Những dợt 'sóng ngầm' nhân sự Eximbank sau thời cựu Chủ tịch Lê Hùng Dũng
Vòng xoáy nhân sự cấp cao và 'lục đục'
giữa các nhóm cổ đông lớn từ nhiều năm nay tại Eximbank dường như chưa
có dấu hiệu chấm dứt, ngay trước thềm đại hội cổ đông thường niên năm
nay, "lùm xùm" trong việc bất ngờ đổi Chủ tịch HĐQT mới đây thu hút
không ít dư luận quan tâm.
"Sóng ngầm" trong quá trình bầu Chủ tịch HĐQT
Kể từ đại hội cổ đông năm 2015 của Eximbank, khi mà cựu chủ tịch HĐQT Lê Hùng Dũng rút lui, nhân sự cấp cao ở Eximbank luôn là chủ đề "nóng bỏng" nhất là tại các kì đại hội ngân hàng. Cuộc tranh giành giữa các nhóm cổ đông để đưa người vào Hội đồng quản trị Eximbank vẫn tiếp diễn cho đến nay.
Tại Đại hội thường niên năm 2015 của Eximbank ngày 21/7 đã không có nội dung bầu nhân sự cấp cao trong chương trình nghị sự, do Ngân hàng Nhà nước chưa chấp thuận danh sách ứng viên ứng cử vào ban lãnh đạo của Eximbank.
Thời điểm đó, trên thị trường xuất hiện thông tin nhóm cổ đông liên quan đến Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã thâu tóm trên 30% cổ phần của Eximbank, hay Nam A Bank và Eximbank sẽ sáp nhập với nhau. Trong đại hội thường niên Eximbank lại có mặt của ông Trần Ngô Phúc Vũ (nguyên Tổng giám đốc) và ông Trần Ngọc Tâm (nguyên Phó Tổng giám đốc Nam A Bank), hai người có mặt trong danh sách đề cử ban đầu vào HĐQT Eximbank.
Đồng thời, có người dự đoán rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ cử đại diện của mình vào vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank, nhân sự sẽ được lấy từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
"Sóng ngầm" trong quá trình bầu Chủ tịch HĐQT
Kể từ đại hội cổ đông năm 2015 của Eximbank, khi mà cựu chủ tịch HĐQT Lê Hùng Dũng rút lui, nhân sự cấp cao ở Eximbank luôn là chủ đề "nóng bỏng" nhất là tại các kì đại hội ngân hàng. Cuộc tranh giành giữa các nhóm cổ đông để đưa người vào Hội đồng quản trị Eximbank vẫn tiếp diễn cho đến nay.
Tại Đại hội thường niên năm 2015 của Eximbank ngày 21/7 đã không có nội dung bầu nhân sự cấp cao trong chương trình nghị sự, do Ngân hàng Nhà nước chưa chấp thuận danh sách ứng viên ứng cử vào ban lãnh đạo của Eximbank.
Thời điểm đó, trên thị trường xuất hiện thông tin nhóm cổ đông liên quan đến Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đã thâu tóm trên 30% cổ phần của Eximbank, hay Nam A Bank và Eximbank sẽ sáp nhập với nhau. Trong đại hội thường niên Eximbank lại có mặt của ông Trần Ngô Phúc Vũ (nguyên Tổng giám đốc) và ông Trần Ngọc Tâm (nguyên Phó Tổng giám đốc Nam A Bank), hai người có mặt trong danh sách đề cử ban đầu vào HĐQT Eximbank.
Đồng thời, có người dự đoán rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ cử đại diện của mình vào vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank, nhân sự sẽ được lấy từ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
Danh sách HĐQT Eximbank nhiệm kì 2010 - 2015 (Nguồn: BC Thường niên năm 2014).
Nội
dung nhân sự được tiếp tục đưa ra ở cuộc họp đại hội cổ đông bất thường
cuối tháng 12/2015 và đã có 9 thành viên đã trúng cử vào HĐQT nhiệm kì
2015 - 2020. Trong đó, ông Lê Minh Quốc làm Chủ tịch HĐQT và thành viên
HĐQT độc lập, và không hề có tên của ông Vũ và ông Tâm như danh sách ứng
cử viên đưa ra trước đó.
Điểm đáng chú ý, ông Lê Minh Quốc là ứng viên có tỉ lệ trúng cử thấp nhất với chỉ hơn 58% cổ đông đồng ý. Thời điểm đó, đã xuất hiện nghi vấn trong con số tỉ lệ cổ đông thông qua và việc trúng cử của ông Quốc.
