiềm ẩn và cả những đánh đổi mà ngành ngân hàng mang lại.
Con em trong ngành rất dễ bị “soi”
Ban đầu, khi quyết định chuyển đổi công việc tôi đã nghĩ: con em trong
ngành là một lợi thế. Tuy nhiên sự thực lại hoàn toàn không phải như
vậy. Là người mới, trong môi trường mới, ngành nghề mới mặc dù khả năng
đáp ứng công việc của tôi khá tốt, bắt nhịp nhanh với kiến thức và công
việc nhưng điều đó vẫn là chưa đủ, chỉ vì tôi là con em trong ngành.
Trong suy nghĩ của mọi người: Vì bạn là con em trong ngành nên bạn luôn
được ưu ái, bạn có làm tốt còn phải xét xem có thực sự tốt hay chỉ là
nâng đỡ? Nếu bạn được khen thưởng sẽ dễ dàng bị nói: Chẳng qua có điểm
tựa tốt. Chỉ một chút lơ là sẽ lại nghe trách móc: Con em trong ngành
mà, lo gì. Đã rất nhiều lần tôi khóc vì những lời ác ý, thậm chí có lúc
sếp mới đã nói với tôi: Em liệu mà làm cho tốt, đừng nghĩ đằng sau lưng
mình là ai mà dựa dẫm.
Áp lực công việc cộng với những áp lực tâm lý hàng ngày nếu không vượt qua được tôi sẽ bị lụt trong mớ ngổn ngang hỗn độn. Đây là thời khắc tôi nghĩ rằng mình phải vươn lên và khẳng định năng lực bản thân. Cần cù, quyết tâm và không ngừng nỗ lực là những gì tôi cần làm. Nếu với những người bình thường chỉ cần cố gắng 7,8 phần đã được ghi nhận thì tôi cần phải cố gắng nhiều hơn, nhiều hơn vậy rất nhiều. Vạch ra cho mình một định hướng và thời gian biểu thật chi tiết, tận dụng mọi thời gian và tình huống để học hỏi thêm các kinh nghiệm xử lý, không ngừng tự học để có kiến thức chuyên ngành và nét đặc trưng của ngân hàng mình công tác... Tôi đã vượt qua những ngày tháng đó bằng sự chăm chỉ, nỗ lực, tinh thần cầu tiến.
Cuối cùng tôi cũng đã có những bước đầu thành công. Mọi người nhắc đến tôi và khen ngợi chỉ vì bản thân tôi thực sự xứng đáng. Thậm chí sau 2 năm làm việc tôi đã trở thành chuyên viên quan hệ khách hàng trụ cột của chi nhánh, phục vụ những khách hàng VIP và tự tin mỉm cười khi thấy mình ngày càng chín chắn trong nghề hơn. Và lúc đó tảng đá áp lực vì con em trong ngành được tháo xuống trong tôi. Lúc này lợi thế con em trong ngành mới thực sự phát huy: Có thể hỏi các nghiệp vụ chuyên sâu, được tư vấn cách giải quyết những vướng mắc tình huống khó trong công việc thậm chí là được chia sẻ ở tầm vĩ mô những thông tin quý báu trong nghề để áp dụng vào công việc hiệu quả hơn....
Áp lực công việc chẳng trừ nơi đâu
Áp lực công việc cộng với những áp lực tâm lý hàng ngày nếu không vượt qua được tôi sẽ bị lụt trong mớ ngổn ngang hỗn độn. Đây là thời khắc tôi nghĩ rằng mình phải vươn lên và khẳng định năng lực bản thân. Cần cù, quyết tâm và không ngừng nỗ lực là những gì tôi cần làm. Nếu với những người bình thường chỉ cần cố gắng 7,8 phần đã được ghi nhận thì tôi cần phải cố gắng nhiều hơn, nhiều hơn vậy rất nhiều. Vạch ra cho mình một định hướng và thời gian biểu thật chi tiết, tận dụng mọi thời gian và tình huống để học hỏi thêm các kinh nghiệm xử lý, không ngừng tự học để có kiến thức chuyên ngành và nét đặc trưng của ngân hàng mình công tác... Tôi đã vượt qua những ngày tháng đó bằng sự chăm chỉ, nỗ lực, tinh thần cầu tiến.
