Làm tài chính ngân hàng: “Phục vụ người khác, không phải phục vụ mình”
Chính sách ưu đãi cho nhân sự ngành tài
chính ngân hàng luôn hướng đến việc cố gắng không để xảy ra rủi ro đạo
đức, bằng các ưu đãi về tiền lương và cơ hội được tăng thu nhập.Ngành
tài chính ngân hàng toàn cầu đã an toàn hơn, nhưng chưa đủ. Còn nhiều
yêu cầu để an toàn và hiệu quả hơn, theo quan điểm của bà Christine
Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra trong bài phát
biểu gần đây.
Bài phát biểu này được đăng trên website của IMF, và diễn đàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giới thiệu với đề dẫn: “Yếu tố nào giúp cho ngành tài chính ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn?”.
Câu hỏi đó cũng đang đặt ra với thực tiễn tại Việt Nam, có thể soi chiếu qua những đúc kết của bà Christine Lagarde.
BizLIVE lược dẫn những nội dung chính của bài phát biểu này.
Quy định đầy đủ hơn
Lịch sử ngành tài chính ngân hàng trải qua những vụ sốt tín dụng và bong bóng đầu cơ bắt nguồn từ những ý tưởng về tài chính, như cơn sốt hoa tulip Hà Lan thế kỷ 17 hay khủng hoảng tài chính xảy ra vào thế kỷ 20.
Nhưng điều cần ghi nhớ nhất khi nhìn lại thời điểm đó chính là sự chống đỡ yếu ớt của hệ thống ngân hàng tài chính, do không duy trì đầy đủ vốn chủ sở hữu, hay do duy trì một mô hình kinh doanh méo mó, hoặc do sự thiếu hiểu biết của những người có quyền quyết định...
Liệu hiện nay có an toàn hơn không? Câu trả lời có thể là: Đã an toàn hơn nhưng chưa đủ, ngành tài chính ngân hàng cần cơ chế quản lý tốt hơn và chặt chẽ hơn.
Trong vài thập kỷ qua, các quốc gia đã phối hợp cùng nhau để cải tổ các quy định hoạt động tài chính ngân hàng toàn cầu nhằm phục hồi và lấy lại niềm tin của dân chúng. Với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội đồng Ổn định tài chính, nhóm G20…, những nỗ lực này đã và đang từng bước tạo ra nhiều thay đổi tích cực.
Theo đó, các ngân hàng phải nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn, đảm bảo khả năng thanh khoản tốt hơn và yêu cầu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn, thị trường phái sinh phải trở nên minh bạch hơn… Những quy định này là tốt, nhưng chưa đủ.
Vì sao? Vì quy mô của các ngân hàng ngày càng trở nên lớn hơn và hoạt động phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, trong khi một số người lo ngại việc tăng vốn có thể làm giảm tỷ lệ cho vay thì nhiều nhà kinh tế lại kêu gọi các ngân hàng phải tăng vốn hơn để đủ sức chống lại với cơn bão tài chính có thể xảy ra.
Với những quan điểm trái chiều như vậy, việc lường trước rủi ro và xác định những chính sách cải tổ phải thực hiện cần được các ngân hàng quan tâm hơn.
Ví dụ, theo thống kê của IMF, tấn công mạng có thể làm sụt giảm thu nhập của hệ thống ngân hàng thế giới đến 350 tỷ USD hay nhiều “điểm mù” trong hệ thống pháp luật chưa được quan tâm đúng mức như quy định về tiêu chuẩn bảo lãnh ở thị trường nơi có rủi ro cao hay việc kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm...
Rõ ràng là làm cho ngành tài chính ngân hàng an toàn và đáng tin cậy hơn không chỉ đơn thuần là sáng tạo hay quản lý, mà nó cần một sự quản lý bao quát và trách nhiệm hơn.
Trách nhiệm và đạo đức
Thông thường, trách nhiệm làm việc của người lao động xuất phát từ nhiều động cơ, trong đó chủ yếu là về tiền lương và tiền thưởng.
