Chân dung tân nữ chủ tịch 8x của Eximbank
Bà Lương
Thị Cẩm Tú là thành viên nữ duy nhất trong HĐQT hiện tại của Eximbank,
từng là một trong những lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhất hệ thống khi
đảm nhiệm chức vụ CEO của Nam A Bank vào năm 2015.
Eximbank vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao nhất, theo đó từ ngày 22/03, bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT sẽ giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) thay cho ông Lê Minh Quốc – Thành viên HĐQT độc lập. Quyết định này được đưa ra khá bất ngờ khi ông Lê Minh Quốc mới chỉ giữ vị trí Chủ tịch được nửa nhiệm kỳ và chỉ còn 1 tháng nữa ngân hàng này sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019.
Theo lý lịch trích ngang, vị nữ Chủ tịch HĐQT mới của Eximbank – bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980 tại Khánh Hòa, có học hàm học vị là cử nhân chuyên ngành Quản lý kinh doanh (ĐH Văn Lang); thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Griggs University). Hiện bà Tú đã có hơn 15 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Bà từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng các ngân hàng như: Trợ lý giám đốc, Phó giám đốc rồi Giám đốc Sacombank chi nhánh Khánh Hòa; Giám đốc khu vực kiêm Trưởng văn phòng đại diện khu vực miền Trung của Ngân hàng MHB (nay đã sáp nhập vào BIDV); Thành viên HĐQT Công ty Đường Ninh Hòa; Thành viên HĐQT Công ty Du lịch Thắng Lợi.
Ngoài ra, bà từng là một trong những lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhất hệ thống khi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vào năm 2015 và mới từ nhiệm hồi đầu tháng 3/2018. Ngoài tên tuổi gắn với ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú còn từng là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa, được nhận giải thưởng Doanh nhân ASEAN tiêu biểu năm 2015.
Tháng 4/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú trúng cử vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này. Bà cũng là người duy nhất trong số 4 ứng viên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank thời điểm đó.
Sau khi trúng cử vào HĐQT Eximbank, bà Cẩm Tú đã đăng ký mua vào 14 triệu cổ phiếu EIB nhưng do diễn biến cổ phiếu không thuận lợi nên chỉ mua thành công 13,8 triệu đơn vị, tương đương với tỷ lệ sở hữu 1,12% vốn cổ phần của ngân hàng. Bà Tú cũng đang là cá nhân nắm nhiều cổ phiếu EIB nhất trong HĐQT Eximbank hiện nay.
Quá trình công tác của bà Lương Thị Cẩm Tú:
Tháng 4/ 2018 – nay: Thành viên HĐQT Eximbank.
Tháng 5.2015 – tháng 3/ 2018: Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).
Từ năm 2011 : Ủy viên Ban Chấp hành tỉnh đoàn Khánh Hòa.
Từ năm 2008 : Phó Chỉ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Khánh Hòa.
Từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2014 : Giám đốc Khu vực kiêm Trưởng VP đại diện khu vực miền Trung & Tây Nguyên - Ngân hàng MHB.
Từ tháng 7/2007 đến tháng 3/ 2013 : Giám đốc Sacombank-Khánh Hòa Từ năm 2008 đến năm 2011 : Thành viên HĐQT CTCP Đường Ninh Hòa.
Từ năm 2007 đến năm 2010 : Thành viên HĐQT CTCP Du Lịch Thắng Lợi Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 06 năm 2007 : Phó Giám đốc Sacombank-Khánh Hòa
Từ tháng 1/2006 đến tháng 9/2006 : Trợ lý Giám đốc Sacombank - Khánh Hòa.
Từ tháng 10/003 đến tháng 12/2005 : Nhân viên Tín dụng, Phó phòng Tín dụng Sacombank-Khánh Hòa.
Từ năm 2002 đến năm 2003 : Giám đốc phân xưởng đường túi, Công ty Thành Thành Công.
