Tọa dàm chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và quản lý giữa các Hội đồng Khoa học ngành Ngân hàng
Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và quản lý giữa các Hội đồng Khoa học ngành Ngân hàng
16/05/2019
Nhân tuần lễ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày
16/5/2019, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) tổ chức tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và quản lý giữa các Hội
đồng khoa học ngành Ngân hàng. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Tiến
sĩ Nguyễn Thị Hiền chủ trì cuộc tọa đàm.
Ảnh toàn cảnh Tọa đàm
Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo
Viện Chiến lược Ngân hàng – cơ quan Thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ
ngành Ngân hàng, thành viên Hội đồng Khoa học (HĐKH) các NHTM BIDV,
Vietcombank, Agribank, Vietinbank, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Học viện Ngân
hàng, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh và các chuyên gia, các cộng tác viên của
hoạt động khoa học và công nghệ (KH & CN) ngành Ngân hàng.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Tiến sĩ
Nguyễn Thị Hiền cho biết, hoạt động KH&CN ngành ngân hàng thời gian qua đã
nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHNN, của Hội đồng Khoa
học ngành Ngân hàng do PGS.TS. Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN là Chủ tịch
cùng với sự tham gia tích cực của thành viên HĐKH ngành, các đơn vị Vụ, Cục
NHNN, các NMTM, TCTD, các cộng tác viên là các nhà khoa học trong và ngoài
ngành.
Tiến
sĩ Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát biểu tại cuộc tọa đàm
Theo Tiến sĩ Hiền, nhận thức được tầm
quan trọng, tiềm năng và sự tác động mạnh mẽ của KH&CN đối với hoạt động
ngân hàng, NHNN đã chú trọng hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào hoạt
động ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, đồng thời coi đây
là một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành trong Chiến lược phát
triển ngành Ngân hàng những năm tới. Việc xác định danh mục nghiên cứu hàng năm
được xây dựng bài bản, các đề xuất nghiên cứu xuất phát từ cơ sở căn cứ trên
định hướng nghiên cứu đã được xây dựng, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của
ngành, của thực tiễn, có tính dài hạn, phù hợp với yêu cầu phát triển của
Ngành. Nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất cho công tác NCKH được NHNN và
các NHTM, nhất là các NHTM Nhà nước quan tâm đầu tư; môi trường pháp lý cho
công tác NCKH được hoàn thiện, kiện toàn theo quy định của Luật KHCN và đặc thù
của ngành; công tác quản lý khoa học được đổi mới theo hướng huy động, động
viên, khuyến khích nhiều nguồn lực nghiên cứu, thành viên nghiên cứu; đẩy mạnh
phổ biến kết quả nghiên cứu, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho đơn vị thụ
hưởng, nhờ đó công tác NCKH đã được đổi mới và đạt được những kết quả khả quan.
Một số NHTM đã rất quan tâm chú trọng tới công tác NCKH, đầu tư thỏa đáng và có
chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời, xứng đáng với các đề tài NCKH và
các sáng kiến cải tiến có tính ứng dụng và thực tiễn cao như BIDV, Vietcombank.
Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức việc
nghiên cứu và quản lý giữa các Hội đồng khoa học, tiến sĩ Cấn Văn Lực Giám đốc
Trung tâm đào tạo BIDV, cho biết, BIDV rất chú trọng công tác NCKH và tích cực
đầu tư cho hoạt động NCKH bằng các cơ chế chính sách ghi nhận, đánh giá các
nghiên cứu và các sáng kiến cải tiến đội ngũ cán bộ, quản lý BIDV toàn hệ
thống. Theo Tiến sĩ để công tác NCKH được hiệu quả, chuyên nghiệp cần xây dựng
được đội ngũ NCKH có trình độ, có tâm huyết, chuyên nghiệp. Hệ thống NCKH của
BIDV được tổ chức từ Hội sở chính tới các chi nhánh với 160 hội đồng khoa học
cấp cơ sở; các kết quả nghiên cứu viên hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thực tiễn
của BIDV. Bên cạnh đó, BIDV cũng rất coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác nghiên cứu, cơ sở dữ liệu NCKH đã được BIDV xây dựng giúp cho
các nghiên cứu có cơ sở vững chắc, thuyết phục hơn. Văn hóa học tập cũng được
hình thành và phổ biên trong toàn hệ thống BIDV giúp cho hoạt động khoa học
thêm sôi nổi và hỗ trợ cho công tác chuyên môn.
Các đại biểu tham dự tọa đàm đã có
nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ về kinh nghiệm quản lý NCKH và đề xuất các giải
pháp cải tiền công tác nghiên cứu, quản lý khoa học cho ngành Ngân hàng. Ông
Nguyễn Hữu Ý Giám đốc Trung tâm đào tạo Ngân hàng Chính sách Xã hội để xuất các
giải pháp thu hút nguồn lực nhân tài cho các cơ sở đào tạo nghiên cứu KH, tăng
cường sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, đồng thời NHNN cần
thường xuyên trao đổi và có định hướng công tác NCKH để các TCTD, các cơ sở đào
tạo có căn cứ triển khai công tác NCKH kịp thời và hiệu quả. Còn theo Tiến sĩ
Đỗ Kim Hảo, Giảng viên Học viện Ngân hàng, công tác NCKH đã trở thành tiêu chí
đánh giá kết quả đánh giá công việc của đội ngũ giáo viện Học viện Ngân hàng.
Thực tế tại HVNH, số lượng đề tài NCKH tăng lên theo từng năm, do hoạt động
NCKH được sự quan tâm sát sao của người đứng đầu Học viện và là một mục tiêu
của Chiến lược phát triển Học viện Ngân hàng. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc thúc đẩy hoạt động NCKH.
Mặc dù đã đạt được những kết quả khả
quan, nhưng hoạt động KHCN ngành cũng còn một số những hạn chế, như hoạt động
hợp tác quốc tế mới chỉ diễn ra ở mức tổ chức khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật, hội
thảo, tham gia nghiên cứu một số chuyên đề; nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN
còn ở mức hạn chế và khiêm tốn... Hoạt động NCKH của ngành Ngân hàng bao gồm cả
các NHTM mặc dù đã được quan tâm và tăng cường đầu tư, nhưng nhiều đơn vị vẫn
còn những khó khăn nhất định như còn thiếu nguồn lực chuyên gia, nghiên cứu
viên chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài với nghề; chưa có cơ sở dữ liệu thông tin hỗ
trợ cho công tác NCKH. Sự hợp tác nghiên cứu giữa các cơ sở nghiên cứu trong
nước còn chưa chặt chẽ, thường xuyên.
Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, Tiến
sĩ Nguyễn Thị Hiền đã tiếp thu các ý kiến đóng góp của đại biểu, trong đó có
các đề xuất liên quan tới việc ứng dụng công nghệ để đổi mới và phát triển công
tác nghiên cứu và quản lý NCKH; sự cần thiết xây dựng cơ sở dữ liệu NCKH của
ngành NH và của từng NHTM; công tác phát triển hợp tác quốc tế và hợp tác giữa
các cơ đào tạo trong nước để hoạt động NCKH ngành Ngân hàng đáp ứng ngày càng
tốt hơn yêu cầu hoạt động của NHNN nói riêng và của ngành Ngân hàng nói chung.
MH - Ảnh MT
Comments
Post a Comment