Chính sách ưu đãi cho nhân sự ngành tài chính ngân hàng luôn hướng đến việc cố gắng không để xảy ra rủi ro đạo đức, bằng các ưu đãi về tiền lương và cơ hội được tăng thu nhập.
Tuy nhiên, sau nhiều khủng hoảng tài chính ngân hàng xảy ra, người ta nhận ra rằng cần phải gắn ưu đãi cho cá nhân với hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến chính sách giữ lại từ 40 - 60% khoản tiền thưởng của cán bộ lãnh đạo và chi trả từ sau 3 - 7 năm, khoản tiền thưởng này có thể bị giảm, miễn, hoặc phải hoàn lại nếu kết quả hoạt động của doanh nghiệp kém hoặc người đó thực hiện không đúng trách nhiệm.
Với chính sách này, rõ ràng là cán bộ lãnh đạo ngân hàng sẽ phải tham gia vào cuộc chơi nhiều hơn với trách nhiệm lớn hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không được quên vai trò của từng cá nhân trong tổ chức. Các hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện gần đây có xu hướng xảy ra nhiều hơn nhưng hình phạt áp dụng đối với những hành vi này - có thể lên đến hàng tỷ đô la - lại do tổ chức chi trả và được coi như là chi phí hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Vì vậy, các yếu tố trên cần phải được xây dựng trên nền tảng giá trị và đạo đức, yếu tố giúp cho ngành tài chính ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Thực tế là, mặc dù hình phạt pháp lý nghiêm khắc hơn, các quy định quản lý chặt chẽ hơn cũng không thể thay thế cho trách nhiệm cá nhân, thứ trách nhiệm được hình thành dựa trên các giá trị và nền tảng đạo đức.
Đó là lý do vì sao ngành tài chính ngân hàng rất cần “nâng cao chuẩn mực đạo đức” - nói một cách đơn giản là “làm đúng” - ngay cả khi không cần có sự kiểm tra, giám sát. Điều này nghe đơn giản, nhưng có lẽ là điều khó thực hiện nhất. Vì vậy, ngành tài chính ngân hàng cần nhận thức đúng tầm quan trọng của yếu tố này và để luôn có có sự kết hợp phù hợp giữa các yếu tố trên.
Bài phát biểu này được đăng trên website của IMF, và diễn đàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giới thiệu với đề dẫn: “Yếu tố nào giúp cho ngành tài chính ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn?”.
Câu hỏi đó cũng đang đặt ra với thực tiễn tại Việt Nam, có thể soi chiếu qua những đúc kết của bà Christine Lagarde.
BizLIVE lược dẫn những nội dung chính của bài phát biểu này.
Quy định đầy đủ hơn
Lịch sử ngành tài chính ngân hàng trải qua những vụ sốt tín dụng và bong bóng đầu cơ bắt nguồn từ những ý tưởng về tài chính, như cơn sốt hoa tulip Hà Lan thế kỷ 17 hay khủng hoảng tài chính xảy ra vào thế kỷ 20.
Nhưng điều cần ghi nhớ nhất khi nhìn lại thời điểm đó chính là sự chống đỡ yếu ớt của hệ thống ngân hàng tài chính, do không duy trì đầy đủ vốn chủ sở hữu, hay do duy trì một mô hình kinh doanh méo mó, hoặc do sự thiếu hiểu biết của những người có quyền quyết định...
Liệu hiện nay có an toàn hơn không? Câu trả lời có thể là: Đã an toàn hơn nhưng chưa đủ, ngành tài chính ngân hàng cần cơ chế quản lý tốt hơn và chặt chẽ hơn.
Trong vài thập kỷ qua, các quốc gia đã phối hợp cùng nhau để cải tổ các quy định hoạt động tài chính ngân hàng toàn cầu nhằm phục hồi và lấy lại niềm tin của dân chúng. Với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Hội đồng Ổn định tài chính, nhóm G20…, những nỗ lực này đã và đang từng bước tạo ra nhiều thay đổi tích cực.
Theo đó, các ngân hàng phải nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn, đảm bảo khả năng thanh khoản tốt hơn và yêu cầu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn, thị trường phái sinh phải trở nên minh bạch hơn… Những quy định này là tốt, nhưng chưa đủ.