Eximbank vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao nhất, theo đó từ ngày 22/03, bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT sẽ giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VI (2015-2020) thay cho ông Lê Minh Quốc – Thành viên HĐQT độc lập. Quyết định này được đưa ra khá bất ngờ khi ông Lê Minh Quốc mới chỉ giữ vị trí Chủ tịch được nửa nhiệm kỳ và chỉ còn 1 tháng nữa ngân hàng này sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019.
Theo lý lịch trích ngang, vị nữ Chủ tịch HĐQT mới của Eximbank – bà Lương Thị Cẩm Tú sinh năm 1980 tại Khánh Hòa, có học hàm học vị là cử nhân chuyên ngành Quản lý kinh doanh (ĐH Văn Lang); thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Griggs University). Hiện bà Tú đã có hơn 15 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Bà từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng các ngân hàng như: Trợ lý giám đốc, Phó giám đốc rồi Giám đốc Sacombank chi nhánh Khánh Hòa; Giám đốc khu vực kiêm Trưởng văn phòng đại diện khu vực miền Trung của Ngân hàng MHB (nay đã sáp nhập vào BIDV); Thành viên HĐQT Công ty Đường Ninh Hòa; Thành viên HĐQT Công ty Du lịch Thắng Lợi.
Ngoài ra, bà từng là một trong những lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhất hệ thống khi đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vào năm 2015 và mới từ nhiệm hồi đầu tháng 3/2018. Ngoài tên tuổi gắn với ngân hàng, bà Lương Thị Cẩm Tú còn từng là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Khánh Hòa, được nhận giải thưởng Doanh nhân ASEAN tiêu biểu năm 2015.
Tháng 4/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú trúng cử vào HĐQT Eximbank tại ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này. Bà cũng là người duy nhất trong số 4 ứng viên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận để bầu bổ sung vào HĐQT Eximbank thời điểm đó.
Sau khi trúng cử vào HĐQT Eximbank, bà Cẩm Tú đã đăng ký mua vào 14 triệu cổ phiếu EIB nhưng do diễn biến cổ phiếu không thuận lợi nên chỉ mua thành công 13,8 triệu đơn vị, tương đương với tỷ lệ sở hữu 1,12% vốn cổ phần của ngân hàng. Bà Tú cũng đang là cá nhân nắm nhiều cổ phiếu EIB nhất trong HĐQT Eximbank hiện nay.
Quá trình công tác của bà Lương Thị Cẩm Tú:
Tháng 4/ 2018 – nay: Thành viên HĐQT Eximbank.
Tháng 5.2015 – tháng 3/ 2018: Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).
Từ năm 2011 : Ủy viên Ban Chấp hành tỉnh đoàn Khánh Hòa.
Từ năm 2008 : Phó Chỉ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Khánh Hòa.
Từ tháng 2/2013 đến tháng 6/2014 : Giám đốc Khu vực kiêm Trưởng VP đại diện khu vực miền Trung & Tây Nguyên - Ngân hàng MHB.
Từ tháng 7/2007 đến tháng 3/ 2013 : Giám đốc Sacombank-Khánh Hòa Từ năm 2008 đến năm 2011 : Thành viên HĐQT CTCP Đường Ninh Hòa.
Từ năm 2007 đến năm 2010 : Thành viên HĐQT CTCP Du Lịch Thắng Lợi Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 06 năm 2007 : Phó Giám đốc Sacombank-Khánh Hòa
Từ tháng 1/2006 đến tháng 9/2006 : Trợ lý Giám đốc Sacombank - Khánh Hòa.
Từ tháng 10/003 đến tháng 12/2005 : Nhân viên Tín dụng, Phó phòng Tín dụng Sacombank-Khánh Hòa.
Từ năm 2002 đến năm 2003 : Giám đốc phân xưởng đường túi, Công ty Thành Thành Công.
Thấy gì từ việc Eximbank “đột ngột” thay chủ tịch HĐQT?
