Hội nghị thông tin chuyên dề về tình hình biển đảo hiện nay, gắn với Nghị quyết 36-NQ/TW
Hội nghị thông tin chuyên đề về tình hình biển đảo hiện nay, gắn với Nghị quyết 36-NQ/TW
17/05/2019
Thực hiện hướng dẫn học tập và sinh hoạt chuyên đề năm
2019 của Đảng ủy cơ quan Ngân hàng Trung ương (NHTW), ngày 17/5/2019 Ban Tuyên
giáo Đảng ủy cơ quan NHTW và các chi bộ: Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo thống
kê, Vụ Pháp chế và Khối dân đảng phối hợp tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề
về tình hình biển đảo hiện nay, gắn với Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đ/c Phạm Thanh Hà phát biểu khai mạc Hội nghị
Tham dự Hội nghị có Đ/c Trần Việt Bắc
- Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Cơ quan NHTW, Bí thư Chi bộ Khối Dân Đảng; các
đồng chí đại diện cấp ủy, lãnh đạo các Đảng ủy, chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ
quan NHTW cùng toàn thể đảng viên, quần chúng ưu tú của các chi bộ: Vụ Chính
sách tiền tệ, Vụ Dự báo thống kê, Vụ Pháp chế và Khối dân đảng.
Quang
cảnh Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đ/c Phạm
Thanh Hà - Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, sau 10 năm
thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhận thức của toàn hệ thống chính trị, của
nhân dân cả nước cùng đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vao trò của biển đảo
đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia đã được nâng lên rõ rệt.
Tiếp tục khẳng định quan điểm và tầm
quan trọng của Chiến lược biển Việt Nam, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Để các đồng chí đảng viên có thể hiểu
sâu về tình hình biển đảo Việt Nam và tầm quan trọng của Chiến lược phát triển
bền vững kinh tế biển đảo Việt Nam, Hội nghị chuyên đề này được tổ chức nhằm
cung cấp thêm cho các đảng viên thông tin về tình hình biển đảo và các quan điểm,
chiến lược, giải pháp của Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
trong thời gian tới.
Tại Hội nghị, Đ/c Tạ Đình Thi - Tổng
Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
trình bày, đi sâu phân tích về nội dung tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và nhấn mạnh vị trí, vai trò của biển đối
với sự trường tồn của đất nước ta: Biển, đảo không chỉ là bộ phận cấu thành chủ
quyền, quyền chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là không gian sinh tồn
và phát triển của các thế hệ người Việt Nam; các vùng biển nước ta có vị trí
địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế quan trọng trong khu vực và trên thế
giới; thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên của đại dương, việc “vươn ra biển” đã trở
thành xu thế lớn, định hướng quan trọng của các quốc gia có biển và cả quốc gia
không có biển.
Đ/c
Tạ Đình Thi giới thiệu nội dung Nghị quyết số 09-NQ/TW
Nắm bắt xu thế chung đó của thế giới,
khu vực và xuất phát từ yêu cầu của thực tế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số
09-NQ/TW ngày 09/02/2017 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác
định rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng chiến lược và nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu về phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt
Nam, nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị
quyết số 36-NQ/TW nhấn mạnh đến sự phát triển bền vững kinh tế biển trong mối
quan hệ tương quan với sự phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc, khẳng định chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trình bày những nội dung cơ bản của
Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đ/c Tại Đình Thi cho biết: Mục tiêu đến
năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; riêng
kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Nghị
quyết số 36-NQ/TW đã đề ra 05 chủ trương lớn; 03 khâu đột phá và 07 nhóm giải
pháp nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.
Theo Đ/c Tạ Đình Thi, để đưa Việt Nam
trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn
vào năm 2045, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền; hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để phát
triển bền vững kinh tế biển; phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều
tra cơ bản biển; tăng cường năng lực, đảm bảo quốc phòng - an ninh, thực thi
pháp luật trên biển; tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế
về biển...
CKH
Comments
Post a Comment