Điểm đáng chú ý, ông Lê Minh Quốc là ứng viên có tỉ lệ trúng cử thấp nhất với chỉ hơn 58% cổ đông đồng ý. Thời điểm đó, đã xuất hiện nghi vấn trong con số tỉ lệ cổ đông thông qua và việc trúng cử của ông Quốc.
Nguồn: Nghị quyết ĐHCĐ Eximbank
Khi trúng cử, ông Quốc không sở hữu cổ phiếu EIB, đồng thời không là đại
diện phần vốn góp của cổ đông nào, tuy nhiên ông từng được biết đến là
một trong những nhân sự chủ chốt của CTCP Âu Lạc với vai trò thành viên
HĐQT công ty này từ tháng 4/2015. Một thành viên khác trong HĐQT của Âu
Lạc là ông Ngô Thanh Tùng cũng trúng cử thành viên HĐQT Eximbank; bà Ngô
Thu Thúy - Chủ tịch HĐQT Âu Lạc, được Eximbank bổ nhiệm là cố vấn cấp
cao của ngân hàng.
Được biết, ông Ngô Thanh Tùng (không sở hữu cổ phiếu EIB nào) là ứng viên đề cử của nhóm cổ đông nắm giữ 10,194% vốn điều lệ tại Eximbank gồm CTCP Địa ốc Phú Long, CTCP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội, CTCP Đầu tư Á Châu, VOF Investment Limited, bà Ngô Thu Thúy và ông Trần Công Cận.
Theo BCTC của CTCP Âu Lạc, từ năm 2015 công ty này chỉ gửi tiền mà không hề có khoản đầu tư nào vào Eximbank. Tuy nhiên đến tháng 5/2018, công ty thông qua phương án đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu EIB, đến 31/12/2018, công ty sở hữu gần 3,7 triệu cổ phiếu ngân hàng Eximbank.
Được biết, ông Ngô Thanh Tùng (không sở hữu cổ phiếu EIB nào) là ứng viên đề cử của nhóm cổ đông nắm giữ 10,194% vốn điều lệ tại Eximbank gồm CTCP Địa ốc Phú Long, CTCP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội, CTCP Đầu tư Á Châu, VOF Investment Limited, bà Ngô Thu Thúy và ông Trần Công Cận.
Theo BCTC của CTCP Âu Lạc, từ năm 2015 công ty này chỉ gửi tiền mà không hề có khoản đầu tư nào vào Eximbank. Tuy nhiên đến tháng 5/2018, công ty thông qua phương án đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu EIB, đến 31/12/2018, công ty sở hữu gần 3,7 triệu cổ phiếu ngân hàng Eximbank.
Nguồn: BCTC 2018 của CTCT Âu Lạc
Năm 2016,
Eximbank đã hai lần tổ chức đại hội cổ đông nhưng ở cả hai lần đều kết
thúc trong bế tắc khi nội dung đại hội không được thông qua và "cuộc
chiến" quyền lực vẫn chưa được định đoạt rõ ràng.
Nóng" thay nhân sự cấp cao ở Eximbank (Ảnh minh hoạ: Alex).
Câu chuyện ồn ào bầu thành viên HĐQT lặp lại tại đại hội cổ đông năm 2017 và 2018
khi tiếp tục nội dung bỏ phiếu bầu thêm thành viên HĐQT, tăng số thành
viên HĐQT quản trị từ 9 lên 11 người. Nội dung này đã không được thông
qua trong năm 2017 và tiếp tục được nhắc lại trong đại hội năm 2018 vào
tháng 4.
Đây cũng là thời điểm mà bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên Tổng Giám đốc Nam A Bank, trúng cử vào HĐQT Eximbank. Trước đó chỉ 1 tháng, vào tháng 3/2018, bà Tú thôi chức vụ tại Nam A Bank vì lí do cá nhân. Sau 4 tháng vào HĐQT, bà Tú chi gần 195 tỷ để mua 13,8 triệu cổ phiếu Eximbank, tương đương 1,122% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Không có thông tin công khai cho biết bà Tú là ứng viên được đề cử bởi nhóm cổ đông nào. Theo qui định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền để cử người vào thành viên HĐQT. Cùng với đó, nhóm cổ đông có người đại diện là thành viên HĐQT không được phép chuyển nhượng cổ phần trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.