Vì sao? Vì quy mô của các ngân hàng ngày càng trở nên lớn hơn và hoạt động phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, trong khi một số người lo ngại việc tăng vốn có thể làm giảm tỷ lệ cho vay thì nhiều nhà kinh tế lại kêu gọi các ngân hàng phải tăng vốn hơn để đủ sức chống lại với cơn bão tài chính có thể xảy ra.
Với những quan điểm trái chiều như vậy, việc lường trước rủi ro và xác định những chính sách cải tổ phải thực hiện cần được các ngân hàng quan tâm hơn.
Ví dụ, theo thống kê của IMF, tấn công mạng có thể làm sụt giảm thu nhập của hệ thống ngân hàng thế giới đến 350 tỷ USD hay nhiều “điểm mù” trong hệ thống pháp luật chưa được quan tâm đúng mức như quy định về tiêu chuẩn bảo lãnh ở thị trường nơi có rủi ro cao hay việc kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm...
Rõ ràng là làm cho ngành tài chính ngân hàng an toàn và đáng tin cậy hơn không chỉ đơn thuần là sáng tạo hay quản lý, mà nó cần một sự quản lý bao quát và trách nhiệm hơn.
Trách nhiệm và đạo đức
Thông thường, trách nhiệm làm việc của người lao động xuất phát từ nhiều động cơ, trong đó chủ yếu là về tiền lương và tiền thưởng.
Chính sách ưu đãi cho nhân sự ngành tài chính ngân hàng luôn hướng đến việc cố gắng không để xảy ra rủi ro đạo đức, bằng các ưu đãi về tiền lương và cơ hội được tăng thu nhập.
Tuy nhiên, sau nhiều khủng hoảng tài chính ngân hàng xảy ra, người ta nhận ra rằng cần phải gắn ưu đãi cho cá nhân với hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến chính sách giữ lại từ 40 - 60% khoản tiền thưởng của cán bộ lãnh đạo và chi trả từ sau 3 - 7 năm, khoản tiền thưởng này có thể bị giảm, miễn, hoặc phải hoàn lại nếu kết quả hoạt động của doanh nghiệp kém hoặc người đó thực hiện không đúng trách nhiệm.
Với chính sách này, rõ ràng là cán bộ lãnh đạo ngân hàng sẽ phải tham gia vào cuộc chơi nhiều hơn với trách nhiệm lớn hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không được quên vai trò của từng cá nhân trong tổ chức. Các hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện gần đây có xu hướng xảy ra nhiều hơn nhưng hình phạt áp dụng đối với những hành vi này - có thể lên đến hàng tỷ đô la - lại do tổ chức chi trả và được coi như là chi phí hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Vì vậy, các yếu tố trên cần phải được xây dựng trên nền tảng giá trị và đạo đức, yếu tố giúp cho ngành tài chính ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Thực tế là, mặc dù hình phạt pháp lý nghiêm khắc hơn, các quy định quản lý chặt chẽ hơn cũng không thể thay thế cho trách nhiệm cá nhân, thứ trách nhiệm được hình thành dựa trên các giá trị và nền tảng đạo đức.
Đó là lý do vì sao ngành tài chính ngân hàng rất cần “nâng cao chuẩn mực đạo đức” - nói một cách đơn giản là “làm đúng” - ngay cả khi không cần có sự kiểm tra, giám sát. Điều này nghe đơn giản, nhưng có lẽ là điều khó thực hiện nhất. Vì vậy, ngành tài chính ngân hàng cần nhận thức đúng tầm quan trọng của yếu tố này và để luôn có có sự kết hợp phù hợp giữa các yếu tố trên.
Gắn với cộng đồng
Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tài chính nói riêng, mục tiêu không chỉ là lợi ích tài chính hạn hẹp của họ mà còn phải bao gồm trách nhiệm đối với cộng đồng.
Ngành tài chính ngân hàng, xác định mục tiêu vì cộng đồng, sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc cung cấp các sản phẩm liên quan đến ESG - môi trường, xã hội và cách thức quản trị điều hành (E - environment, S - social, G - governance).
