Tín dụng tiêu dùng quá mạnh có thể dẫn dến bong bóng tài sản
Tín dụng
tiêu dùng hiện ở mức trên 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ cần một
phần nhỏ trong con số này có vấn đề xấu cũng rất đáng ngại. Đây là điều
mà cơ quan nhà nước phải thận trọng hơn trước những rủi ro tiềm ẩn của
khu vực này.
Kiến thức về tài chính - tín dụng của người dân và DN Việt Nam còn hạn chế. Ảnh minh họa: Internet
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Tú Anh Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách
tiền tệ thuộc Ngân hàng Nhà nước tại Tọa đàm “Phát triển Tín dụng tiêu
dùng – Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen” ngày 15/3.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, tình trạng “tín dụng đen” đang bùng phát mạnh mẽ ở nước ta cho thấy nhu cầu về các khoản vay nhỏ, cấp bách của người dân rất lớn trong khi các khoản cho vay truyền thống chưa đáp ứng được các nhu cầu này. Đây là dư địa rất lớn cho TDTD phát triển.
“Hệ luỵ của “tín dụng đen” đối với xã hội là rất lớn, nhiều gia đình rơi vào cùng quẫn bởi vướng bẫy của “tín dụng đen” và không được pháp luật hỗ trợ. Do đó, phát triển TDTD sẽ cung cấp cho người dân nhiều lựa chọn tốt hơn, an toàn hơn qua đó giảm bớt nhu cầu tiếp cận “tín dụng đen” và các hệ luỵ mà loại hình này mang lại”, ông Nguyễn Tú Anh nêu quan điểm.
Vị Phó Vụ trưởng cho rằng, rủi ro lớn nhất có thể đến từ hệ thống. Theo đó, khi người đi vay quá tin tưởng vào dòng tiền có thể thu được trong tương lai nhờ dự báo tăng trưởng kinh tế khả quan, nhưng sau đó, tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng và dòng tiền đứt gãy đẩy nhiều người vay rơi vào tình thế không thể trả được.
“Hoặc trường hợp vay nợ quá mức do đánh giá rủi ro quá thấp. Ở đâu cũng có những người liều như vậy. ”, ông Tú Anh nhấn mạnh.
Giải thích thêm về điều này, vị Vụ Phó cho biết, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh, nhu cầu vay tiêu dùng càng lớn. Trong khi đó, sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính trong lĩnh vực này cũng có thể dẫn đến rủi ro đạo đức. Theo đó, các nhân viên kinh doanh bị sức ép doanh số nên có thể bỏ qua một số biện pháp kiểm soát an toàn khoản vay.
Đồng tình với quan điểm về việc tín dụng tiêu dùng có thể góp phần hạn chế tín dụng đen, song theo ông Cấn Văn Lực, tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức.
Đó là, quy mô của tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn nhỏ, tỷ trọng cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam chiếm 19,4% tổng dư nợ nền kinh tế năm 2018, khoảng 1,4 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh đó, quan niệm lệch lạc khi cho rằng tín dụng tiêu dùng là tín dụng đen là không công bằng. Kiến thức về tài chính-tín dụng của người dân và doanh nghiệp nhỏ Việt Nam còn hạn chế.
Mặt khác, đà tăng trưởng cũng như hiệu quả kinh doanh của những công ty tài chính này sẽ có khó có thể giữ được mức như hiện tại.
Với thách thức trên, TS. Cấn Văn Lực đưa ra một số gợi ý. Trước hết, Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phát triển tài chính toàn diện, nhằm đồng bộ hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính. Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ như Fintech, cho vay ngang hàng…
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các công ty tài chính mới và nhỏ có thể phát triển, nhằm tăng tính cạnh tranh, hạn chế sức mạnh độc tôn của một số ít công ty tài chính lớn hiện nay.
