Hiểu đúng về tiền – chương trình giáo dục tài chính – ngân hàng dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên

Hiểu đúng về tiền – chương trình giáo dục tài chính – ngân hàng dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên

17/05/2019

Để góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp thực hiện một số các chương trình truyền thông về tài chính ngân hàng hiệu quả và lan toả đến với các nhóm công chúng đa dạng như là chương trình gameshow giáo dục tài chính Tiền khéo - Tiền khôn; chương trình giáo dục truyền hình thực tế "Những đứa trẻ thông thái" dành cho trẻ em… Tiếp tục truyền thông giáo dục tài chính đến giới trẻ, được sự phê duyệt của Thống đốc NHNN, Vụ truyền thông phối hợp cùng Ban sản xuất các chương trình giải trí Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) và trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” cho học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/image/SBV389579/Web
Hiểu đúng về tiền – chương trình giáo dục tài chính – ngân hàng dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên
Đây là cuộc thi nhằm khuyến khích các em học sinh phổ thông tìm hiểu các kiến thức về tài chính, ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt, đầu tư, vay vốn… từ đó giúp các em hình thành những thói quen tốt về tài chính như chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để đầu tư, tránh tín dụng đen; đồng thời, có những hiểu biết đúng đắn về đồng tiền, cách ứng xử với đồng tiền, biết quý trọng giá trị sức lao động, cảm nhận được những thông điệp về lòng yêu lao động, lòng nhân văn, nhân ái.
Với thông điệp trang bị cho các em “kiến thức kỹ năng tài chính thông minh”, cuộc thi cũng nhằm tìm kiếm ý tưởng thể hiện nội dung kiến thức giáo dục tài chính phù hợp với tuổi thanh thiếu niên, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc sắc để truyền thông rộng rãi trong giới trẻ.
1.5TB drive:Amss:tư liệu:Phát động:Phát động Ctr 8.jpg
Bà Lê Thị Thuý Sen – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông phát biểu tại buổi lễ phát động
Ngay sau Lễ phát động tại trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, Ban Giám hiệu và các giáo viên nhà trường đã hỗ trợ tích cực cùng Ban Tổ chức cuộc thi triển khai hướng dẫn và thông tin rộng rãi trên các kênh thông tin của trường và các phương tiện truyền thông của cuộc thi, tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh tham gia cuộc thi. Đồng thời, BTC cuộc thi cũng đã tổ chức các buổi học và nói chuyện chuyên đề của các chuyên gia đến từ NHNN và trường ĐHKT-ĐHQGHN về các chủ đề liên quan đến tài chính cá nhân, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng (tiết kiệm, vay vốn,…), vấn nạn tín dụng đen, lợi ích thanh toán không dùng tiền mặt,... bổ trợ kiến thức cho các em học sinh trước khi thực hiện tác phẩm dự thi.
Do đó, Ban Tổ chức đã nhận được rất nhiều các tác phẩm dự thi đạt yêu cầu Cuộc thi đưa ra. Không những thế, các tác phẩm này được thực hiện một cách rất tỉ mỉ và được đầu tư công phu cả về chất lượng nội dung và hình thức, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc cũng như sự hào hứng tham gia Cuộc thi của các em học sinh. Trong số đó, ở mỗi thể loại như: viết luận; sáng tác thơ, kịch, bài hát; sáng tạo video clip ngắn… các em đều thể hiện được các nội dung liên quan đến: lịch sử đồng tiền Việt Nam, giá trị đồng tiền, quản lý tài chính cá nhân, tín dụng đen, các phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt,…Các tác phẩm viết luận, viết kịch có cách tiếp cận rất mới mẻ, cấu trúc logic chặt chẽ. Đặc biệt, có một số tác phẩm thể hiện sự trăn trở về cuộc sống rất đáng suy ngẫm, đặc biệt hơn khi đó là những suy nghĩ của các bạn trẻ còn học phổ thông.
Các tác phẩm thể loại sáng tác thơ không chỉ truyền tải thông điệp của cuộc thi mà còn mang đậm hơi thở của cuộc sống. Có những tác phẩm sử dụng các hình ảnh đậm chất nghệ thuật, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng sâu xa về ý nghĩa của cuộc sống, về giá trị của cải và giá trị lao động. Một số bài có cấu tứ lạ và sử dụng những thể thơ truyền thống cũng như đương đại.
Ví dụ:

(1) Dòng người tấp nập quá
Chen chúc và hối hả
Mọi người sao mệt mỏi
Hàng nối hàng xa xăm
A, đúng rồi ta đã
Nghĩ ra một cách nhanh
Thanh toán trước qua mạng
Thuận tiện và yên vui
(2) “Và mẹ lại phải đi quét phố vắng
Một ngày chỉ được chút ít tiền thôi
Mặc có sương gió, mưa hay có nắng
Thân người bé nhỏ cõng cả bầu trời
Mẹ là cả cuộc đời con
Me chính là hơi sống”

Nhiều em học sinh đã chọn sáng tác bài hát như là một phương tiện truyền tải dễ tiếp thu, dễ lan tỏa nhưng cũng không dễ dàng thể hiện. Tuy cùng một chủ đề nhưng nhiều bạn đã chọn các phong cách nhạc khác nhau như phối pop và rap, hoặc tự đệm piano cho bài hát của mình. Các giọng hát chưa phải thật là “đỉnh” nhưng đạt được độ “phiêu”, nhiều “sắc màu”. (Ví dụ bài hát: tiền thôi xót xa, her sacrifice…)
Đây là loại hình khó vì nó là tổng hòa của các phương tiện nghệ thuật: ngôn từ, âm thanh, diễn xuất, ánh sáng… Tuy vậy, qua các tác phẩm, chúng ta có thể thấy các bạn đã đầu tư kỹ lưỡng về kịch bản và thời gian. Đặc biệt, các tác phẩm dự thi được phân bổ một cách đa dạng không chỉ bằng tiếng Việt mà còn sử dụng cả ngoại ngữ; chủ đề phong phú từ tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của hoa văn được in trên đồng tiền Việt Nam, giới thiệu về hệ thống ngân hàng – tài chính, các sản phẩm ngân hàng, hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt...
MAC OS:Users:macbook:Desktop:vlcsnap-2019-05-17-15h27m27s240.jpg
Buổi tập diễn của vở Kịch “Em ghét tín dụng đen – Em yêu ngân hàng”
Tóm lại, với nhiều thể loại khác nhau, các bạn học sinh đã đem đến cho cuộc thi những góc nhìn đa dạng, suy nghĩ đa chiều một cách thiết thực về tài chính và tiền. Các em đã không chỉ thể hiện rằng mình biết tiêu tiền một cách có ý thức mà còn hướng đến hành động tiêu tiền và kiếm tiền có ý nghĩa, biết trân trọng giá trị lao động của cha mẹ và chính bản thân.
Ban giám khảo cuộc thi đã làm việc tích cực và nghiêm túc, lựa chọn được 22 giải, cụ thể: mỗi thể loại (viết luận; sáng tác bài hát, bài thơ, kịch; sáng tạo video clip ngắn) đều có 01 Giải nhất; 02 Giải nhì; 03 Giải ba. Đồng thời, BTC dành 03 giải đặc biệt khác cho tác phẩm hay về thanh toán không dùng tiền mặt, tác phẩm về các bài học tránh các rủi ro tài chính và tác phẩm được bình chọn nhiều nhất. Các tác phẩm đoạt giải tại cuộc thi sẽ được truyền thông rộng rãi góp phần thay đổi hành vi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng, tạo thói quen tài chính tốt trong cộng đồng, qua đó hạn chế các bẫy tín dụng đen.
Đêm Gala trao giải được tổ chức với sự tham gia của một số nhân vật nối tiếng được giới trẻ ngưỡng mộ và yêu quý như cầu thủ Quang Hải, cầu thủ Văn Hậu và một số nhân vật nổi tiếng khác vào ngày 18/5/2019 nhằm vinh danh các thí sinh có tác phẩm đạt giải. Được đầu tư tỉ mỉ, công phu với nội dung sâu sắc, thông điệp rõ ràng về vấn nạn tín dụng đen, cách tránh tín dụng đen và khuyến khích sử dụng các dịch vụ ngân hàng, vở kịch “Em ghét tín dụng đen – Em yêu ngân hàng” cũng đã được ban tổ chức thống nhất lựa chọn biểu diễn trong đêm trao giải cuộc thi.
Ban Tổ chức bán tượng trưng một số vé tham dự và toàn bộ số tiền bán vé được làm từ thiện trong chương trình Ngày Chủ nhật yêu thương của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc Hội tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.
PV