Có ba yếu tố có thể khai thác để hỗ trợ tăng trưởng bền vững và toàn diện vì mục tiêu cộng đồng.
Một là, sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech)
Sự phát triển của Fintech đang góp phẩn thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động công nghệ tài chính theo hướng hiện đại với nhiều sản phẩm tài chính rẻ và dễ tiếp cận hơn để phục vụ cộng đồng theo cách tốt hơn và mới hơn.
Fintech đang đòi hỏi sự định hình lại bản chất kinh tế của ngành tài chính ngân hàng bởi sản phẩm Fintech làm tăng khả năng cạnh tranh, giảm những yếu tố không hiệu quả và tiếp cận gần hơn tới cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Nhờ đó, Fintech đang và sẽ trở thành một công cụ rất hữu ích cho cuộc cách mạng tài chính toàn diện.
Tại Kenya và Trung Quốc, hệ thống thanh toán điện tử đã giúp hàng triệu người chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng được tham gia vào hệ thống tài chính. Ở Lavia và Brazil hay một số nơi khác, cho vay ngang hàng (P2P Lending) đã mở ra nguồn tín dụng mới cho doanh nghiệp nhỏ. Trên thế giới, công nghệ Blockchain đã cho phép các giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn, từ mua bán chứng khoán đến gửi tiền ra nước ngoài. Và đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Có một thực tế là, có tới 1,5 triệu người trưởng thành ở Anh vẫn chưa có tài khoản ngân hàng hay khoảng 33 triệu gia đình tại Mỹ chưa được tiếp cận với dịch vụ tài chính. Những con số đó ở các nước đang phát triển còn cao hơn nhiều lần.
Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh tài chính toàn diện vì mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người lao động, nhưng điều này đòi hỏi hệ sinh thái số phải phát triển mạnh hơn để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech phát triển cũng như những quy định phù hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân hay đảm bảo rằng nguồn tín dụng qua Fintech dễ tiếp cận nhưng không khuyến khích tình trạng vay quá mức.
Nói cách khác, công nghệ tài chính Fintech cần được quản lý bởi các quy định áp dụng cho hoạt động ngân hàng như thúc đẩy cạnh tranh, cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng và phòng chống rửa tiền. Đây sẽ là những nguyên tắc hoạt động cơ bản đưa Fintech tiến nhanh về phía trước.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của phụ nữ
Một nghiên cứu của IMF gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành, giám sát cao hơn sẽ góp phần giúp tổ chức hoạt động ổn định hơn, tạo ra tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, trên thế giới, chỉ có 2% CEO ngân hàng và chưa đến 20% thành viên hội đồng quản trị tổ chức tài chính ngân hàng là nữ. Việc tăng tỷ lệ nữ tham gia điều hành có khả thi hay không?
Câu trả lời là có nếu được quy định và thực thi một cách phù hợp. Điển hình là Na Uy với quy định bắt buộc về tỷ lệ lãnh đạo nữ và kết quả là, trong vòng 5 năm qua tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng quản trị doanh nghiệp đã tăng lên 4 lần. Tại Anh, nhiều công ty cũng đặt chỉ tiêu đến năm 2020 tỷ lệ nữ tham gia hội đồng quản trị phải đạt ít nhất là 1/3.
Rõ ràng là phụ nữ tham gia lãnh đạo tổ chức sẽ tạo ra nhiều thay đổi quan trọng, không chỉ cho hoạt động điều hành, mà còn tác động tích cực đối với khách hàng và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp, vì phụ nữ có xu hướng đầu tư có tính an toàn cao và hướng tới sự bình bẳng giới hơn.
Bên cạnh đó, vai trò của phụ nữ trên thế giới nhờ đó sẽ được nâng lên và ngang hàng với nam giới khi họ được tham gia nắm giữ doanh nghiệp và quản lý tài sản.
Ba là, đầu tư cho sản phẩm công mang tính toàn cầu
Sẽ có hàng tỷ đô la được đầu tư để ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDG) - mục tiêu giảm nghèo đói đến 2030 và làm cho hành tinh trở nên tốt hơn cho con cháu chúng ta.