Hàng loạt thông tin lùm xùm liên quan việc bầu nhân sự của ngân hàng Eximbank đang thu hút sự chú ý của thị trường tài chính, chứng khoán. Việc cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) độc lập Eximbank - Ông Lê Minh Quốc “tố” bị bãi nhiệm sai luật và bầu lên một chủ tịch HĐQT mới (bà Lương Thị Cẩm Tú trong nhiệm kỳ 2018- 2020 sát ngày đại hội cổ đông của ngân hàng sắp đến) khiến dư luận quan tâm.Ngày 22/3, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) bất ngờ công bố quyết nghị bầu bà Lương Thị Cẩm Tú vào vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày này thay cho ông Lê Minh Quốc đã bị bãi nhiệm. Ngay sau đó, chiều 25/3, tại Hà Nội, ông Lê Minh Quốc đã có cuộc gặp gỡ trao đổi với một số tờ báo.
Phản ứng về việc này, ông Quốc cho rằng, nhóm cổ đông Nhật - Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Cổ đông chiến lược của Eximbank - SMBC) có trách nhiệm lớn trong vấn đề gây rối loạn ở Eximbank giai đoạn vừa qua.
”Tôi rất nhiều lần yêu cầu trao đổi trực tiếp với lãnh đạo SMBC Tokyo nhưng họ né tránh nên tôi thật sự không biết họ đang định làm gì với một ngân hàng Việt Nam và có cổ đông Việt Nam trong bối cảnh hiện tại”, ông Quốc nói.
Cụ thể hơn, theo ông Quốc, vài tháng trước, SMBC đề xuất thuê tư vấn để hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực của thành viên HĐQT Eximbank. Họ nói rằng, việc này sẽ giúp đỡ cho Chủ tịch HĐQT trong quá trình đánh giá hoạt động của các thành viên HĐQT theo luật định. Ý tưởng này tốt nên được HĐQT ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, SMBC lại đề xuất thành lập một ủy ban độc lập để giám sát quá trình triển khai dự án cũng như kết quả khuyến nghị của các đơn vị tư vấn.
Điều đáng nói, theo cựu chủ tịch Eximbank, thành phần của Ủy ban độc lập lại chủ yếu là người của SMBC và của một nhóm cổ đông, không đại diện cho đa số cổ đông dẫn đến kết quả đánh giá thiên vị cho một nhóm cổ đông và gây bức xúc cho nhiều cổ đông khác về mục đích triển khai dự án cũng như tính minh bạch, khách quan của các khuyến nghị.
Theo ông Quốc, “lợi dụng các khuyến nghị không mang tính khách quan này, một nhóm thành viên HĐQT đã nhóm họp bất hợp pháp để bầu bà Lương Thị Cẩm Tú thay tôi làm Chủ tịch HĐQT vào ngày 22/3/2019. Phiên họp này, hai thành viên HĐQT vắng mặt”, ông nói.
Ông Quốc cũng nói rằng, khi phát hiện dấu hiệu về một số sai phạm ở Eximbank, ông đã có đơn gửi cơ quan chức năng, gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng cho đến nay chưa có buổi tiếp xúc trực tiếp nào từ phía các đơn vị kể trên.
Trái với ý kiến ông Quốc, Eximbank khẳng định: Việc HĐQT Eximbank đã tổ chức họp phiên 22/3/2019 để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Bà Lương Cẩm Tú thì cho biết, bà được chọn do tín nhiệm của nhóm cổ đông.
Ngân hàng Nhà nước: Ai làm sai sẽ bị xử lý
Có hay không lợi ích nhóm sau việc các nhóm cổ đông đột ngột muốn thay chủ tịch HĐQT Eximbank độc lập?
Chiều 25/3, chia sẻ với PV Tiền Phong, đại diện cơ quan thanh tra NHNN cho biết, về việc này NHNN đã có văn bản gửi yêu cầu Eximbank báo cáo chi tiết. “Theo quy định ngân hàng thay chủ tịch hay thành viên HĐQT sẽ báo cáo NHNN trong vòng 7 ngày. Chỉ có vị trí tổng giám đốc là người điều hành hoạt động trực tiếp của ngân hàng mới phải có sự phê chuẩn của NHNN về chuyên môn, đạo đức và không vi phạm pháp luật”, vị đại diện thanh tra nói.