Các công ty tài chính cũng cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng. Những vấn đề như lãi suất, phí, cách tính, thời hạn, phương thức đòi nợ, mức phạt khi trả nợ muộn hay thanh toán trước hạn …
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững; các công ty tài chính cần quan tâm, tăng cường quản lý rủi ro, đào tạo cán bộ. Về phía người tiêu dùng, họ cần được tăng cường giáo dục tài chính, đặc biệt là về các sản phẩm tài chính tiêu dùng, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân để hiểu biết và có hành động để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Theo ông Nguyễn Tú Anh, tình trạng “tín dụng đen” đang bùng phát mạnh mẽ ở nước ta cho thấy nhu cầu về các khoản vay nhỏ, cấp bách của người dân rất lớn trong khi các khoản cho vay truyền thống chưa đáp ứng được các nhu cầu này. Đây là dư địa rất lớn cho TDTD phát triển.
“Hệ luỵ của “tín dụng đen” đối với xã hội là rất lớn, nhiều gia đình rơi vào cùng quẫn bởi vướng bẫy của “tín dụng đen” và không được pháp luật hỗ trợ. Do đó, phát triển TDTD sẽ cung cấp cho người dân nhiều lựa chọn tốt hơn, an toàn hơn qua đó giảm bớt nhu cầu tiếp cận “tín dụng đen” và các hệ luỵ mà loại hình này mang lại”, ông Nguyễn Tú Anh nêu quan điểm.
Vị Phó Vụ trưởng cho rằng, rủi ro lớn nhất có thể đến từ hệ thống. Theo đó, khi người đi vay quá tin tưởng vào dòng tiền có thể thu được trong tương lai nhờ dự báo tăng trưởng kinh tế khả quan, nhưng sau đó, tăng trưởng kinh tế không đạt như kỳ vọng và dòng tiền đứt gãy đẩy nhiều người vay rơi vào tình thế không thể trả được.
“Hoặc trường hợp vay nợ quá mức do đánh giá rủi ro quá thấp. Ở đâu cũng có những người liều như vậy. ”, ông Tú Anh nhấn mạnh.
Giải thích thêm về điều này, vị Vụ Phó cho biết, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh, nhu cầu vay tiêu dùng càng lớn. Trong khi đó, sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính trong lĩnh vực này cũng có thể dẫn đến rủi ro đạo đức. Theo đó, các nhân viên kinh doanh bị sức ép doanh số nên có thể bỏ qua một số biện pháp kiểm soát an toàn khoản vay.
Đồng tình với quan điểm về việc tín dụng tiêu dùng có thể góp phần hạn chế tín dụng đen, song theo ông Cấn Văn Lực, tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức.
Đó là, quy mô của tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn nhỏ, tỷ trọng cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam chiếm 19,4% tổng dư nợ nền kinh tế năm 2018, khoảng 1,4 triệu tỷ đồng.
Bên cạnh đó, quan niệm lệch lạc khi cho rằng tín dụng tiêu dùng là tín dụng đen là không công bằng. Kiến thức về tài chính-tín dụng của người dân và doanh nghiệp nhỏ Việt Nam còn hạn chế.
Mặt khác, đà tăng trưởng cũng như hiệu quả kinh doanh của những công ty tài chính này sẽ có khó có thể giữ được mức như hiện tại.
Với thách thức trên, TS. Cấn Văn Lực đưa ra một số gợi ý. Trước hết, Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phát triển tài chính toàn diện, nhằm đồng bộ hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp tăng khả năng tiếp cận tài chính của người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính. Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các sản phẩm tài chính gắn với công nghệ như Fintech, cho vay ngang hàng…
Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các công ty tài chính mới và nhỏ có thể phát triển, nhằm tăng tính cạnh tranh, hạn chế sức mạnh độc tôn của một số ít công ty tài chính lớn hiện nay.
Các công ty tài chính cũng cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng. Những vấn đề như lãi suất, phí, cách tính, thời hạn, phương thức đòi nợ, mức phạt khi trả nợ muộn hay thanh toán trước hạn …
Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững; các công ty tài chính cần quan tâm, tăng cường quản lý rủi ro, đào tạo cán bộ. Về phía người tiêu dùng, họ cần được tăng cường giáo dục tài chính, đặc biệt là về các sản phẩm tài chính tiêu dùng, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân để hiểu biết và có hành động để bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Comments
Post a Comment