Mục tiêu này - được thực hiện bởi cộng đồng toàn cầu - chắc chắn có nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra không ít cơ hội - đặc biệt là cho ngành tài chính ngân hàng. Khi đó, những ý tưởng mới mẻ và sự dám nghĩ, dám làm là cần thiết hơn bao giờ hết khi đầu tư vào sản phẩm chung mang tính toàn cầu.
Chỉ vài năm trước, rủi ro khí hậu được ngành tài chính ngân hàng coi như là một nguy hiểm xa vời. Nhưng bây giờ đe dọa ấy đã hiển hiện ngay trước mặt. Cơn bão lớn ở Caribean, cháy rừng ở Califonia, lụt lội ở Anh chỉ là một trong số những thiên tai nhắc chúng ta về thảm họa có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của cá nhân và cộng đồng.
Ngày càng nhiều những cuộc tranh cãi về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất, thu nhập hay sự ổn định tài chính tiền tệ... Điều này có nghĩa là khu vực tài chính ngân hàng đang dịch chuyển đến sự phát triển bền vững hơn trên nền quản lý rủi ro tốt hơn, và chiến lược phát triển dài hơi hơn cùng với nguồn vốn đầu tư cho con người và hạ tầng lớn hơn.
Cuối bài phát biểu, bà Christine Lagarde nhấn mạnh rằng: “Bản chất của ngành tài chính ngân hàng là phục vụ mọi người - hiểu rõ chân giá trị của lao động với trái tim tốt bụng, trung thực. Phục vụ người khác, không phải phục vụ mình - là phép màu thực sự của ngành tài chính ngân hàng”.
Đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tài chính nói riêng, mục tiêu không chỉ là lợi ích tài chính hạn hẹp của họ mà còn phải bao gồm trách nhiệm đối với cộng đồng.
Ngành tài chính ngân hàng, xác định mục tiêu vì cộng đồng, sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc cung cấp các sản phẩm liên quan đến ESG - môi trường, xã hội và cách thức quản trị điều hành (E - environment, S - social, G - governance).
Có ba yếu tố có thể khai thác để hỗ trợ tăng trưởng bền vững và toàn diện vì mục tiêu cộng đồng.
Một là, sự phát triển của lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech)
Sự phát triển của Fintech đang góp phẩn thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động công nghệ tài chính theo hướng hiện đại với nhiều sản phẩm tài chính rẻ và dễ tiếp cận hơn để phục vụ cộng đồng theo cách tốt hơn và mới hơn.
Fintech đang đòi hỏi sự định hình lại bản chất kinh tế của ngành tài chính ngân hàng bởi sản phẩm Fintech làm tăng khả năng cạnh tranh, giảm những yếu tố không hiệu quả và tiếp cận gần hơn tới cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Nhờ đó, Fintech đang và sẽ trở thành một công cụ rất hữu ích cho cuộc cách mạng tài chính toàn diện.
Tại Kenya và Trung Quốc, hệ thống thanh toán điện tử đã giúp hàng triệu người chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng được tham gia vào hệ thống tài chính. Ở Lavia và Brazil hay một số nơi khác, cho vay ngang hàng (P2P Lending) đã mở ra nguồn tín dụng mới cho doanh nghiệp nhỏ. Trên thế giới, công nghệ Blockchain đã cho phép các giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn, từ mua bán chứng khoán đến gửi tiền ra nước ngoài. Và đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Có một thực tế là, có tới 1,5 triệu người trưởng thành ở Anh vẫn chưa có tài khoản ngân hàng hay khoảng 33 triệu gia đình tại Mỹ chưa được tiếp cận với dịch vụ tài chính. Những con số đó ở các nước đang phát triển còn cao hơn nhiều lần.
Vì vậy, có rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh tài chính toàn diện vì mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và việc làm cho người lao động, nhưng điều này đòi hỏi hệ sinh thái số phải phát triển mạnh hơn để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech phát triển cũng như những quy định phù hợp để bảo vệ dữ liệu cá nhân hay đảm bảo rằng nguồn tín dụng qua Fintech dễ tiếp cận nhưng không khuyến khích tình trạng vay quá mức.