Trao giải cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”: Nhiều tác phẩm xuất sắc về thanh toán và cảnh báo tín dụng đen

20/05/2019

Những kiến thức- kỹ năng về tài chính được thể hiện đầy sáng tạo, thông minh, dí dỏm qua lăng kính của học sinh phổ thông đã đưa lại nhiều bất ngờ cho Ban Giám khảo và khán giả tại buổi Gala trao giải cuộc thi Kiến thức – kỹ năng tài chính thông minh “Hiểu đúng về tiền” (ngày 18/5/2019) do Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước – NHNN), Ban sản xuất các chương trình giải trí - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) và Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam phối hợp thực hiện. Những tác phẩm xuất sắc đoạt giải đã hoàn toàn chinh phục khán giả, trong đó có những nội dung cảnh báo về tín dụng đen, về thanh toán, về quản lý tài chính, về giá trị đồng tiền…
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/image/SBV390371/Web
Trao giải cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”
Tham dự lễ trao giải cuộc thi có ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bà Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí Đài Truyền hình Việt Nam, Lãnh đạo Vụ Thanh toán, Viện Chiến lược ngân hàng, Vụ Truyền thông (NHNN), bà Lê Thị Oanh – Hiệu trưởng Trường PTTH chuyên Hà Nội – Amsterdam, bà Đinh Thị Thanh Vân – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng đông đảo thầy trò, phụ huynh học sinh Trường. Buổi gala còn có phần giao lưu với các cầu thủ nổi tiếng Quang Hải, Văn Hậu, ca sỹ Uyên Linh…
Cuộc thi tổ chức trong vòng hơn 01 tháng nhưng Ban Giám khảo đã nhận được rất nhiều tác phẩm dự thi với hình thức thể hiện phong phú đã truyền tải một cách sinh động hiểu biết của các em về đồng tiền Việt Nam, về chi tiêu tiết kiệm, cảnh báo về tín dụng đen, về TTKDTM, những kiến thức, kỹ năng tài chính thông minh…
Ban Giám khảo cuộc thi đã làm việc tích cực và nghiêm túc, lựa chọn được 18 giải, với các thể loại (viết luận; sáng tác bài hát, bài thơ, kịch; sáng tạo video clip ngắn) với 01 Giải nhất, 03 Giải nhì, 03 Giải ba, 8 giải khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức dành 03 giải đặc biệt khác cho tác phẩm hay về TTKDTM, tác phẩm về các bài học tránh các rủi ro tài chính và tác phẩm được bình chọn nhiều nhất. Các tác phẩm đoạt giải tại cuộc thi sẽ được truyền thông rộng rãi góp phần thay đổi hành vi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính – ngân hàng, tạo thói quen tài chính tốt trong cộng đồng, qua đó hạn chế các bẫy tín dụng đen.
image
Không những thế, các tác phẩm này được thực hiện một cách rất tỉ mỉ và được đầu tư công phu cả về chất lượng nội dung và hình thức, thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc cũng như sự hào hứng tham gia cuộc thi của các em học sinh. Trong số đó, ở mỗi thể loại như: viết luận; sáng tác thơ, kịch, bài hát; sáng tạo video clip ngắn… các em đều thể hiện được các nội dung liên quan đến: lịch sử đồng tiền Việt Nam, giá trị đồng tiền, quản lý tài chính cá nhân, tín dụng đen, các phương thức TTKDTM… Các tác phẩm viết luận, viết kịch có cách tiếp cận rất mới mẻ, cấu trúc logic chặt chẽ. Đặc biệt, có một số tác phẩm thể hiện sự trăn trở về cuộc sống rất đáng suy ngẫm, đặc biệt hơn khi đó là những suy nghĩ của các bạn trẻ còn học phổ thông.