Ngày 26/3, cũng đại diện cơ quan thanh tra NNHH khẳng định: Đã yêu cầu Eximbank làm rõ sự việc theo quan điểm phải tập hợp đầy đủ tất cả các văn bản để báo cáo lên NHNN. “Quan điểm của NHNN sẽ không bênh ai cả. Tất cả phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, ai làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý” đại diện cơ quan Thanh tra NHNN nhấn mạnh.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, cuộc họp lần 1 của Eximbank với 5 thành viên có mặt 2 thành viên ủy quyền tức 7/10 mới đạt 70% (quy định là 75%). Sau triệu tập lần 1 bất thành (có mời nhưng Chủ tịch HĐQT Lê Minh Quốc không có mặt), HĐQT Eximbank đã tiến hành họp lần 2 cũng với 7/10 thành viên và đến cuộc họp lần 3 (vẫn 7/10 có mặt) mới tiến hành việc bãi nhiệm trên.
Eximbank lên tiếng về những 'ồn ào' trong việc bất ngờ bổ nhiệm tân Chủ tịch HĐQT
Eximbank cho biết việc bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT thay thế cho ông Lê Minh Quốc là hoàn toàn đúng qui định của pháp luật và điều lệ của ngân hàng.
Mới
đây, sau thông tin bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB), ông Lê Minh Quốc,
người vừa bị bãi miễn chức vị Chủ tịch HĐQT, đã có tâm thư gửi tới một
số báo thể hiện sự bức xúc vì quá trình này.Ông Lê Minh Quốc cho rằng cuộc họp HĐQT ngày 22/3/2019 về việc bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐQT đối với ông là "không có giá trị pháp lí", theo thông tin từ Đầu tư Chứng khoán.
Trước những ồn ào xung quanh thông tin về việc bãi miễn chức vị HĐQT của ông Lê Minh Quốc và bổ nhiệm người thay thế là bà Lương Thị Cẩm Tú, Eximbank đã lên tiếng giải trình quá trình bổ nhiệm người mới.
Cụ thể, ngân hàng cho biết vào ngày 22/3, được sự tín nhiệm và thống nhất cao của HĐQT, Eximbank đã ra Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bổ nhiệm Bà Lương Thị Cẩm Tú – Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VI (2015 – 2020) thay cho Ông Lê Minh Quốc – Thành viên HĐQTđộc lập.
Eximbank khẳng định, việc HĐQT Eximbank đã tổ chức họp phiên 22/3 để bổ nhiệm Bà Lương Thị Cẩm Tú là đúng qui định của Luật doanh nghiệp (Điều 53) và theo điều lệ Eximbank (Điều 44). Đồng thời, số lượng thành viên HĐQT tham dự (tại phiên họp ngày 22/3 và các phiên họp trước đó) đều thực hiện theo đúng qui định của pháp luật. Trong đó có sự đồng thuận của 2 thành viên HĐQT đại diện cho cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation - Cổ đông chiến lược của Eximbank.
HĐQT đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước về việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới.
Ngân hàng cho biết từ đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế ước đạt 327 tỉ đồng, huy động vốn tổ chức kinh tế & dân cư tăng 3,2% so đầu năm. Các tỉ lệ an toàn hoạt động như: tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỉ lệ dự trữ thanh khoản, tỉ lệ khả năng chi trả, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, … đều đảm bảo theo quy định của NHNN. Eximbank đang duy trì trạng thái thanh khoản tốt với lượng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước trên 18.000 tỉ đồng. Giá trị vốn hóa của ngân hàng tăng gần 24% so với cuối năm 2018.
Trong thời gian qua, vấn đề nhân sự luôn là điểm nóng của Eximbank, đặc biệt là vấn đề của các nhóm cổ đông tại ngân hàng. Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều thông tin không chính thống, mang tính suy diễn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín, thương hiệu của Eximbank.
Sắp tới ngân hàng sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên vào ngày 26/4.
Thay ‘tướng’ bất ngờ ở Eximbank, người trong cuộc nói gì?
Ông Lê Minh Quốc khẳng định mình là Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp pháp của Eximbank.Ngày 22/3, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán EIB) công bố quyết nghị bầu bà Lương Thị Cẩm Tú vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), thay cho ông Lê Minh Quốc đã bị bãi nhiệm.