Nói cách khác, công nghệ tài chính Fintech cần được quản lý bởi các quy định áp dụng cho hoạt động ngân hàng như thúc đẩy cạnh tranh, cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng và phòng chống rửa tiền. Đây sẽ là những nguyên tắc hoạt động cơ bản đưa Fintech tiến nhanh về phía trước.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của phụ nữ
Một nghiên cứu của IMF gần đây cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành, giám sát cao hơn sẽ góp phần giúp tổ chức hoạt động ổn định hơn, tạo ra tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, trên thế giới, chỉ có 2% CEO ngân hàng và chưa đến 20% thành viên hội đồng quản trị tổ chức tài chính ngân hàng là nữ. Việc tăng tỷ lệ nữ tham gia điều hành có khả thi hay không?
Câu trả lời là có nếu được quy định và thực thi một cách phù hợp. Điển hình là Na Uy với quy định bắt buộc về tỷ lệ lãnh đạo nữ và kết quả là, trong vòng 5 năm qua tỷ lệ phụ nữ tham gia hội đồng quản trị doanh nghiệp đã tăng lên 4 lần. Tại Anh, nhiều công ty cũng đặt chỉ tiêu đến năm 2020 tỷ lệ nữ tham gia hội đồng quản trị phải đạt ít nhất là 1/3.
Rõ ràng là phụ nữ tham gia lãnh đạo tổ chức sẽ tạo ra nhiều thay đổi quan trọng, không chỉ cho hoạt động điều hành, mà còn tác động tích cực đối với khách hàng và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp, vì phụ nữ có xu hướng đầu tư có tính an toàn cao và hướng tới sự bình bẳng giới hơn.
Bên cạnh đó, vai trò của phụ nữ trên thế giới nhờ đó sẽ được nâng lên và ngang hàng với nam giới khi họ được tham gia nắm giữ doanh nghiệp và quản lý tài sản.
Ba là, đầu tư cho sản phẩm công mang tính toàn cầu
Sẽ có hàng tỷ đô la được đầu tư để ứng phó với biến đổi khí hậu và đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDG) - mục tiêu giảm nghèo đói đến 2030 và làm cho hành tinh trở nên tốt hơn cho con cháu chúng ta.
Mục tiêu này - được thực hiện bởi cộng đồng toàn cầu - chắc chắn có nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra không ít cơ hội - đặc biệt là cho ngành tài chính ngân hàng. Khi đó, những ý tưởng mới mẻ và sự dám nghĩ, dám làm là cần thiết hơn bao giờ hết khi đầu tư vào sản phẩm chung mang tính toàn cầu.
Chỉ vài năm trước, rủi ro khí hậu được ngành tài chính ngân hàng coi như là một nguy hiểm xa vời. Nhưng bây giờ đe dọa ấy đã hiển hiện ngay trước mặt. Cơn bão lớn ở Caribean, cháy rừng ở Califonia, lụt lội ở Anh chỉ là một trong số những thiên tai nhắc chúng ta về thảm họa có ảnh hưởng to lớn đến đời sống của cá nhân và cộng đồng.
Ngày càng nhiều những cuộc tranh cãi về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất, thu nhập hay sự ổn định tài chính tiền tệ... Điều này có nghĩa là khu vực tài chính ngân hàng đang dịch chuyển đến sự phát triển bền vững hơn trên nền quản lý rủi ro tốt hơn, và chiến lược phát triển dài hơi hơn cùng với nguồn vốn đầu tư cho con người và hạ tầng lớn hơn.
Cuối bài phát biểu, bà Christine Lagarde nhấn mạnh rằng: “Bản chất của ngành tài chính ngân hàng là phục vụ mọi người - hiểu rõ chân giá trị của lao động với trái tim tốt bụng, trung thực. Phục vụ người khác, không phải phục vụ mình - là phép màu thực sự của ngành tài chính ngân hàng”.
Comments
Post a Comment