Tọa dàm “Ngân hàng Dầu tư Quốc tế và Việt Nam: Cơ hội chung cho phát triển”

Tọa đàm “Ngân hàng Đầu tư Quốc tế và ViệtNam: Cơ hội chung cho phát triển”

12/03/2019

Ngày 12/3/2019, tại Hà Nội, Ngân hàng đầu tư quốc tế (IIB) phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức tọa đàm “Ngân hàng Đầu tư Quốc tế và Việt Nam: Cơ hội chung cho phát triển”. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã tham dự và phát biểu tại cuộc tọa đàm. Về phía IIB có Chủ tịch Ban Lãnh đạo Nikolay Kosov, Phó Chủ tịch IIB Geory Potapov và Giám đốc các bộ phận liên quan.
Tọa đàm “Ngân hàng Đầu tư Quốc tế và Việt Nam: Cơ hội chung cho phát triển”
Tham gia cuộc tọa đàm còn có đại diện lãnh đạo một số vụ, cục NHNN; đại diện các Bộ ngành, các NHTM trong nước, một số quỹ, doanh nghiệp đầu tư và các tập đoàn kinh tế các doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam và một số cơ quan báo chí.
PTĐ Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại cuộc Tọa đàm
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, kể từ cuối năm 2012, với sự ủng hộ của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, IIB đã triển khai mạnh mẽ các biện pháp quan trọng nhằm cơ cấu lại toàn diện và chuyển đổi IIB thành một ngân hàng phát triển hiện đại hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy phát triển hoạt động tín dụng ở cả quy mô lẫn địa bàn tài trợ, tăng cường vị thế và sự hỗ trợ của IIB đối với các nước thành viên và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên. Phó Thống đốc đánh giá cao Tọa đàm vì mục đích tạo cầu nối hiệu quả giữa IIB với các đối tác tiềm năng của Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội cho các bên liên quan tìm hiểu khả năng hợp tác, các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam; khai thác các nguồn lực cần thiết cho đầu tư phát triển thông qua khu vực ngoài Nhà nước, khu vực tư nhân mà không cần bảo lãnh của Chính phủ.
Chủ tịch Ban Lãnh đạo IIB Nikolay Kosov phát biểu tại cuộc Tọa đàm
Cũng tại buổi tọa đàm Chủ tịch Ban Lãnh đạo IIB Nikolay Kosov đã trao đổi về định hướng và các hoạt động chính của IIB, hoạt động của IIB tại Việt Nam. Ông cho biết năm 2019 là một năm IIB triển khai thực hiện nhiều hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy các hoạt động của IIB với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, với nhiều nỗ lực cơ cấu lại ngân hàng, IIB đã triển khai một loạt các biện pháp cải cách nhằm chuyển đổi IIB thành một ngân hàng phát triển hiện đại, có mức đánh giá tín nhiệm quốc tế ở mức A, tiềm lực tài chính được tăng cường đáng kể thông qua việc tăng vốn điều lệ, cụ thể các nước thành viên đã nhất trí tăng vốn cho IIB giai đoạn 2018 – 2022 thêm 200 triệu EUR và chuyển trụ sở hoạt động của IIB từ Mascow (Nga) sang Budapest (Hungary).
Hiện nay Ngân hàng có 9 thành viên gồm các nước Bungary, Cuba, CH Séc, Hungary, Mông cổ, Rumani, Liên bang Nga, Slovakia và Việt Nam, với tổng số vốn đóng góp của các nước thành viên là 325,96 triệu EUR; vốn điều lệ là 2 tỷ EUR. Tổng tài sản của Ngân hàng IIB tính đến cuối năm 2018 đạt 1.2 tỷ EUR; dư nợ cho vay đạt 753 triệu EUR bao gồm cả các khoản tài trợ ở tất cả 9 nước thành viên.
Với mục tiêu khôi phục vị trí và tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư với các nước thành viên, IIB đang tập trung mạnh mẽ vào việc mở rộng hoạt động đầu tư không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn mong muốn cung cấp các khoản vay tới các doanh nghiệp ở các nước thành viên; mở rộng đối tượng cho vay tới các doanh nghiệp lớn, các NHTM. Đối với Việt Nam, IIB cũng mong muốn mở rộng đối tượng cho vay là các doanh nghiệp quy mô lớn bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang là khách hàng hiện hữu của IIB. Về hoạt động cho vay, IIB sẽ tập trung vào các lĩnh vực như tài trợ dự án hiện đại hóa; tài trợ các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các dự án sáp nhập (S&A), tài trợ thương mại và hỗ trợ kỹ thuật. Trên cơ sở hỗ trợ các nước thành viên, IIB sẽ thúc đẩy yếu tố hội nhập để tăng cường sự hợp tác giữa các nước, phát huy thế mạnh của các nước thành viên để phát triển kinh tế và duy trì sự ổn định tài chính bền vững.
Ảnh: Toàn cảnh Tọa đàm
Tại cuộc tọa đàm, các thành viên Ban Lãnh đạo IIB đã cung cấp thêm nhiều thông tin cụ thể về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và trả lời nhiều câu hỏi liên quan về khả năng tiếp cận các khoản vay của IIB. Qua đó cùng đề xuất các sản phẩm tài chính/cơ chế hợp tác phù hợp, cũng như phương hướng hợp tác bền vững trong thời gian tới, hướng tới mục tiêu giải quyết nhu cầu vốn đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, IIB đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển hoạt động tín dụng tại Việt Nam thời gian qua thông qua các khoản vay cấp cho các NHTM Việt Nam (Vietinbank, BIDV, VPBank, VPBank Finance, Home Credit Finance, SHB) cho mục đích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, tài trợ thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng ... Theo chiến lược quốc gia của IIB với Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022, IIB dự kiến các hoạt động tại Việt Nam đạt tổng giá trị khoảng 300 triệu EUR.
MH


Comments

Popular posts from this blog

Học việc, thử việc tại ngân hàng: Cuộc sống muôn màu

Xin hỏi định nghĩa về thoái thu và thoái chi??