Tuy nhiên, trả lời VTC Newsliên quan đến nội dung trên, ông Lê Minh Quốc khẳng định mình vẫn là Chủ tịch HĐQT hợp pháp của Eximbank .
Ông Quốc nói: “Tôi khẳng định phiên họp ngày 22/3 của nhóm thành viên Hội đồng quản trị Eximbank không có giá trị pháp lý, những nghị quyết của nhóm thành viên HĐQT Eximbank ban hành tại phiên họp này không có hiệu lực pháp luật”.
“Hành động này là trái với điều lệ Eximbank, đã gây bất ổn trong HĐQT Eximbank và gây băn khoăn lo ngại cho các cổ đông, khách hàng và tạo sự hoang mang cho hơn 6.000 người lao động tại Eximbank”, ông Quốc nói thêm.
Theo ông Quốc, ngày 11/3, ông đã có đơn xin cứu xét, phản ánh tình hình bất ổn trong thành viên HĐQT Eximbank và các sai phạm của một nhóm thành viên HĐQT gửi Ngân hàng Nhà nước xin can thiệp “khẩn cấp và triệt để nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, giúp ổn định hoạt động của Eximbank nói riêng và đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia nói chung”.
Đến ngày 19/3, ông Quốc nhận được email từ Văn phòng Hội đồng quản trị gửi tài liệu kèm thư triệu tập phiên họp hội đồng quản trị ngày 22/3 (thư triệu tập đề ngày 15/3 và do 5 thành viên HĐQT ký).
Cùng ngày, ông Quốc nhận được văn bản của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng đã yêu cầu Chủ tịch HĐQT, Hội đồng quản trị Eximbank gửi toàn bộ hồ sơ tài liệu (liên quan nội dung đơn cứu xét) về cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng để được xem xét và giải quyết.
“Ngày 20/3, tôi đã có văn bản yêu cầu không thực hiện cuộc họp HĐQT vào ngày 22/3 do nhóm 5 thành viên HĐQT triệu tập. Nhưng ngày 22/3, nhóm 5 thành viên HĐQT vẫn tổ chức cuộc họp để bầu bà Lương Thị Cẩm Tú thay thế tôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank”, ông Quốc nói.
Vẫn theo ông Quốc, từ năm 2016 đến nay, mặc dù có những khó khăn, nhưng Eximbank vẫn hoạt động đạt được kết quả và tăng trưởng nhất định. Đặc biệt, trong công tác quản trị ngân hàng, HĐQT Eximbank đã giữ được sự ổn định và phát triển qua rất nhiều biến cố.
Tuy nhiên, từ năm 2015 thị trường xuất hiện tin đồn rằng Eximbank sẽ sáp nhập với Ngân hàng Nam Á và giữa các nhóm cổ đông của Eximbank có sự mâu thuẫn.
“Từ tháng 4/2018, khi bà Lương Thị Cẩm Tú trở thành thành viên HĐQT Eximbank thì công tác điều hành hoạt động của HĐQT gặp nhiều trở ngại, do một nhóm thành viên Hội đồng quản trị luôn gây khó khăn cho tôi trong công tác điều hành. Ví dụ như khi Chủ tịch HĐQT phân công công tác thì nhóm này luôn nêu ra những ý kiến bất đồng, tạo nên những tình huống bất ổn trong Hội đồng quản trị Eximbank” ông Quốc nói.
Bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank), được bầu vào Hội đồng quản trị Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020 tại phiên họp thường niên đầu năm 2018.
Ngay khi trở thành thành viên Hội đồng quản trị Eximbank, bà Tú đã đăng ký mua cổ phần EIB và hiện nắm giữ hơn 13,8 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 1,12%).
Theo báo cáo quản trị của Eximbank, cuối năm 2018, ngân hàng này đến có 10 thành viên HĐQT, trong đó ông Lê Minh Quốc - được bầu vào HĐQT từ tháng 12/2015 - là thành viên độc lập kiêm Chủ tịch ngân hàng.