Cuối cùng tôi cũng đã có những bước đầu thành công. Mọi người nhắc đến tôi và khen ngợi chỉ vì bản thân tôi thực sự xứng đáng. Thậm chí sau 2 năm làm việc tôi đã trở thành chuyên viên quan hệ khách hàng trụ cột của chi nhánh, phục vụ những khách hàng VIP và tự tin mỉm cười khi thấy mình ngày càng chín chắn trong nghề hơn. Và lúc đó tảng đá áp lực vì con em trong ngành được tháo xuống trong tôi. Lúc này lợi thế con em trong ngành mới thực sự phát huy: Có thể hỏi các nghiệp vụ chuyên sâu, được tư vấn cách giải quyết những vướng mắc tình huống khó trong công việc thậm chí là được chia sẻ ở tầm vĩ mô những thông tin quý báu trong nghề để áp dụng vào công việc hiệu quả hơn....
Áp lực công việc chẳng trừ nơi đâu
Làm trong ngành, tôi đã rút ra bài học rằng không phân biệt cổ phần hay
quốc doanh, miễn là nhân viên ngân hàng thì áp lực là điều không tránh
khỏi. Mỗi bộ phận trong hoạt động ngân hàng đều mang những nét đặc thù
riêng biệt và những áp lực khó kể hết thành lời. Nếu là bộ phận kho quỹ
thì áp lực về thời gian, thiếu đủ quỹ tiền mặt, tiền thật giả…. Quan hệ
khách hàng thì là chỉ tiêu KPIs (chỉ số đánh giá thực hiện công việc),
áp lực từ khách hàng, từ cấp trên… Giám đốc chi nhánh thì gồng gánh nhân
sự và cả một kế hoạch kinh doanh với các con số tăng trưởng chóng mặt
qua các năm. Nếu thực sự không có sự quyết tâm cá nhân, sự đồng lòng tập
thể và những chia sẻ từ phía gia đình rất khó để trụ lại với nghề lâu
dài.
Nhiều tình huống bất ngờ “giáng xuống”
Nhiều tình huống bất ngờ “giáng xuống”
Trong công việc, tôi nhận thấy mọi thứ đều không bằng phẳng và dễ dàng.
Khi bạn càng lên cao, gió càng mạnh, càng có vị trí thì những áp lực về
công việc và sự đơn độc trên chặng đường kinh doanh là không thể tránh
khỏi. Đó là tâm lý chung của tất cả các cán bộ quản lý cấp trung.
Tôi còn nhớ vào một ngày đẹp trời, “sao quả tạ’’ bỗng dưng rơi vào đầu bởi một bức thư nặc danh gửi cho các cấp lãnh đạo. Một vị trí nhỏ nhoi như tôi làm hài lòng tất cả mọi người là điều không thể, đặc biệt với tính cách thẳng thắn như ruột ngựa của mình. Vậy là sẽ có kiểm tra, thanh tra và rà soát lại những điều trong đơn tố cáo. Nói không lo lắng là giả dối nhưng nói sợ hãi thì không. Bởi làm việc trong ngành hơn 10 năm, có kinh nghiệm trong tổ chức gần 7 năm, bản thân còn tồn tại rất nhiều hạn chế nhưng với khách hàng, đồng nghiệp, công việc tôi đã luôn cố gắng và nỗ lực hết mình. Những rủi ro khách quan, yếu tố thị trường là điều không tránh khỏi nhưng những vi phạm về mặt đạo đức nghề nghiệp tôi luôn vạch rất rõ ranh giới để mình không sai phạm. Nếu tổ chức vẫn cần tôi, tôi sẵn sàng cống hiến, tôi tin vào những người lãnh đạo đứng đầu trong tổ chức của mình: ngoài tầm nhìn về sứ mệnh của ngân hàng họ cũng có cái nhìn chính trực trong công việc, nhân văn trong cuộc sống đời thường - những người mà gần 7 năm qua tôi luôn tin tưởng để đi theo. Và sự thực đã chứng minh niềm tin của tôi là đúng.
