Quản trị rủi ro là ưu tiên lớn trong năm 2019
Hoạt động
kinh doanh ngân hàng trong năm 2019 được dự báo có thể gặp khó khăn hơn
năm trước do phải triển khai nhiều quy định chặt chẽ từ cơ quan quản lý
cũng như yêu cầu của thị trường...
Trao
đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, cố vấn
cao cấp HĐQT NCB cho biết, yếu tố tác động mạnh đến hoạt động ngân hàng
trong năm 2019 đó là việc phải tăng cường quản trị rủi ro.
Điều gì khiến cho các ngân hàng lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro trong năm 2019 vậy, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Trong năm 2019, các ngân hàng phải dồn lực vào việc triển khai thực hiện hai Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát hoạt động và Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với các quy định chặt chẽ của cả hai thông tư này, đòi hỏi ngân hàng phải có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin, mới để đảm bảo triển khai hiệu quả. Đương nhiên điều đó sẽ làm gia tăng chi phí tuân thủ cho các ngân hàng. Hiện tại, Thông tư 13 đã có hiệu lực, còn Thông tư 41 đến thời điểm đầu năm 2020 mới có hiệu lực. Nhưng sức ép quy định này đối với các ngân hàng là rất lớn.
Thoạt nhìn, việc Thông tư 41 chỉ yêu cầu các ngân hàng đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% thay vì mức 9% như hiện nay có vẻ khiến các ngân hàng “dễ thở” hơn. Song, để đạt được con số 8% này lại khó hơn nhiều. Bởi lẽ cách tính tỷ lệ an toàn vốn sắp tới không chỉ có mỗi hệ số rủi ro tín dụng mà phải cộng thêm cả rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Theo cách tính này, mẫu số phình ra nhiều mà tử số không phình ra được sẽ đẩy tỷ lệ an toàn vốn xuống thấp.
Như vậy, có thể thấy áp lực tăng vốn lên các ngân hàng trong năm 2019 là tương đối lớn phải không, thưa ông?
Chắc chắn là như vậy rồi. Đây sẽ là áp lực đối với nhiều ngân hàng đòi hỏi phải có vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều so với trước đây để đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả. Tôi lấy ví dụ một khoản vay 100 đồng, nếu tính hệ số rủi ro là 100%, tỷ lệ an toàn vốn là 8% thì 100 đồng cho vay ra ngân hàng cần có 8 đồng vốn chủ sở hữu. Nhưng với cách tính theo công thức mới, hệ số rủi ro sẽ tăng lên 200%, ngân hàng cho vay 100 đồng thì cần phải có 16 đồng vốn chủ sở hữu.
Như vậy, có thể thấy quy định mới tạo áp lực ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu cao hơn so với trước kia. Nếu ngân hàng không tăng được vốn thì bắt buộc phải thu hẹp quy mô tín dụng. Thậm chí, có ngân hàng có thể không đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như quy định. Đây là điều nguy hiểm cho các ngân hàng. Trong trường hợp họ không khắc phục được có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nên đối với các ngân hàng, trong năm 2019 tăng vốn để đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn là vấn đề vô cùng quan trọng.
Ông có nghĩ đây là lý do năm 2019 nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận khiêm tốn hơn?
Đấy có thể là lý do. Vì như phân tích ở trên thì các ngân hàng sẽ phải tập trung nguồn lực tài chính nhiều để cơ cấu lại quản trị rủi ro hoàn thành quy định chính sách mà NHNN đặt ra nhất là tăng vốn để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn, xa hơn là chuẩn Basel II.
Tôi nghĩ rằng, lúc này việc cơ cấu lại hoạt động, đặc biệt là bộ máy quản trị rủi ro còn quan trọng hơn cả kinh doanh. Nếu các ngân hàng cứ chạy theo kinh doanh và lợi nhuận mà bỏ quên quản lý rủi ro và hạ tầng cơ sở thì họ sẽ phải trả giá. Mà các ngân hàng đã phải trả giá rất đắt cho nợ xấu cao trong thời gian vừa rồi.