Ban điều hành do ông Lê Văn Quyết giữ chức tổng giám đốc và 9 phó tổng giám đốc, trong đó riêng năm 2018 có hai nhân sự mới là ông Nguyễn Cảnh Vinh và ông Nguyễn Hướng Minh, hai nhân sự này trước đó cùng làm việc tại SeABank.
Biến động Eximbank: Quyền lực đổi thay, khối tiền hao tán
Nhiều năm sau khi ông Lê Hùng Dũng rời Eximbank, ngân hàng này vẫn ở trong tình trạng biến động, kinh doanh đi xuống, nhân sự cấp cao thay đổi liên tục và không ít tai tiếng.Dồn dập thay dàn lãnh đạo
Tối muộn 22/3, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank(EIB) bất ngờ phát đi thông báo thay đổi nhân sự ở cấp cao nhất là ghế chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT). Bà Lương Thị Cẩm Tú được bổ nhiệm làm chủ tịch nhà băng này thay cho ông Lê Minh Quốc.
Bà Lương Thị Cẩm Tú (1980) được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ VI giai đoạn 2015-2020 sau khi trúng cử vào HĐQT của Eximbank hồi tháng 4/2018 và sau đó đã mua thành công gần 13,8 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 1,122% vốn.
Như vậy, đây là một thay đổi nhân sự cao cấp bất ngờ tiếp theo tại Eximbank. Trong vài năm qua, sau khiLê Hùng Dũngrời Eximbank, ngân hàng này đã đối mặt với rất nhiều sóng gió và sự thay đổi nhân sự cao cấp.
Bà Lương Thị Cẩm Tú từng là TGĐ NamABank.
Như vậy, trong khoảng thời gian đó, Eximbank giảm 8 phó TGĐ. Ban điều hành mới chỉ còn 7 người thay vì 15 thành viên như trước đây. Tổng cộng 4 cá nhân đã rời vị trí lãnh đạo Eximbank gồm: ông Nguyễn Quốc Hương, ông Lê Hải Lâm, ông Nguyễn Quang Triết và bà Bùi Đỗ Bích Vân.
Ngoài ra, Eximbank cũng tổ chức lại 9 khối - trung tâm, phòng ban ở Hội sở chính thành 7 khối. Việc tái sắp xếp này là một phần của các khởi xướng chiến lược trung và dài hạn của Ngân hàng thuộc dự án “Eximbank mới”.
Hồi tháng 6/2017, Eximbank cũng đã bất ngờ bổ nhiệm cùng lúc 2 Phó Chủ tịch HĐQT: ông Đặng Anh Mai và ông Yasuhiro Saitoh cùng cho nhiệm kỳ VI (2015-2020).
Đầu tháng 8/2016, ĐHĐCĐ bất thường dự kiến tổ chức vào 2/8 đã bị hoãn mà nguyên nhân được HĐQT Eximbank cho biết do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chỉ đạo Eximbank kiểm tra, rà soát một số thông tin liên quan đến quyền đề cử, ứng cử của cá nhóm cổ đông để báo cáo trước khi NHNN phê duyệt nhân sự đề cử, ứng cử bầu bổ sung thành viên HĐQT.
Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông của Eximbank bắt đầu từ năm 2015, ở vào thời điểm khi thị trường xuất hiện tin đồn Eximbank sẽ sáp nhập với Ngân hàng Nam Á (NamABank). Tại ĐHĐCĐ năm 2015, NamABank cũng đã cử người tham gia ứng cử vào thành viên HĐQT của Eximbank.
Cuộc tranh giành quyền lực tại Eximbank được cho là xuất phát từ việc có sự liên minh giữa các nhóm cổ đông trong điều hành hoạt động của Eximbank. Cụ thể, trong số 8 thành viên HĐQT khi đó có 3 người là đại diện cho 3 nhóm cổ đông với tỷ lệ sở hữu khoảng 40% cổ phần tại Eximbank.
Eximbank cùng Sacombank sa sút vì mẫu thuẫn các nhóm cổ đông.
