Các ông lớn kêu khó
Liên tiếp trong các hội nghị của ngành NH, 4 ông lớn Agribank,
Vietcombank, Vietinbank và BIDV luôn kêu khó khăn trong hoạt động nếu
không được tăng vốn điều lệ (VĐL).
Bởi hạn chế về vốn khiến các NH không đáp ứng được quy định về CAR, hoạt động kinh doanh bị cản trở do phải đáp ứng hàng loạt quy định khác.
Tại hội nghị ngành NH cuối năm 2018, ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch HĐTV Agribank, nhấn mạnh việc tăng VĐL là để dự phòng khả năng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn khi giải ngân cho nhu cầu vốn sản xuất vụ đông xuân. Tháng 12-2018, Agribank đã phải huy động 4.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn để tự tăng vốn, trong đó những đóng góp của người lao động Agribank là đáng kể.
Còn ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết dù đã tăng vốn thành công vào những tháng cuối năm 2018, song so với yêu cầu tăng trưởng trong thời gian tới, nhu cầu tăng VĐL Vietcombank vẫn rất bức thiết. Vì vậy, Vietcombank kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, giữ lại thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn nhằm đảm bảo hệ số CAR.
Bởi hạn chế về vốn khiến các NH không đáp ứng được quy định về CAR, hoạt động kinh doanh bị cản trở do phải đáp ứng hàng loạt quy định khác.
Tại hội nghị ngành NH cuối năm 2018, ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch HĐTV Agribank, nhấn mạnh việc tăng VĐL là để dự phòng khả năng vi phạm tỷ lệ an toàn vốn khi giải ngân cho nhu cầu vốn sản xuất vụ đông xuân. Tháng 12-2018, Agribank đã phải huy động 4.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn để tự tăng vốn, trong đó những đóng góp của người lao động Agribank là đáng kể.
Còn ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết dù đã tăng vốn thành công vào những tháng cuối năm 2018, song so với yêu cầu tăng trưởng trong thời gian tới, nhu cầu tăng VĐL Vietcombank vẫn rất bức thiết. Vì vậy, Vietcombank kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, giữ lại thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn nhằm đảm bảo hệ số CAR.
Tương
tự, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT Vietinbank, cho biết việc tăng VĐL
đặc biệt cấp bách với Vietinbank. NH đã xây dựng kế hoạch tăng vốn và
được NHNN báo cáo Chính phủ. Hiện tỷ lệ an toàn vốn của NH đã giảm sát
ngưỡng tối thiểu theo quy định, trong khi các biện pháp tăng vốn tự có,
cả cấp 1 và 2 đã được Vietinbank khai thác tối đa, đã tới hạn theo quy
định.
Kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2008, Vietinbank đã khai thác các nguồn lực vốn từ cổ phần hóa, cổ đông chiến lược nước ngoài để phục vụ cho sự phát triển, Nhà nước chưa phải đầu tư thêm bất kỳ khoản vốn nào cho Vietinbank. Sự phát triển của Vietinbank đã đóng vào sự phát triển của kinh tế đất nước; phát huy vai trò của NHTM nhà nước lớn, chủ lực và trụ cột của đất nước.
Ông Thọ khẳng định việc tăng VĐL là nhằm giúp Vietinbank có khả năng mở rộng huy động vốn, cấp tín dụng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của NH, DN, người dân, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định. Do tỷ lệ an toàn vốn của Vietinbank đã tới mức tối thiểu, nên từ tháng 9-2018 tới nay NH không thể tăng trưởng tín dụng, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên rất lớn.
Tăng trưởng tín dụng của Vietinbank năm 2018 chỉ đạt 6,1%, trong khi tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống 14%. Đặc biệt thời gian tới đây, tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ tiếp tục cao, nhu cầu vốn NH cũng tăng lên mạnh.
“Vietinbank đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và NHNN phê duyệt phương án tăng vốn như NH đã trình. Trước mắt đề nghị được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu từ năm 2017-2020, bố trí nguồn vốn để tăng VĐL theo nguyên tắc nếu tỷ lệ an toàn vốn không bảo đảm cho tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế theo các mục tiêu của Chính phủ, Vietinbank được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu. Việc chia cổ tức bằng tiền mặt chỉ được thực hiện khi bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật” - ông Thọ đề xuất.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, cho biết hiện nay chỉ số an toàn của các NHTM nhà nước tương đối thấp. Để hỗ trợ BIDV tăng VĐL, ông Tú đề nghị trước mắt được tháo gỡ các ràng buộc về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, giúp NH hoàn tất bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ điều hành phát triển thị trường chứng khoán như một kênh dẫn vốn dài hạn, đáp ứng vốn trung, dài hạn của nền kinh tế để chia sẻ và giảm áp lực cho hệ thống NHTM.
Về các đề xuất trên, theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, nếu vốn của 4 NH này không được đáp ứng, khả năng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế rất khó và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đây cũng là điểm các tổ chức quốc tế như NH Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế đã có khuyến nghị nhiều lần.
Kể từ khi cổ phần hóa vào năm 2008, Vietinbank đã khai thác các nguồn lực vốn từ cổ phần hóa, cổ đông chiến lược nước ngoài để phục vụ cho sự phát triển, Nhà nước chưa phải đầu tư thêm bất kỳ khoản vốn nào cho Vietinbank. Sự phát triển của Vietinbank đã đóng vào sự phát triển của kinh tế đất nước; phát huy vai trò của NHTM nhà nước lớn, chủ lực và trụ cột của đất nước.
Ông Thọ khẳng định việc tăng VĐL là nhằm giúp Vietinbank có khả năng mở rộng huy động vốn, cấp tín dụng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn của NH, DN, người dân, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định. Do tỷ lệ an toàn vốn của Vietinbank đã tới mức tối thiểu, nên từ tháng 9-2018 tới nay NH không thể tăng trưởng tín dụng, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng lên rất lớn.
Tăng trưởng tín dụng của Vietinbank năm 2018 chỉ đạt 6,1%, trong khi tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống 14%. Đặc biệt thời gian tới đây, tăng trưởng kinh tế đất nước sẽ tiếp tục cao, nhu cầu vốn NH cũng tăng lên mạnh.
“Vietinbank đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và NHNN phê duyệt phương án tăng vốn như NH đã trình. Trước mắt đề nghị được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu từ năm 2017-2020, bố trí nguồn vốn để tăng VĐL theo nguyên tắc nếu tỷ lệ an toàn vốn không bảo đảm cho tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng kinh tế theo các mục tiêu của Chính phủ, Vietinbank được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn, chia cổ tức bằng cổ phiếu. Việc chia cổ tức bằng tiền mặt chỉ được thực hiện khi bảo đảm an toàn vốn theo quy định của pháp luật” - ông Thọ đề xuất.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, cho biết hiện nay chỉ số an toàn của các NHTM nhà nước tương đối thấp. Để hỗ trợ BIDV tăng VĐL, ông Tú đề nghị trước mắt được tháo gỡ các ràng buộc về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, giúp NH hoàn tất bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Bên cạnh đó, Chính phủ điều hành phát triển thị trường chứng khoán như một kênh dẫn vốn dài hạn, đáp ứng vốn trung, dài hạn của nền kinh tế để chia sẻ và giảm áp lực cho hệ thống NHTM.
Về các đề xuất trên, theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, nếu vốn của 4 NH này không được đáp ứng, khả năng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế rất khó và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đây cũng là điểm các tổ chức quốc tế như NH Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế đã có khuyến nghị nhiều lần.
Comments
Post a Comment