Giữa lùm xùm bà Tú làm Chủ tịch, Eximbank khẳng định, việc này được sự tín nhiệm và thống nhất cao của HĐQT. Việc tổ chức họp HĐQT và bầu đúng quy định pháp luật và điều lệ Ngân hàng. HĐQT Eximbank cũng đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước, thực hiện việc công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước về việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới.
Theo báo cáo 2017, cổ đông lớn nhất của Eximbank hiện là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) với 15% vốn, đại diện là ông Yutaka Moriwaki; Vietcombank nắm giữ 8,19% vốn (do ông Trần Lê Quyết đại diện); Quỹ VOF gần 5%...
Đây cũng là thời điểm mà bà Lương Thị Cẩm Tú, nguyên Tổng Giám đốc Nam A Bank, trúng cử vào HĐQT Eximbank. Trước đó chỉ 1 tháng, vào tháng 3/2018, bà Tú thôi chức vụ tại Nam A Bank vì lí do cá nhân. Sau 4 tháng vào HĐQT, bà Tú chi gần 195 tỷ để mua 13,8 triệu cổ phiếu Eximbank, tương đương 1,122% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Không có thông tin công khai cho biết bà Tú là ứng viên được đề cử bởi nhóm cổ đông nào. Theo qui định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền để cử người vào thành viên HĐQT. Cùng với đó, nhóm cổ đông có người đại diện là thành viên HĐQT không được phép chuyển nhượng cổ phần trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.
Giữa lùm xùm bà Tú làm Chủ tịch, Eximbank khẳng định, việc này được sự tín nhiệm và thống nhất cao của HĐQT. Việc tổ chức họp HĐQT và bầu đúng quy định pháp luật và điều lệ Ngân hàng. HĐQT Eximbank cũng đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng, Ngân hàng Nhà nước, thực hiện việc công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước về việc bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới.
Theo báo cáo 2017, cổ đông lớn nhất của Eximbank hiện là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) với 15% vốn, đại diện là ông Yutaka Moriwaki; Vietcombank nắm giữ 8,19% vốn (do ông Trần Lê Quyết đại diện); Quỹ VOF gần 5%...
Nguồn: BC Thường niên 2017 Eximbank
Tháng
12/2018, Vietcombank đã bán ra thành công gần 42 triệu cổ phiếu EIB,
giảm số lượng cổ phiếu sở hữu xuống còn hơn 55,6 triệu cổ phiếu, tương
đương 4,5% vốn điều lệ của Eximbank. Cùng với sự thay đổi này, ông Trần
Lê Quyết - nguyên Trưởng BKS cũng không còn là đại diện uỷ quyền của
Vietcombank tại Eximbank và không còn là thành viên BKS.
Như vậy đến cuối năm 2018, Eximbank chỉ còn duy nhất một cổ đông lớn là SMBC. Hai thành viên HĐQT đại diện cho tổ chức này là ông Yasuhiro Saitoh và ông Yutaka Moriwaki.
"Thay máu" loạt nhân sự cấp cao
Ngoài sự xáo trộn nhân sự HĐQT trong nhiệm kì ông Quốc làm Chủ tịch, Eximbank đã có một loạt cải tổ, đến từ việc thay đổi nhiều thành viên trong ban điều hành và ban kiểm soát. Cơ cấu HĐQT cũng được thay đổi thành 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các thành viên.
Ông Lê Văn Quyết, thành viên HĐQT, được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ông Quyết có bày tỏ nguyện vọng muốn từ nhiệm khỏi vị trí này và thị trường đồn đoán rằng người có nhiều khả năng tiếp nhận thay thế là ông Nguyễn Cảnh Vinh, nguyên Tổng Giám đốc của SeABank và hiện là Phó Tổng Giám đốc thường trực của Eximbank.
Những thay đổi nhân sự của Eximbank trong nhiệm kì 2015 - 2020
Như vậy đến cuối năm 2018, Eximbank chỉ còn duy nhất một cổ đông lớn là SMBC. Hai thành viên HĐQT đại diện cho tổ chức này là ông Yasuhiro Saitoh và ông Yutaka Moriwaki.
"Thay máu" loạt nhân sự cấp cao
Ngoài sự xáo trộn nhân sự HĐQT trong nhiệm kì ông Quốc làm Chủ tịch, Eximbank đã có một loạt cải tổ, đến từ việc thay đổi nhiều thành viên trong ban điều hành và ban kiểm soát. Cơ cấu HĐQT cũng được thay đổi thành 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và các thành viên.