Kể từ ĐHCĐ 2015 của Eximbank (cuối tháng 7/2015) khi mà cựu chủ tịch HĐQT Lê Hùng Dũng rút lui, vấn đề nhân sự cấp cao ở Eximbank luôn nóng bỏng. Các nhóm cổ đông không tìm được sự đồng thuận trong vấn đề lựa chọn thêm người vào quản trị.
Câu chuyên tranh giành ghế vào HĐQT Eximbank thực sự lan rộng sau khi ĐHCĐ năm 2016 bất thành. Mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông đã khiến Eximbank lún vào khó khăn, với tài sản tụt giảm và lợi nhuận lao dốc, thậm chí bị lỗ và cổ phiếu Eximbank bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận âm hai năm liên tiếp. Trong khi đó, liên tiếp xảy ra các vụ mất tiền trăm tỷ trong tài khoản của khách hàng do chính nhân viên chiếm đoạt.
Theo đánh giá sơ bộ, khi đó Eximbank bị phân chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất liên quan tới các cổ đông nước ngoài; nhóm thứ 2 gồm các cá nhân và cônn ty liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) và nhóm thứ 3 gồm nhiều thành viên trong đó có chủ tịch vừa nghỉ Lê Minh Quốc, một số thành viên khác như Đặng Anh Mai, Lê Văn Quyết (TGĐ), Nguyễn Quang Thông, Hoàng Tuấn Khải.
Thời khó khăncủa Eximbank bắt đầu từ năm 2011, với tổng tài sản của ngân hàng từ mức 183,6 ngàn tỷ đồng giảm xuống chỉ còn 161 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2014 và đến năm 2015 giảm xuống chưa tới 126 ngàn tỷ đồng.
Lợi nhuận cũng theo chiều hướng đi xuống. Từng là gương mặt thường trực trong “câu lạc bộ ngàn tỷ lợi nhuận” của hệ thống ngân hàng, sau hai năm, Eximbank “rớt đài” tụt xuống 828 tỷ đồng trong năm 2013, rồi xuống 69 tỷ đồng trong năm 2014. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm này là âm 817 tỷ đồng.
Vấn đề chọn thêm thành viên vào HĐQT và đã đạt được những bước đi ban đầu với sự có mặt của bà Lương Thị Cẩm Tú và giờ là chủ tịch Eximbank cho thấy đã có sự thay đổi về tương quan quyền lực giữa các nhóm cổ đông tại Eximbank.
Trước khi tham gia vào HĐQT Eximbank, bà Lương Thị Cẩm Tú từng là Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank).
Tính tới cuối tháng 6/2018, Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Nhật) là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 185 triệu cổ phiếu EIB (tương đương 15% cổ phần Eximbank). Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank là cổ đông lớn thứ hai nắm giữ hơn 101 triệu cổ phiếu EIB (8,19%); VOF Investment (5,97%).
Với giao dịch mới nhất, bà Lương Thị Cẩm Tú hiện là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Eximbank. Các cổ đông còn lại nắm giữ tới gần 71% thuộc về nhiều nhóm cổ đông khác nhau. Trước đó, tại các ĐHCĐ trước đó, rất nhiều nhân sự ứng cử bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 nhưng đã không thành công.
Tòa án quyết định tạm dừng việc thay thế Chủ tịch HĐQT Eximbank
Tòa án nhân dân TP. HCM quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo đó, buộc các đồng bị đơn gồm ông Đặng Anh Mai, ông Lê Văn Quyết, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Hoàng Tuấn Khải, ông Yasuhiro Saitoh, ông Yutaka Moriwaki và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến Eximbank phải tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 22/3/2019 của HĐQT Eximbank cho đến khi giải quyết xong vụ án.Tòa án quyết định tạm dừng việc thay thế Chủ tịch HĐQT Eximbank
Cụ thể, ngày 26/3/2019, Tòa án nhân dân TP. HCM đã thụ lý hồ sơ do ông Lê Minh Quốc làm nguyên đơn về việc tranh chấp thành viên công ty đối với các bị đơn gồm: ông Đặng Anh Mai, ông Lê Văn Quyết, bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, ông Hoàng Tuấn Khải, ông Yasuhiro Saitoh, ông Yutaka Moriwaki và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến Eximbank.