Do đó, việc các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thấp là hợp lý không thể cứ chạy theo bệnh thành tích năm sau cao hơn năm trước. Tôi cũng ủng hộ định hướng NHNN tăng trưởng tín dụng ở mức thấp hơn so với năm ngoái để các ngân hàng tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu nhiều hơn.
Điều gì khiến cho các ngân hàng lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro trong năm 2019 vậy, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Trong năm 2019, các ngân hàng phải dồn lực vào việc triển khai thực hiện hai Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát hoạt động và Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với các quy định chặt chẽ của cả hai thông tư này, đòi hỏi ngân hàng phải có đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin, mới để đảm bảo triển khai hiệu quả. Đương nhiên điều đó sẽ làm gia tăng chi phí tuân thủ cho các ngân hàng. Hiện tại, Thông tư 13 đã có hiệu lực, còn Thông tư 41 đến thời điểm đầu năm 2020 mới có hiệu lực. Nhưng sức ép quy định này đối với các ngân hàng là rất lớn.
Thoạt nhìn, việc Thông tư 41 chỉ yêu cầu các ngân hàng đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% thay vì mức 9% như hiện nay có vẻ khiến các ngân hàng “dễ thở” hơn. Song, để đạt được con số 8% này lại khó hơn nhiều. Bởi lẽ cách tính tỷ lệ an toàn vốn sắp tới không chỉ có mỗi hệ số rủi ro tín dụng mà phải cộng thêm cả rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Theo cách tính này, mẫu số phình ra nhiều mà tử số không phình ra được sẽ đẩy tỷ lệ an toàn vốn xuống thấp.
Như vậy, có thể thấy áp lực tăng vốn lên các ngân hàng trong năm 2019 là tương đối lớn phải không, thưa ông?
Chắc chắn là như vậy rồi. Đây sẽ là áp lực đối với nhiều ngân hàng đòi hỏi phải có vốn chủ sở hữu cao hơn nhiều so với trước đây để đảm bảo quản trị rủi ro hiệu quả. Tôi lấy ví dụ một khoản vay 100 đồng, nếu tính hệ số rủi ro là 100%, tỷ lệ an toàn vốn là 8% thì 100 đồng cho vay ra ngân hàng cần có 8 đồng vốn chủ sở hữu. Nhưng với cách tính theo công thức mới, hệ số rủi ro sẽ tăng lên 200%, ngân hàng cho vay 100 đồng thì cần phải có 16 đồng vốn chủ sở hữu.
Như vậy, có thể thấy quy định mới tạo áp lực ngân hàng phải tăng vốn chủ sở hữu cao hơn so với trước kia. Nếu ngân hàng không tăng được vốn thì bắt buộc phải thu hẹp quy mô tín dụng. Thậm chí, có ngân hàng có thể không đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như quy định. Đây là điều nguy hiểm cho các ngân hàng. Trong trường hợp họ không khắc phục được có thể bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Nên đối với các ngân hàng, trong năm 2019 tăng vốn để đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn là vấn đề vô cùng quan trọng.
Ông có nghĩ đây là lý do năm 2019 nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận khiêm tốn hơn?
Đấy có thể là lý do. Vì như phân tích ở trên thì các ngân hàng sẽ phải tập trung nguồn lực tài chính nhiều để cơ cấu lại quản trị rủi ro hoàn thành quy định chính sách mà NHNN đặt ra nhất là tăng vốn để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn, xa hơn là chuẩn Basel II.
Tôi nghĩ rằng, lúc này việc cơ cấu lại hoạt động, đặc biệt là bộ máy quản trị rủi ro còn quan trọng hơn cả kinh doanh. Nếu các ngân hàng cứ chạy theo kinh doanh và lợi nhuận mà bỏ quên quản lý rủi ro và hạ tầng cơ sở thì họ sẽ phải trả giá. Mà các ngân hàng đã phải trả giá rất đắt cho nợ xấu cao trong thời gian vừa rồi.
Do đó, việc các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận thấp là hợp lý không thể cứ chạy theo bệnh thành tích năm sau cao hơn năm trước. Tôi cũng ủng hộ định hướng NHNN tăng trưởng tín dụng ở mức thấp hơn so với năm ngoái để các ngân hàng tập trung vào nhiệm vụ tái cơ cấu nhiều hơn.
Comments
Post a Comment