Đến nay, tôi vẫn không ngừng nỗ lực cống hiến bằng tâm huyết và sự gắn bó của mình. Vì vậy, kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, bất cứ khi nào bạn gặp những tình huống “trời ơi” thì hãy tự tin vào bản thân và tin tưởng vào những người lãnh đạo có tầm nhìn. Một tổ chức bạn xác định gắn bó lâu dài hay không phụ thuộc rất nhiều vào những người lãnh đạo có đủ bản lĩnh tạo niềm tin cho bạn.
Muốn gắn bó với nghề phải có đam mê và có niềm tin yêu của khách hàng
Tôi còn nhớ vào một ngày đẹp trời, “sao quả tạ’’ bỗng dưng rơi vào đầu bởi một bức thư nặc danh gửi cho các cấp lãnh đạo. Một vị trí nhỏ nhoi như tôi làm hài lòng tất cả mọi người là điều không thể, đặc biệt với tính cách thẳng thắn như ruột ngựa của mình. Vậy là sẽ có kiểm tra, thanh tra và rà soát lại những điều trong đơn tố cáo. Nói không lo lắng là giả dối nhưng nói sợ hãi thì không. Bởi làm việc trong ngành hơn 10 năm, có kinh nghiệm trong tổ chức gần 7 năm, bản thân còn tồn tại rất nhiều hạn chế nhưng với khách hàng, đồng nghiệp, công việc tôi đã luôn cố gắng và nỗ lực hết mình. Những rủi ro khách quan, yếu tố thị trường là điều không tránh khỏi nhưng những vi phạm về mặt đạo đức nghề nghiệp tôi luôn vạch rất rõ ranh giới để mình không sai phạm. Nếu tổ chức vẫn cần tôi, tôi sẵn sàng cống hiến, tôi tin vào những người lãnh đạo đứng đầu trong tổ chức của mình: ngoài tầm nhìn về sứ mệnh của ngân hàng họ cũng có cái nhìn chính trực trong công việc, nhân văn trong cuộc sống đời thường - những người mà gần 7 năm qua tôi luôn tin tưởng để đi theo. Và sự thực đã chứng minh niềm tin của tôi là đúng.
Đến nay, tôi vẫn không ngừng nỗ lực cống hiến bằng tâm huyết và sự gắn bó của mình. Vì vậy, kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, bất cứ khi nào bạn gặp những tình huống “trời ơi” thì hãy tự tin vào bản thân và tin tưởng vào những người lãnh đạo có tầm nhìn. Một tổ chức bạn xác định gắn bó lâu dài hay không phụ thuộc rất nhiều vào những người lãnh đạo có đủ bản lĩnh tạo niềm tin cho bạn.
Muốn gắn bó với nghề phải có đam mê và có niềm tin yêu của khách hàng
Nhiều lần tôi tự hỏi, nghề nghiệp đã là cái duyên thì điều gì kéo mình
đến với niềm đam mê? Đó chính là sự tin yêu của khách hàng: Tin tưởng và
yêu mến. Đến bây giờ, từng chặng đường tôi đi qua, với những khách hàng
mình đã tiếp xúc thì sự tin yêu của khách hàng là động lực không nhỏ để
mình gắn bó với nghề. Tổ chức có thể thay đổi, đồng nghiệp có người vào
ra nhưng nếu vẫn còn làm trong ngành ngân hàng thì khách hàng sẽ mãi là
người đồng hành tạo niềm đam mê trong công việc. Điều quan trọng là sự
tin tưởng, yêu mến giữa khách hàng và người đại diện ngân hàng. Đó là cả
một quá trình gắn bó lâu dài và thể hiện trách nhiệm của đôi bên, là sự
đồng hành và chuyên tâm trong từng bước phát triển của nhau.