Theo hồ sơ thụ lý, ông Lê Minh Quốc yêu cầu tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 22/3/2019 của HĐQT Eximbank.
Được biết, Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT đã quyết định cho thôi chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank đối với ông Lê Minh Quốc, đồng thời bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú vào chức vụ này.
Tòa án cũng cho biết, sau khi xem xét Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 22/3/2019 và Đơn cam kết bồi thường thiệt hại do việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngày 27/3/2019 của ông Lê Minh Quốc, xét thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "Buộc thực hiện hành vi nhất định" là cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành án, Tòa án nhân dân TP. HCM quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 127 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Theo đó, buộc các đồng bị đơn gồm ông Đặng Anh Mai (Phó Chủ tịch HĐQT), ông Lê Văn Quyết (Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc), bà Lương Thị Cẩm Tú (Thành viên HĐQT, người vừa được bầu làm tân Chủ tịch HĐQT), ông Cao Xuân Ninh, ông Hoàng Tuấn Khải (Thành viên HĐQT), ông Yasuhiro Saitoh (Phó Chủ tịch HĐQT), ông Yutaka Moriwaki (Thành viên HĐQT) và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến Eximbank phải tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết số 112/2019/EIB/NQ-HĐQT ngày 22/3/2019 của HĐQT Eximbank cho đến khi giải quyết xong vụ án.
Quyết định có hiệu lực thi hành ngay và được thi hành theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự.
Trước đó, sau khi nhận được quyết định cho thôi chức Chủ tịch HĐQT Eximbank, ông Lê Minh Quốc đã cho biết: "Phiên họp ngày 22/3/2019 của nhóm thành viên HĐQT Eximbank không có giá trị pháp lý, những nghị quyết của nhóm thành viên HĐQT Eximbank ban hành tại phiên họp này không có hiệu lực pháp lý".
Ông Quốc thông tin rằng vào ngày 11/3/2019, ông đã có đơn xin cứu xét, phản ánh tình hình bất ổn trong thành viên HĐQT Eximbank và các sai phạm của một nhóm thành viên HĐQT gửi Ngân hàng Nhà nước xin can thiệp “khẩn cấp và triệt để nhằm bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, giúp ổn định hoạt động của Eximbank nói riêng và đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia nói chung".
Đến ngày 19/3/2019, ông nhận được email từ Văn phòng Hội đồng quản trị gửi tài liệu kèm Thư triệu tập phiên họp HĐQT ngày 22/3/2019 (Thư triệu tập đề ngày 15/3/2019 và do 5 thành viên HĐQT ký tên). Cùng ngày, ông đã nhận được văn bản của Chánh Thanh tra, Giám sát ngân hàng đã yêu cầu Chủ tịch HĐQT, HĐQT Eximbank gửi toàn bộ hồ sơ tài liệu (liên quan đến nội dung của Đơn cứu xét của tôi) về Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng để được xem xét và giải quyết.
"Do vậy, ngày 20/3/2019, tôi đã có văn bản yêu cầu không thực hiện cuộc họp HĐQT vào ngày 22/3/2019 do nhóm 5 thành viên HĐQT triệu tập. Nhưng ngày 22/3/2019, nhóm 5 thành viên HĐQT vẫn tổ chức cuộc họp để bầu bà Lương Thị Cẩm Tú thay thế tôi làm Chủ tịch HĐQT Eximbank. Hành động này là trái với điều lệ Eximbank, đã gây bất ổn trong HĐQT Eximbank và gây băn khoăn lo ngại cho các cổ đông, khách hàng và tạo sự hoang mang cho hơn 6.000 người lao động tại Eximbank", ông Quốc cho hay.
Ngay sau đó, Eximbank đã phát đi thông cáo báo chí khẳng định, việc HĐQT Eximbank tổ chức họp phiên 22/03/2019 để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú là theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp (Điều 53) và theo điều lệ Eximbank (Điều 44).
"HĐQT đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị m
Comments
Post a Comment