Ông Bùi Sỹ Lợi - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá cao NHNN đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình truyền thông về tài chính, đặc biệt đã phối hợp Trường PTTH Hà Nội – Amsterdam khi tổ chức cuộc thi này với nhiều ý nghĩa. Ông nói: “Các em học sinh còn trẻ nhưng những thông điệp mà các em thể hiện qua các tác phẩm đưa lại nhiều bất ngờ, đọng lại suy ngẫm cho xã hội, qua đó giúp các em hiểu được giá trị của đồng tiền, chi tiêu hợp lý. Truyền thông qua hình thức này rất gần gũi, lan tỏa và hiệu quả. Qua đó cũng giúp định hướng cho xã hội thấy rằng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua hệ thống ngân hàng của chúng ta là đảm bảo, an toàn nhất, người dân sẽ tránh xa các luồng tín dụng phi chính thức vốn gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Đặc biệt, ý nghĩa xa hơn, nếu chúng ta sử dụng đồng tiền hợp lý, từ mỗi cá nhân lan tỏa đến cộng đồng thì nền tài chính quốc gia cũng sẽ ổn định”.
Còn theo bà Lê Thị Thúy Sen – Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông (NHNN), để góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công, NHNN đã phối hợp thực hiện một số các chương trình truyền thông về tài chính ngân hàng hiệu quả và lan toả đến với các nhóm công chúng đa dạng như là chương trình gameshow giáo dục tài chính Tiền khéo - Tiền khôn, chương trình giáo dục truyền hình thực tế "Những đứa trẻ thông thái" dành cho trẻ em… Tiếp tục truyền thông giáo dục tài chính đến giới trẻ, được sự phê duyệt của Thống đốc NHNN Việt Nam, Vụ truyền thông (NHNN) phối hợp cùng Ban sản xuất các chương trình giải trí Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3) và Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” cho học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Qua đó cung cấp những kiến thức, kỹ năng tài chính thông minh; thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen, của người sử dụng dịch vụ tài chính; đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính; giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính như tránh tín dụng đen hay kỹ năng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng (thanh toán, tiết kiệm, vay vốn...) nhằm tạo thói quen tài chính tốt trong cộng đồng.
Không nằm ngoài các mục tiêu đó, cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” cũng nhằm khuyến khích các em học sinh phổ thông tìm hiểu các kiến thức về tài chính, ngân hàng, TTKDTM, đầu tư, vay vốn… từ đó giúp các em hình thành những thói quen tốt về tài chính như chi tiêu hợp lý, tiết kiệm để đầu tư, tránh tín dụng đen; đồng thời, có những hiểu biết đúng đắn về đồng tiền, cách ứng xử với đồng tiền, biết quý trọng giá trị sức lao động, cảm nhận được những thông điệp về lòng yêu lao động, lòng nhân văn, nhân ái.
Với thông điệp trang bị cho các em “kiến thức kỹ năng tài chính thông minh”, cuộc thi cũng nhằm tìm kiếm ý tưởng thể hiện nội dung kiến thức giáo dục tài chính phù hợp với tuổi thanh thiếu niên, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đặc sắc để truyền thông rộng rãi trong giới trẻ. Buổi lễ trao giải thêm phần sôi động cùng phần giao lưu với các cầu thủ nổi tiếng Quang Hải, Văn Hậu và ca sỹ Uyên Linh. Chia sẻ với khán giả chương trình "Hiểu đúng về tiền", Quang Hải cho biết số tiền lần đầu tiên mà cầu thủ này kiếm được vào năm 13 tuổi. Sống xa nhà từ bé, với số tiền phụ cấp 400 ngàn đồng, ngày ấy Hải đã đưa cho mẹ. Còn Văn Hậu cũng nhớ năm 11 tuổi tham gia thi đấu ở giải nhi đồng toàn quốc, đội tuyển vô địch, Hậu đã dành toàn bộ số tiền thưởng đưa cho bố mẹ.
image
Ban Tổ chức bán tượng trưng một số vé tham dự và toàn bộ số tiền bán vé được làm từ thiện trong chương trình Ngày Chủ nhật yêu thương của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc Hội tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, với số tiền 25 triệu đồng.
Phương Linh





Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??