Giữa guồng quay của xã hội, rất nhiều người không giữ vững được đạo đức của nghề nghiệp, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân để đưa ra trao đổi làm giảm đi giá trị và niềm tin giữa Ngân hàng và khách hàng. Họ chỉ xác định đó là con đường kiếm tiền mà không xác định đó là sự nghiệp, điều đó sẽ nhanh chóng dẫn đến những hệ quả và sự trả giá. Sau tất cả, chỉ còn những giá trị đích thực là sự trung thực, chân thành và đạo đức nghề nghiệp mới có thể bền vững theo năm tháng.
Thời gian 10 năm của cuộc đời mỗi người được đong đếm bằng những giá trị khác nhau. Với tôi, 10 năm bước vào ngành ngân hàng, từ một cô bé tóc luôn túm đuôi ngựa, mắt tròn xoe trước những bận rộn của nghề, đến nay đã trải qua biết bao thăng trầm chuyển đổi: Có những nỗ lực không ngừng, có những vất vả gian nan, luôn phải vững tâm tin vào bản thân mình và sự anh minh của tổ chức nhưng chưa bao giờ bất lực và buông xuôi.
Bài học của tôi - một người chị đi trước muốn nói với các em mới bước chân vào giảng đường đại học ôm mộng trở thành những banker hay những bạn vừa tốt nghiệp ra trường đang ấp ủ cho mình những hoài bão lớn lao đầy khí thế tuổi trẻ: Phía trước các em là một chặng đường rất dài nhiều ngọt ngào, mới mẻ cũng sẽ rất nhiều gian nan, cám dỗ nhưng chúng ta hãy cứ đi vì cứ đi là sẽ tới. Đôi lúc mệt mỏi, căng thẳng muốn gục ngã nhưng cũng có những thăng hoa dù chỉ một câu khen ngợi của sếp hay lời cảm ơn của khách hàng. "Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng": Luôn nhiệt huyết, kiên trì và giữ vững đạo đức nghề thì nhân viên ngân hàng quả thực là một nghiệp mà cuộc đời bạn đáng theo đuổi…
Giữa guồng quay của xã hội, rất nhiều người không giữ vững được đạo đức của nghề nghiệp, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân để đưa ra trao đổi làm giảm đi giá trị và niềm tin giữa Ngân hàng và khách hàng. Họ chỉ xác định đó là con đường kiếm tiền mà không xác định đó là sự nghiệp, điều đó sẽ nhanh chóng dẫn đến những hệ quả và sự trả giá. Sau tất cả, chỉ còn những giá trị đích thực là sự trung thực, chân thành và đạo đức nghề nghiệp mới có thể bền vững theo năm tháng.
Thời gian 10 năm của cuộc đời mỗi người được đong đếm bằng những giá trị khác nhau. Với tôi, 10 năm bước vào ngành ngân hàng, từ một cô bé tóc luôn túm đuôi ngựa, mắt tròn xoe trước những bận rộn của nghề, đến nay đã trải qua biết bao thăng trầm chuyển đổi: Có những nỗ lực không ngừng, có những vất vả gian nan, luôn phải vững tâm tin vào bản thân mình và sự anh minh của tổ chức nhưng chưa bao giờ bất lực và buông xuôi.
Bài học của tôi - một người chị đi trước muốn nói với các em mới bước chân vào giảng đường đại học ôm mộng trở thành những banker hay những bạn vừa tốt nghiệp ra trường đang ấp ủ cho mình những hoài bão lớn lao đầy khí thế tuổi trẻ: Phía trước các em là một chặng đường rất dài nhiều ngọt ngào, mới mẻ cũng sẽ rất nhiều gian nan, cám dỗ nhưng chúng ta hãy cứ đi vì cứ đi là sẽ tới. Đôi lúc mệt mỏi, căng thẳng muốn gục ngã nhưng cũng có những thăng hoa dù chỉ một câu khen ngợi của sếp hay lời cảm ơn của khách hàng. "Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng": Luôn nhiệt huyết, kiên trì và giữ vững đạo đức nghề thì nhân viên ngân hàng quả thực là một nghiệp mà cuộc đời bạn đáng theo đuổi…
Tạ Xuân Thủy - ABBank chi nhánh Vĩnh Phúc
Theo Trí thức trẻ
Comments
Post a Comment