Ông Lê Văn Quyết, thành viên HĐQT, được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ông Quyết có bày tỏ nguyện vọng muốn từ nhiệm khỏi vị trí này và thị trường đồn đoán rằng người có nhiều khả năng tiếp nhận thay thế là ông Nguyễn Cảnh Vinh, nguyên Tổng Giám đốc của SeABank và hiện là Phó Tổng Giám đốc thường trực của Eximbank.
Những thay đổi nhân sự của Eximbank trong nhiệm kì 2015 - 2020
Nguồn: Diệp Bình tổng hợp
Năm
2017, Eximbank đã cho thôi hàng loạt chức danh Phó Tổng Giám đốc của
ngân hàng và điều chỉnh thuyên chuyển công tác với các nhân sự này, đồng
thời bổ nhiệm bổ sung thay thế các vị trí trên cho một số nhân sự khác
(chi tiết phía dưới).
Nguồn BC Thường niên năm 2017 Eximbank
Có thể thấy loạt động thái
liên quan đến vấn đề nhân sự và nhất là nhân sự cấp cao gần đây đang
khiến cho tình hình tại Eximbank trở nên rối rắm và dấy lên lo ngại từ
phía những người sở hữu cổ phiếu.
Ngày 26/4 tới đây, ngân hàng sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2019. Nội dung dự kiến được thông qua trong đại hội bao gồm báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018 và kế hoạch kinh doanh năm 2019; báo cáo hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát trong năm 2018 và định hướng năm 2019; báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất năm 2018 đã được kiểm toán và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Hiện ngân hàng chưa công bố tài liệu cụ thể cho đại hội.
Sau khi bất ngờ bị miễn nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT, ông Quốc đã gửi "tâm thư" tới một số báo. Trong đó có viết: "Tôi cho rằng, trong phiên họp ngày 22/3/2019 của nhóm thành viên HĐQT Eximbank không có giá trị pháp lý, những nghị quyết của nhóm thành viên HĐQT Eximbank ban hành tại phiên họp ngày 22/3/2019 không có hiệu lực pháp luật. Bằng trách nhiệm của mình, tôi sẽ hợp tác với các cơ quan để làm rõ", theo Đầu tư Chứng khoán.
Ông Quốc cũng cho biết khi phát hiện dấu hiệu về một số sai phạm ở Eximbank, ông đã có đơn gửi cơ quan chức năng, gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng cho đến nay chưa có buổi tiếp xúc trực tiếp nào từ phía các đơn vị trên.
Ở chiều ngược lại, Eximbank khẳng định: Việc HĐQT Eximbank đã tổ chức họp phiên 22/3/2019 để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Bà Lương Cẩm Tú thì cho biết, bà được chọn do tín nhiệm của nhóm cổ đông.
Ngày 26/4 tới đây, ngân hàng sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2019. Nội dung dự kiến được thông qua trong đại hội bao gồm báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018 và kế hoạch kinh doanh năm 2019; báo cáo hoạt động của HĐQT, Ban Kiểm soát trong năm 2018 và định hướng năm 2019; báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất năm 2018 đã được kiểm toán và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Hiện ngân hàng chưa công bố tài liệu cụ thể cho đại hội.
Sau khi bất ngờ bị miễn nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch HĐQT, ông Quốc đã gửi "tâm thư" tới một số báo. Trong đó có viết: "Tôi cho rằng, trong phiên họp ngày 22/3/2019 của nhóm thành viên HĐQT Eximbank không có giá trị pháp lý, những nghị quyết của nhóm thành viên HĐQT Eximbank ban hành tại phiên họp ngày 22/3/2019 không có hiệu lực pháp luật. Bằng trách nhiệm của mình, tôi sẽ hợp tác với các cơ quan để làm rõ", theo Đầu tư Chứng khoán.
Ông Quốc cũng cho biết khi phát hiện dấu hiệu về một số sai phạm ở Eximbank, ông đã có đơn gửi cơ quan chức năng, gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng cho đến nay chưa có buổi tiếp xúc trực tiếp nào từ phía các đơn vị trên.
Ở chiều ngược lại, Eximbank khẳng định: Việc HĐQT Eximbank đã tổ chức họp phiên 22/3/2019 để bổ nhiệm bà Lương Thị Cẩm Tú theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Bà Lương Cẩm Tú thì cho biết, bà được chọn do tín nhiệm của nhóm cổ đông.
Comments
Post a Comment