Xử lý nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Nam Thái Nguyên hoạt động trên địa bàn huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Bước qua giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, những năm qua, BIDV Nam Thái Nguyên chịu sự tác động bởi những hệ lụy từ các khoản nợ quá hạn của khách hàng cá nhân.

Khảo sát thực trạng nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm giúp BIDV Nam Thái Nguyên xử lý và hạn chế các khoản nợ quá hạn của khách hàng cá nhân.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong giai đoạn 2010 - 2016, tăng trưởng tín dụng nóng đã để lại nhiều hệ lụy như: Một số tổ chức tín dụng rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, một số thực hiện phương án sáp nhập hoặc bị NHNN mua lại với giá 0 đồng… Điểm lại các trường hợp bị đổ bể, bị thu hồi giấy phép hay bắt buộc phải sáp nhập có thể thấy rằng: Nguyên nhân đều do gánh chịu hậu quả từ các khoản vay phát sinh nợ quá hạn.

Tài sản định giá lại không đủ cho dư nợ hiện tại của khoản vay là nguyên nhân khiến ngân hàng rơi vào tình thế mất vốn. Tính đến tháng 12/2016, tỷ lệ nợ quá hạn trên toàn hệ thống là khoảng 2,46%, cuối năm 2017 là 1,99% và cuối năm 2018 là 1,89%. Điều này phản ánh một thực tế là hoạt động tín dụng của ngân hàng tuy tăng về "lượng" nhưng giảm về "chất", tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh đã kéo theo tình trạng nợ quá hạn tăng lên về quy mô.

Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau như từ phía người vay vốn, từ phía ngân hàng, từ những bất ổn của nền kinh tế và các yếu tố khách quan như: Thiên tai dịch bệnh, các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ chưa hoàn chỉnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế… Vì vậy, ngân hàng gặp phải khó khăn ở cả 3 khâu: Quản trị, điều hành và tác nghiệp.heo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong giai đoạn 2010 - 2016, tăng trưởng tín dụng nóng đã để lại nhiều hệ lụy như: Một số tổ chức tín dụng rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, một số thực hiện phương án sáp nhập hoặc bị NHNN mua lại với giá 0 đồng…

Điểm lại các trường hợp bị đổ bể, bị thu hồi giấy phép hay bắt buộc phải sáp nhập có thể thấy rằng: Nguyên nhân đều do gánh chịu hậu quả từ các khoản vay phát sinh nợ quá hạn. Tài sản định giá lại không đủ cho dư nợ hiện tại của khoản vay là nguyên nhân khiến ngân hàng rơi vào tình thế mất vốn. Tính đến tháng 12/2016, tỷ lệ nợ quá hạn trên toàn hệ thống là khoảng 2,46%, cuối năm 2017 là 1,99% và cuối năm 2018 là 1,89%. Điều này phản ánh một thực tế là hoạt động tín dụng của ngân hàng tuy tăng về "lượng" nhưng giảm về "chất", tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh đã kéo theo tình trạng nợ quá hạn tăng lên về quy mô.

Ngân hàng BIDV là một trong 4 ngân hàng thương mại (NHTM) lớn nhất Việt Nam. Trước đây, BIDV chủ yếu tập trung phục vụ các khách hàng doanh nghiệp (DN) với thế mạnh là đầu tư xây dựng cơ bản, tài trợ dự án, phát triển sản xuất kinh doanh. Trước xu hướng phát triển ngân hàng đa năng, hiện đại… BIDV đã đẩy mạnh phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ và được ghi nhận là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

BIDV Nam Thái Nguyên là đơn vị mới thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh Thái Nguyên, khu vực hoạt động chủ yếu tại địa bàn huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công và huyện Phú Bình. Tiềm năng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân (KHCN) của BIDV Nam Thái Nguyên khá lớn.

Thực trạng nợ quá hạn tại BIDV Nam Thái Nguyên

Với định hướng của BIDV là “ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam”, bước qua giai đoạn nóng về tăng trưởng tín dụng, những năm qua, BIDV Nam Thái Nguyên đã, đang bị tác động bởi nhiều hệ lụy từ các khoản nợ quá hạn của KHCN. Các công tác giải quyết như: Xây dựng bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận KHCN chuyên quản lý và xử lý nợ tại các địa bàn kinh doanh… Mặc dù, BIDV Nam Thái Nguyên đã giải quyết được một phần nợ quá hạn, tuy nhiên, mục tiêu phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 2% vẫn là một thách thức lớn.

Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Trong cơ cấu cho vay bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên, dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ luôn trên 50%, chạm mức 75,06 % tổng dư nợ bán lẻ năm 2017. Số dư tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm. Hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh có xu hướng ổn định về số lượng và giảm nhẹ về tỷ trọng theo đúng định hướng tín dụng toàn hệ thống.


Nhìn chung việc cho vay ngắn hạn, đặc biệt cho vay hạn mức, giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được luồng tiền của khách hàng và thuận lợi hơn trong phát hiện các rủi ro và thu hồi vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định, do phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu vốn vay của khách hàng theo mùa vụ, đặc biệt là vào thời điểm cuối quý, cuối năm. Điều này cũng ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch tín dụng ngân hàng, tạo ra áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng.

Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo (TSĐB) tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, cụ thể: Năm 2015, dư nợ cho vay không có TSĐB là 28,67%, 2016 giảm xuống còn 15.8% và năm 2017 chỉ còn 12,34%. Việc tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB giúp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng bán lẻ.

Trong hoạt động tín dụng, BIDV nói chung và BIDV Nam Thái Nguyên nói riêng luôn hướng tới mọi đối tượng khách hàng và các mục đích vay vốn khác nhau, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của xã hội. Tại BIDV Nam Thái Nguyên, vốn vay của KHCN được sử dụng vào các mục đích như: Sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng ô tô; nhà ở và vay tiêu dùng khác.

Tình hình nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Thái Nguyên

Số lượng KHCN nợ quá hạn phát sinh mỗi năm có sự tăng trưởng tại BIDV Nam Thái Nguyên. Số lượng khách hàng nợ quá hạn năm 2015 là 9, sang năm 2015, số khách hàng nợ quá hạn tăng lên là 21 khách hàng, tăng gấp 2,3 lần. Số lượng khách hàng nợ quá hạn tăng chủ yếu của địa bàn các xã, thị trấn của huyện Phổ Yên kinh doanh về trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2017, số lượng KHCN nợ quá hạn lên đến 30 khách, tương ứng với tỷ lệ tăng 42,8%. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên mặc dù thấp hơn so với tỷ lệ cho phép của BIDV Việt Nam nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt, trong lĩnh vực về kinh doanh bất động sản.

Một số giải pháp hạn chế rủi ro và xử lý nợ quá hạn tại BIDV Nam Thái Nguyên
Nhằm xử lý và phòng ngừa hiệu quả các khoản nợ quá hạn của KHCN, BIDV Nam Thái Nguyên cần cân đối kế hoạch và điều hành cân đối, hợp lý trích lập tỷ lệ dự phòng hợp lý. Nếu trích lập dự phòng quá lớn sẽ làm tăng áp lực cho việc trích lập quỹ dự phòng. Mặt khác, nếu quỹ dự phòng thực trích quá cao sẽ tăng chi phí kinh doanh, giảm hiệu quả tài chính của Ngân hàng. Cụ thể là chú trọng vào một số giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng: Quy trình tín dụng ngân hàng phải hướng tới việc đơn giản hóa về mặt thủ tục, nhanh chóng về thời gian tác nghiệp, tuy nhiên luôn phải bảo đảm bảo phù hợp với xu hướng hiện đại của hệ thống tài chính ngân hàng hiện nay; giảm bớt phiền hà, đem lại sự hài lòng cho khách hàng, tuy nhiên bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế.​


Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm trong nghiệp vụ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án. Áp dụng các phần mềm về thẩm định, nhằm đưa ra kết quả chính xác và nhanh chóng. Trong quá trình thẩm định cần chú trọng các yếu tố như uy tín, khả năng tài chính của khách hàng.

Thứ hai, ngoài nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng, BIDV Nam Thái Nguyên cần chú trọng một số giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro sau:
- Trước khi cho vay: Đối với tín dụng bán lẻ rủi ro có nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ việc bất cân xứng về mặt thông tin. Biện pháp thu thập thông tin cần thiết về khách hàng để phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt trước khi ra quyết định cho vay là cần thiết. Ngoài việc giao cán bộ tín dụng theo từng địa bàn tạo điều kiện để cán bộ nắm chắc thông tin từ địa phương, ban lãnh đạo Chi nhánh cần tăng cường thiết lập mối quan hệ với các cơ quan địa phương từ xóm, tổ dân phố, công an viên, chính quyền phường, xã: công an, địa chính... để xin thông tin khi cần thiết. Đồng thời, cán bộ quản lý khách hàng cần thu thập thông tin từ chính các khách hàng đã có quan hệ với BIDV để kiểm chứng thông tin.

- Trong khi cho vay: Các bộ phận liên quan tuyệt đối tuân thủ đúng quy trình, trình tự, thủ tục, mẫu biểu hồ sơ, hợp đồng đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật. Đặc biệt, bộ phận quản lý rủi ro và quản trị tín dụng tại chi nhánh nâng cao chức năng kiểm soát, hậu kiểm đối với các hồ sơ pháp lý, tài chính, vay vốn, tài sản đảm bảo... nhằm giảm thiểu các rủi ro tác nghiệp. Mặt khác, việc thực hiện công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, của ngành... sẽ bảo vệ ngân hàng trong trường hợp khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ.

- Sau khi cho vay: Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, kiểm soát khách hàng: Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng bán lẻ theo định kỳ hoặc đột xuất trong việc chấp hành các quy chế, quy trình cho vay, trong thẩm quyền phán quyết, trong hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn, các điều kiện về nhận tài sản đảm bảo, thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo... phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra thực tế khách hàng, tài sản hình thành sau đầu tư. Các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh phải thực hiện định kỳ, đột xuất các đợt kiểm tra thực tế (trực tiếp đến cơ sở hoạt động, nơi sinh sống) đối với khách hàng...

Tài liệu tham khảo:
  1. Báo cáo thường niên năm 2015 - 2017của BIDV Nam Thái Nguyên;
  2. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê;
  3. Nguyễn Văn Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, NXB Lao động;
  4. Nguyễn Văn Ngọc biên soạn (2010), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (Tái bản lần thứ nhất), NXB Đại học kinh tế quốc dân.

Hà Thị Thanh Hoa, Dương Thị Thúy Hương - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Theo Tạp chí ngân hàng​

Comments

Popular posts from this blog

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??

Dề Thi Vietinbank - 10 dề (cập nhật 2020)

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu